tài liệu hướng dẫn cài đặt mạng lan với hệ thống sử dụng nhiều hệ điều hành

10 776 0
tài liệu hướng dẫn cài đặt mạng lan với hệ thống sử dụng nhiều hệ điều hành

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn cài đặt mạng LAN với hệ thống sử dụng nhiều hệ điều hànha Khi hệ thống mạng LAN của bạn sử dụng nhiều hệ điều hành như Windows 98, Me, Windows 2000, XP, Windows 2000 Server, Windows 2003 Server đó là việc nhiều máy không thể "nhìn thấy nhau" hoặc có "nhìn thấy nhau" thì cũng khó mà truy cập được đặc biệt nếu là Windows 98 mở các máy Windows 2000, XP,2003 thường hay bị hỏi mật khẩu mặc dù bạn đã nhập các loại mật khẩu khác nhau thậm chí có bạn còn nhập cả mật khẩu Administrator nhưng đều không thành công. Bài viết này sẽ hướng dẫn cài đặt mạng LAN với h Không phải ai cũng có thể giúp bạn nhất là các bạn ở những nơi mà thiếu các chuyên gia hoặc các nhà cài đặt mạng chuyên nghiệp để bạn hỏi, trợ giúp bạn. Lúc đó bạn chỉ có thể nói "Hệ điều hành không tương thích!" hoặc có bạn đưa ra giải pháp là cài lại tất cả hệ thống cùng một loại hệ điều hành. Cài cùng một hệ điều hành cũng làm một giải pháp không tồi. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể áp dụng cách này vì trong mạng của bạn tất yếu sẽ có vài máy tính không đủ cấu hình để cài các hệ điều hành như Windows 2000 hoặc XP. Còn nếu cài một loại Windows 98 thì bạn sẽ khó mà đáp ứng đủ các nhu cầu nghiên cứu, làm việc, giải trí do Windows 98 bị hạn chế hoặc kém bảo mật hơn. Một trong những nguyên nhân làm cho Windows 98 không thể truy cập được máy tính cài Windows 2000 hoặc XP đó là do tài khoản mặc định là Guest trong hệ thống bị khoá (Disible). Nếu bạn biết được chìa khoá là đây thì vấn đề trở lên quá đơn giản phải không? Bạn chỉ việc Enable (mở) tài khoản Guest thế là xong, quá dễ!. Vậy nhưng không phải ai cũng biết, nếu không biết thì làm thế nào? Mở tài khoản khách - Guest: Theo mặc định tài khoản Guest sẽ bị đóng có dấu gạch đỏ như hình sau: Từ Start > Control Panel > Administrative Tools > Computer Management > Local Users and Groups > Chọn Users > Chọn Guest Account > Kích chuột phải chọn Properties. Xem hình dưới Bạn hãy bỏ đánh dấu mục Account is Disibled Sau đó Apply >OK. Đến đây công việc có vẻ sắp hoàn tất. Tuy nhiên bạn nên làm thêm một bước nhỏ nữa đó là reset lại mật khẩu cho tài khoản Guest này để chắc chắn mọi việc sẽ diễn ra theo ý muốn. Cũng từ mục Guest Account bạn hãy kích phải chuột chọn "Set Password" sau đó hãy nhập mật khẩu mà bạn muốn dùng (Bạn hãy ghi nhớ mật khẩu này nhé). Còn nếu đây là lần thử nghiệm đầu tiên bạn hãy không nhập gì cả mà nhấn OK luôn. Bây giờ mọi việc đã hoàn thành bạn hãy mở mạng từ hệ điều hành Windows 98 truy cập vào các máy này. Tất nhiên là truy cập được rồi phải không bạn? Hệ điều hành sẽ không hỏi mật khẩu như trước nữa trừ khi bạn đặt mật khẩu cho tài khoản Guest. Nếu bạn đã lỡ đặt mật khẩu cho tài khoản Guest thì không sao khi hệ thống hỏi bạn nhập mật khẩu dạng $IPC bạn hãy nhập mật khẩu của tài khoản Guest mà bạn đặt Nếu máy truy cập là Windows 2000, XP thì hệ thống sẽ hỏi bạn User và Password > Bạn chỉ việc nhập User là Guest, Password là trống hoặc password do bạn đặt lúc trước Đến đây việc giải quyết sự truy cập giữa các máy đã tạm ổn. Tuy nhiên còn một vấn đề khác đó là những máy sử dụng Windows 2000 hoặc Windows XP sẽ không nhìn thấy hết các máy trên mạng LAN. Tôi sẽ đưa cho bạn 02 cách sau: Cách 01 cài đặt đầy đủ các giao thức mạng LAN ngang hàng: Thông thường Windows 98, Me sử dụng các giao thức mạng Netware hoặc Novell dựa trên các giao thức chuẩn là NetBEUI và IPX/SPX. Netware là giao thức mạng đơn giản và hiệu quả đối với mạng ngang hàng trong việc chia sẻ dữ liệu, máy in Windows 98, Me: Từ Network Neighbourhood > Kích chuột phải chọn Properties > General chọn Add hoặc Install > Tìm 02 giao thức là NetBEUI và IPX/SPX để cài đặt Đối với hệ điều hành Windows 2000,XP,2003: Từ My Network Place > Kích chuột phải > Local Area Network > Kích chuột phải chọn Properties > General chọn Install > Tìm 02 giao thức là NetBEUI và IPX/SPX để cài đặt Sua đó khởi động lại máy. Bạn chú ý sau khi khởi động máy mà bạn đã truy cập mạng ngay thì chắc chắn sẽ không được. Tốt nhất bạn hãy đợi khoảng 10 - 30 phút cho toàn bộ hệ thống khởi động và làm việc ổn định thì mới truy cập. Cách 02 truy cập các máy trong mạng LAN sử dụng IP hoặc tên máy Từ Start > Run > Gõ IP máy ví dụ máy truy cập có IP là 10.120.110.24 bạn hãy gõ như sau:\\10.120.110.24\ sau đó OK. Xem hình dưới Nếu bạn muốn truy cập bằng tên máy hãy gõ \\ten_may\ Từ khi bài viết được xuất bản trên website đã được rất nhiều bạn đọc tham khảo, góp ý kiến và bổ xung. Đặc biệt là ngày 30/12 tôi nhận được thư của một bạn học lớp Tin 5 - K46 - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (Bạn đó không nói tên) đã có ý kiến về việc nhìn thấy nhau giữa các máy chạy Windows 98 và Windows XP. Theo ý kiến này bạn hãy mở đĩa cài đặt Windows XP và tìm một file có tên là NetSetup.exe trong thư mục I386 của bộ cài đặt Windows XP. Sau đó bạn hãy cài đặt file này trên các máy không cài đặt Windows XP. Khi file này được cài đặt thì các máy có thể nhìn thấy nhau bình thường. 2 fd PHẦN 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Phần này nghe đơn giản nhưng thật ra nó lại rất quan trọng. Nó giống như là nghiên cứu khả thi vậy! Nếu làm tốt thì chúng ta sẽ có được cái nhìn toàn cục và có thể hạn chế được các phát sinh trong quá trình thực hiện cũng như dự tính được thời gian và chi phí cần có. Nếu là “sếp” thì chỉ cần biết phần này rồi sai em út thực hiện mấy phần sau cũng được. Các vấn đề chính gồm: - Mục đích của việc thiết lập mạng?? cái đó tùy vào từng người. - Quy mô và Loại mạng và Tốc độ cần thiết đặt? Biết được mục đích + nhu cầu sử dụng hiện tại thì ta biết sẽ cần đến quy mô và loại mạng mà chúng ta cần. Tốc độ của mạng phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là card mạng, Cable truyền dẫn và Hub. Ở đây chúng ta sẽ thiết lập mạng theo kiểu Ethernet chuẩn dạng per-to-per theo kiến trúc hình sao cho khoảng 10 máy và ở tốc độ khoảng 10MBps là đủ (nếu có dự tính nâng lên thì lưu ý khi lựa mua netcard, hub và cable). - Các loại phần mềm mạng: hệ điều hành mạng chúng ta sẽ dùng là Win 9x (dùng win98 & Me) và Win2k Professional (còn WinXP Professional em chưa có điều kiện thử). - Giao thức mạng: vì là mạng nhỏ nên chỉ cần dùng IPX/SPX hoặc NetBEUI là đủ, hoặc dùng thêm TCP/IP nếu có kết nối internet. Nói chung là khi cài thì nên cài đủ cả ba giao thức. - Phần cứng: cần quan tâm đến các phần chính là: hub, netcard và cable. Các thiết bị này hoạt động phần lớnở layer1,2 của mô hình OSI: + Card mạng: Hiện nay trên thị trường chủ yếu chỉ bán loại dùng khe cắm 16bit PCI (Peripheral Component Interconnect), còn loại 8bit ISA (Industry Standard Architecture) thì quá cũ và tốc độ chậm nên ít được sử dụng. Các card này có thể chạyở tốc độ 10, 100 hoặc từ 10 -100Mbps và có thể dùng đầu nối RJ45 hoặc đầu nối BNC riêng lẻ hoặc tích hợp cả hai. Tùy vào nhu cầu và giá cả cũng như dự tính mở rộng trong tương lai mà chúng ta chọn mua loại thích hợp. Ở đây chúng ta dùng loại có đầu nối RJ45-10/100Mbps để sử dụng cable xoắn đôi. + Cable: Có hai loại phổ biến hiện nay là cable xoắn đôi 10Base-T (10BaseT <=> 10 tượng trưng cho tốc độ hoạt động ban đầu của nó là 10Mbps, Base = Baseband signals - tín hiệu băng tầng cơ sở, T tượng trưng cho cable xoắn đôi, 100 là mỗi đoạn không dài hơn 100m) và cable đồng trục mảnh 10Base2 (10Base2 - 10 hoạt động ở tốc độ 10Mbps, Base băng tần cơ sở, 2 tức chiều dài tối đa của mỗi đoạn là 200m). Cable đồng trục thì hiện nay chủ yếu là loại đồng trục mảnh 10Base2 hoặc còn gọi là RG58, hoạt động ở tốc độ 10Mbps và không cần các thiết bị tập trung như Hub hoặc Switch chẳng hạn. Khi nối thì chỉ cần nối các card lại với nhau và ở mỗi mối nối thì dùng một đầu BNC hình chữ T đến một đường cable chung nối các cable đơn từ các máy theo kiến trúc Bus và dữ liệu sẽ được truyền theo hai hướng, cònở cuối mỗi đoạn thì dùng một đầu BNCTerminator. Nếu sau này có bổ sung thêm máy thì cứ tháo đầu Terminator và thêm vào như khi nối đầu chữ T thường. Loại cable này là điển hình của mạng Ethernet. Cable xoắn đôi do dùng đầu nối RJ45 (tựa như ở điện thoại) nên thường được gọi là cable RJ45. Hiện nay có hai loại chính là cable xoắn đôi trần (UTP) và loại xoắn đôi có vỏ bọc (STP). Cable STP có khả năng chống nhiễu giữa các cable với nhau hơn so với UTP nhờ nó có lớp vỏ đồng bện bọc quanh 4 cặp dây bên trong vỏ nhựa nên đồng thời không bị nhiểm tín hiệu điện từ bên ngoài và cũng vì thế mà nó đắt và ít phổ biến hơn so với cable UTP. Cable UTP hay cable RJ45 như thường gọi là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay, gồm có 8 dây xoắn nhau từng cặp một bên trong lớp vỏ cách điện (thường là màu trắng hoặc xám) và được chia thành nhiều hạng mục (caterogy - cat) khác nhau càng cao thì càng tốt. Loại phổ biến nhất hiện nay là Cat 5, có thể đạt tốc độ từ 10 - 100Mbps (Fast Ethernet). Khác với cable đồng trục, nếu dùng cable xoắn đôi thì bắt buộc chúng ta phải dùng một thiết bị tập trung để như Hub chẳng hạn theo kiểu kiến trúc hình sao. Cũng nên xác định rõ vị trí đặt máy và hub trước khi tiến hành mua cable. + Hub: ở đây chúng ta sẽ dùng thiết bị tập trung là Hub, còn Switch có vẻ là không cần thiết vì nó quá đắt. Switch, nếu xét về chức năng thì không khác nhiều so với hub nhưng lợi thế lớn nhất của nó so với Hub là nó có khả năng phân phối dòng dữ liệu tốt nên không gây nghẽn mạch khi có dòng dữ liệu lớn (một số hub đặc biệt cũng có tính năng này). Hub có nhiều loại có khác nhau và giá khá rẻ và hiện nay hầu như đa số hoạt động ở tốc độ 10Mbps. Một số hub cho phép sử dụng cùng lúc cả hai loại cable RJ45 và RG58 cho hai đoạn mạng khác nhau. Nếu có nhu cầu mở rộng thêm máy sau này thì ta có thể mua bổ sung Hub và kết nối chúng với nhau. Một vài trường hợp nối 2 hub lại với nhau: *// nếu 2 hub đều có cổng trên thì dùng cable chéo để nối hai cổng trên này với nhau hoặc dùng cable RJ45 để nối một cổng trên của hub này với một cổng dưới bất kỳ của hub kia. *// nếu cả hai hub đều không có cổng trên thì dùng cable chéo nối với hai cổng bất kỳ bên dưới của hai hub. *// nếu một có một không có cổng trên thì dùng cable chéo nối cổng trên đó với một cổng bất kỳ của hub kia. Đó là sơ lược một vài điểm cần lưu ý trước khi tiến hành mua thiết bị kết nối. Nói chung là tùy thuộc vào mục đích và chi phí mà chúng ta sẽ có các lựa chọn thích hợp với loại mạng mà chúng ta cần. Tốc độ và khả năng xử lý của mạng phụ thuộc nhiều vào 3 yếu tố chính là: netcard, hub và dây dẫn. Với mạng nhỏ này chúng ta sẽ kết nối theo chuẩn Ethernet dùng cable RJ45 (trường hợp này còn được gọi là loại LAN 10BaseT) nối các máy thông qua thiết bị tập trung là Hub theo kiến trúc hình Sao (còn Bus khi dùng cable RG58). PHẦN 2: CÀI ĐẶT PHẦN CỨNG: Sau khi có đầy đủ các thiết bị cần thì chúng ta tiến hành tháo máy và gắn netcard, nối cable và nối với hub là xong. Các card hiện nay đa số là loại plug & play nên chỉ nó sẽ tự động nhận dạng và cài đặt mà ta không cần phải can thiệp gì cả. PHẦN 3: THIẾT ĐẶT CẤU HÌNH MẠNG: Chúng ta sẽ thực hiện 4 bước chính là: - Cài network client. - Cài đặt giao thức mạng (protocol) - Cài đặt dịch vụ mạng (network service) - Xác định máy và nhóm làm việc của máy (workgroup). 1. Cài network client:ở đây dùng dùng chúng ta dùng OS là Windows nên chúng ta sẽ chọn cài cách thức đăng nhập của các máy đăng nhập mạng là Client For Microsoft Networks (nếu cài thêm netware cũng không sao). Cách thực hiện: - với Win9x: Control Panel > Network > chọn tab Configuration, nếu chưa thấy Client For Microsoft Networks thì chọn Add > Client > Add > Microsoft (trong Manufactures) và chọn Client For Microsoft Networks trong danh sách Network Clients. - với Win2K Prof: Control Panel > Network and Dial- up Connections > nhấp phải chuột vô Local Area Connection > Property. Nếu có Client For Microsoft Networks thi thôi, còn không thì chọn Install > Client > Add > rồi chọn nó! Okie! 2. Cài đặt giao thức: Như đã nóiở trên thì với mạng nhỏ như thế này chúng ta chỉ cần cài IPX/SPX (Internet Packet Exchange/Sequenced Packet Exchange) hoặc NetBEUI (NetBIOS Extended User Interface) là đủ. Tuy nhiên, để giao tiếp với bên ngoài theo mạng diện rộng thì cần cài thêm TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol). NetBEUI được phát kiến bởi Microsoft , nhưng có lẽ vì chỉ hoạt động ở layer 3,4 mà bỏ các layer trên mà dù là giao thức chính nhưng nó cần phải có thêm một giao thức phục khác để hỗ trợ thêm dù trong môi trường LAN (xin xem bài của bác TTVN- HCM). IPX/SPX được thiết lập dùng cho Netware nhưng thực tế bất cứ loại mạng nhỏ nào cũng có thể dùng nó được. So với NetBEUI thì nó hoàn chỉnh hơn và nó có thể được dùng nhiều cho cả các trên nền Winnt và Netware. TCP/IP là giao thức chính trên mạng diện rộng Internet. Nếu hai giao thức trên cài đặt dễ dàng mà không cần phải cấu hình thêm gì nhiều thì TCP/IP hơi phức tạp hơn (sẽ nóiở phần cấu hình kết nối internet). Việc cài cả ba giao thức này trên cùng một máy thực tế không bị ả nh hưởng nhiều bởi việc khởi động, xung đột giữa chúng là không đáng kể. Với lại Windows cũng có khả năng tự nhận diện được các giao thức nào cần được sử dụng trong thời điểm nhất định. Cách cài: - với win 9x: Control Panel > Network > Add (nếu chưa được cài hoặc muốn cài mới) > Protocol > Add > Microsoft > rồi chọn các giao thức cần cài. - win 2K Pro: Control Panel > Right click vào Network And Dial Up Connections > Properties > chọn Install nếu chưa thấy có giao thức nào trong danh sách hoặc muốn cài lại mới > Protocol > Add > rồi chọn các giao thức cần cài. Trong quá trình cài nếu có yêu cầu khởi động máy lại thì cứ Okie cho nó vừa lòng, còn nếu lười một chút thì chọn Log Off cho nhanh. 3. Cài đặt các dịch vụ mạng(network service): Thiết đặt này sẽ cho phép chúng ta chia sẽ được tài nguyên từ các máy cho nhau, chủ yếu là các thư mục, tập tin, hay máy in. Việc cài đặtở đây chính là kích hoạt tính năng chia sẽ thôi chứ thực sự thì chưa share, chỉ khi nào kích hoạt xong thì mới có thể tiến hành chia sẽ được. Ngoài ra chúng ta còn có thể chia sẽ sau khi đã hoàn thành việc nối mạng. Cách làm: - với win9x: Control Panel > Network > nếu chưa có tùy chọn File And Print Sharing ởb ên d ưới thì chọn Add > Service > Add > File And Print Sharing For Microsoft Networks > Okie. Thường thì sau khâu này thế nào cũng phải Retart lại máy. Sau đó vô lại Network để kích vô File And Print Sharing.Ở trong đó có 2 ô I want to gì đó, cứ kích chọn cả hai luôn. Sau khi dịch vụ chia sẽ này được kích hoạt thì chúng ta có thể tiến hành chia sẽ các tài nguyên được rồi. Chỉ cần Right Click vào bất kỳ tập tin hayổ đĩa hoặc máy in nào đó rồi chọn Sharing > Share as, sau đó gán cách truy cập là read only hoặc full là tùy vào từng người. Nếu chúng ta chia sẽ ổ đĩa hay thư mục thì tất cả các phần bên trong của nó mặc nhiên là cũng được chia sẽ luôn. Ổ đĩa được chia sẽ có hình bàn tay nâng bên dưới. - với win2K pro: right click vào Network And Dial Up Connections rồi làm tương tự như trong win9x. Sau khi kích hoạt tính năng share xong thì mới tiến hành share. Do win2k được xây dựng trên nền của WinNT nến nó có luôn tính năng share như của NT tức là cấp quyền truy cập theo tài khoản người dùng (thiết lập bởi Profile). Right click vào tài nguyên cần chia rồi chọn Sharing > chọn tab Sharing > chọn New Share để đặt tên tài nguyên và chọn User Limit để giới hạn số người truy cập (khoảng 10 người). Chọn Permissions để xác lập các tài khoản người dùng được truy nhập, nên chọn Everyone để mọi người đều có thể truy nhập được, hoặc chọn allow or deny để chấp nhận hay từ chối một tài khoản nào đó hoặc giới hạn quyền truy cập là Full or Read Only Các tài nguyên có dấu $ là tài nguyên đặc biệt dùng cho mục đích quản trị không thể loại bỏ và máy khác cũng không thể nhìn thấy nó trong lúc truy nhập. 4. Thiết lập nhóm làm việc (workgroup): Thiết lập này đặt tên cho máy, gom nó vào nhóm nào đó, giúp các máy nhận diện được với nhau và chúng ta có thể truy cập chúng thông qua ngõ Network Neighborhood hoặc My Network Places. Cách thực hiện: - win9x: Control Panel > Network > chọn tab Indetification. Rồi đặt tên cho máy trong ô Computer Name, tên đặt tùy ý nhưng cho dễ quản lý thì nên chọn là User1 chẳng hạn và người dùng sẽ thấy nó qua ngõ Neighborhood. Ô Workgroup mới là quan trọng, chúng ta có thể đặt tên gì cho nó thì tùy nhưng qua trọng là tất cả các máy được liệt kê trong cùng nhóm thì nhất định phải viết tên nhóm giống nhau vào ô Workgroup này, nếu không thì chúng sẽ không thê nào nhận ra nhau được. Còn ô computer description thì vô tư muốn mô tả nó như thế nào được ví dụ như “Máy này là của ghệ Mr Nghị nhá!” chẳng hạn thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới cả. - với win2k Pro: Right Click vô My Computer > Properties > System Properties > chọn tab Network Identification rồi làm cũng tương tự không khác gì nhiều so với win9x. Okie!! như thế là tạmổn. Sau khi cài đặt các bước trên cho tất cả các máy thì mạng của chúng ta có thể sử dụng được rùi (trong môi trường LAN). Chúng ta có thể duyệt và sử dụgn các tài nguyên từ các máy khác thông qua ngõ Network Neighborhoodhoặc My Network Places hoặc có thể tìm thông qua Start > Run rồi gõ tên máy truycập. Nếu muốn cácổ đĩa trên máy khác hiển thị (ánh xạ) trên máy mình mà khôngthông qua hai ngõ trên thì chọnổ đĩa rồi right click, chọn Map Network Drive. *Chú ý:không cần thiết phải cài cả 3 phần mà chỉ cần giao thức TCP/IP làđủ. Dùng thêm IPX/SPX hoặc NetBEUI nế u chơi games vì một số game đòi hỏi hai cái này.Nhưng bây giờ đa số là dùng TCP/IP là chính vì trong giao thức này có đủ các giaothức khác như http, ftp, pop, smtp, telnet . Hướng dẫn cài đặt mạng LAN với hệ thống sử dụng nhiều hệ điều hànha Khi hệ thống mạng LAN của bạn sử dụng nhiều hệ điều hành như Windows 98, Me, Windows 2000,. bạn chỉ có thể nói " ;Hệ điều hành không tương thích!" hoặc có bạn đưa ra giải pháp là cài lại tất cả hệ thống cùng một loại hệ điều hành. Cài cùng một hệ điều hành cũng làm một giải. đều không thành công. Bài viết này sẽ hướng dẫn cài đặt mạng LAN với h Không phải ai cũng có thể giúp bạn nhất là các bạn ở những nơi mà thiếu các chuyên gia hoặc các nhà cài đặt mạng chuyên

Ngày đăng: 04/07/2014, 15:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan