Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

19 6.1K 46
Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong chương trình làm văn cấp trung học phổ thông, người học được học làm nhiều kiểu bài làm văn, nhưng đề thi tốt nghiệp chỉ tập trung vào kiểu bài nghị luận. Nghị luận gồm có hai phần: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội.Trong nghị luận văn học, học sinh sẽ được học nghị luận về tác phẩm, về đoạn trích theo thể loại ( thơ ca, truyện kí, kịch). Trong đó nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ giữ vai trò hết sức quan trọng. Tính quan trọng của thơ ca không chỉ vì thời lượng chương trình lớn mà nó còn có vị trí nhất định trong kì thi tốt nghiệp THPT

SKKN Nguyễn Hữu Chung Đề tài RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lý do chọn đề tài: Trong chương trình làm văn cấp trung học phổ thông, người học được học làm nhiều kiểu bài làm văn, nhưng đề thi tốt nghiệp chỉ tập trung vào kiểu bài nghị luận. Nghị luận gồm có hai phần: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội.Trong nghị luận văn học, học sinh sẽ được học nghị luận về tác phẩm, về đoạn trích theo thể loại ( thơ ca, truyện kí, kịch). Trong đó nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ giữ vai trò hết sức quan trọng. Tính quan trọng của thơ ca không chỉ vì thời lượng chương trình lớn mà nó còn có vị trí nhất định trong kì thi tốt nghiệp THPT. Khảo sát trong nhiều năm, ta nhận thấy đề thi của Bộ( Phần riêng – Chọn một trong hai đề) đề thường ra theo hướng nếu đề 1 ra tác phẩm tự sự( văn xuôi) thì đề 2 ra tác phẩm trữ tình( thơ) và ngược lại. Tuy nhiên khi làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, học sinh còn nhiều lúng túng chưa biết bắt đầu từ đâu, phần lớn chưa biết cách phân tích thơ. Các em chỉ biết diễn xuôi theo nội dung văn bản. Vì vậy , bài viết thường sơ sài, lủng củng hoặc lan man xa đề. Kết quả bài làm thấp, không được như mong muốn của cả thầy và trò. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ” nhằm giúp học sinh có kĩ năng làm bài tốt hơn trong kì thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời mong muốn được chia sẻ với các đồng nghiệp một kinh nghiệm nhỏ trong quá trình ôn thi cho học sinh ở các tác phẩm thơ. Đương nhiên có nhiều vấn đề, nhưng ở đây người viết chỉ tập trung vào các bài thơ thuộc chương trình Ngữ văn 12, vào cách luyện tập và vận dụng nó để làm bài văn theo yêu cầu thi tốt nghiệp. II. Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài hướng vào kĩ năng làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Trọng tâm là năm tác phẩm thơ mà học sinh được học chính thức trong chương trình Ngữ văn 12. - Giải pháp giúp học sinh ôn tập tốt các tác phẩm thơ: Nắm chuẩn kiến thức, tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. III. Phạm vi nghiên cứu: 1 SKKN Nguyễn Hữu Chung - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 12B1 trường THPT Lộc Hưng. Do đặc thù của đơn vị trường là vùng sâu, thiết nghĩ từ đề tài này có thể mở rộng phạm vi sang các trường vùng sâu khác. - Để thực hiện được đề tài, bản thân người viết dựa trên cơ sở sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn Ngữ văn 12. Đồng thời tự nghiên cứu các tài liệu, tổng hợp, thu thập để hình thành những đơn vị kiến thức. - Phạm vi nghiên cứu từ tháng 9/2010 đến tháng 3/2011. - Ở đây người viết chỉ tập trung minh họa bằng một số đề bài mà giáo viên đã dạy hoặc ra đề cho học sinh trên thực tế để xoáy sâu đề tài. - Bên cạnh giờ học chính thức, giáo viên tập trung vào quá trình ôn tập( Giờ học tăng tiết) của học sinh. IV. Phương pháp: - Đọc tài liệu. - Phương pháp kiểm tra. - So sánh đối chiếu kết quả. B. NỘI DUNG: I. Cơ sở lí luận: - “ Học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”( Hồ Chí Minh). Thực hành là cách tốt nhất để kiểm chứng sự đúng đắn của lý thuyết, là cách để khắc ghi sâu hơn kiến thức mới thu nhận được. Tuy nhiên hành mà không học thì khác nào mò mẫm đi trong bóng tối, không có lý thuyết dẫn đường, khả năng thành công sẽ bị chia sẻ phần nhiều cho thất bại.Khi làm văn trước hết, người viết cần phải nắm chắc lý thuyết: Khái niệm, yêu cầu, cách làm bài…từ lý thuyết được trang bị, người làm bài cần phải cụ thể hóa bằng những đề bài thực hành để xây dựng thành một bài văn nghị luận( tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh…). Có như vậy mới đem lại hiệu quả cao cho từng bài văn. - Chọn đề tài: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ để phần nào giúp cho học sinh có kĩ năng làm bài tốt hơn, đặc biệt là trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. II. Cơ sở thực tiễn: - Qua khảo sát phân phối chương trình giảng dạy Ngữ văn 12, tôi nhận thấy có năm tác phẩm thơ được học chính thức( Đó là các tác phẩm được học ở các tiết 18, 19, 21, 24, 25, 27, 28, 36, 37, 39). Bên cạnh đó còn có 2 SKKN Nguyễn Hữu Chung sáu tác phẩm thơ đọc thêm( đó là các tác phẩm được học ở các tiết 33, 34, 40). Về phần làm văn có học bài nghị luận về một bài thơ,đoạn thơ( Tiết 17). Như vậy xét trên tổng thể, số tiết học các tác phẩm thơ tương đối lớn, tập trung ở học kì I. Thiết nghĩ đó là cơ sở quan trọng để có kế hoạch ôn tập cho phù hợp. - Xét về nội dung các đề thi tốt nghiệp ở phần làm văn, tôi nhận thấy đề hướng vào tác phẩm văn học Việt Nam, chưa thấy ra văn học nước ngoài hoặc lý luận văn học. Qua nhiều năm, đề thi thường ra theo hướng nếu đề 1 ra tác phẩm tự sự( văn xuôi) thì đề 2 ra tác phẩm trữ tình( thơ) và ngược lại. Đây là điều đáng lưu ý trong giảng dạy và học tập văn học. - Vấn đề được người viết quan tâm ở đây là ôn tập, cách làm một bài nghị luận về các tác phẩm thơ như thế nào để có kết quả tốt nhất trong kì thi tốt nghiệp của các em. Trên thực tế, trường THPT Lộc Hưng là trường vùng sâu, học sinh đầu vào rất thấp, kĩ năng, phương pháp tự học chưa có.Từ đó người viết mong muốn khi thực hiện đề tài này sẽ đem lại hiệu quả khả quan cho học sinh trong kì thi tốt nghiệp THPT. - Chất lượng thực tế qua khảo sát đầu năm: Lớp TSHS Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu TS % TS % 12B1 44 17 38,6 27 61,4 III. Biện pháp thực hiện: Từ thực tế nêu trên, để nâng cao kết quả học tập môn văn nói chung, các tác phẩm thơ nói riêng, giáo viên cần có kế hoạch cụ thể từ khâu giảng dạy giờ chính khóa, giờ phụ đạo đến việc bám sát sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng.Đặc biệt giáo viên chú ý tăng cường kĩ năng làm văn cho học sinh.Đây là vấn đề có nội dung rất rộng Giới hạn trong đề tài này, người viết chỉ nhấn mạnh ở kĩ năng viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Trong mấy năm trở lại đây, chương trình giáo dục trung học phổ thông có nhiều thay đổi lớn. Đó là việc thay đổi chương trình học, thay đổi sách, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập …tất nhiên các tác phẩm thơ cũng có sự thay đổi so với chương trình cũ( Như đã trình bày ở trên). Năm học 2010 – 2011, Bộ giáo dục tiếp tục có sự điều chỉnh nữa, đó là việc đưa ra quyển “ Chuẩn kiến thức kĩ năng”. Nó như pháp lệnh cần thiết 3 SKKN Nguyễn Hữu Chung cho người dạy cũng như người học. Như vậy dù dạy và học ở hình thức nào thì cũng phải bám sát và đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng của các bài học. Những vấn đề chung khi ôn tập các tác phẩm thơ: 1. Phương pháp đầu tiên của người giáo viên là hướng học sinh nắm chắc chuẩn kiến thức của các tác phẩm thơ đã học. Đó là cơ sở để học sinh có kiến thức cơ bản đồng thời mở rộng vấn đề khi thực hiện bài văn nghị luận. Tất cả năm bài thơ: Tây Tiến của Quang Dũng, Việt Bắc của Tố Hữu, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, Sóng của Xuân Quỳnh, Đàn Ghi Ta của Lor-Ca của Thanh Thảo, học sinh cần phải thuộc, nhớ chuẩn kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó còn có sáu tác phẩm đọc thêm, mặc dù không có trong cấu trúc đề thi của Bộ nhưng học sinh cũng cần nắm qua để có cơ sở liên hệ, so sánh trong quá trình làm bài. 2. Có một điểm mà giáo viên giảng dạy 12 cần chú ý: Một trong hai đề thí sinh được chọn sẽ là đề có câu làm văn về tác phẩm thơ( chủ yếu là đoạn thơ). Đề ra thường yêu cầu phân tích hoặc cảm nhận đoạn thơ, kiểu dùng thơ để chứng minh thì hiếm thấy. Nói như thế để giáo viên giảng dạy cùng quan tâm và có hướng rèn luyện cho học sinh tốt hơn ( Ở đây không có ý rút ra quy luật). 3. Dù đề ra như thế nào thì khi dạy và học tác phẩm thơ đều bắt buộc học sinh phải thuộc lòng những bài thơ ngắn. Cụ thể học sinh phải thuộc lòng bài thơ Tây Tiến, Sóng, Đàn ghi ta của Lor-Ca. Đối với những bài thơ dài cần phải thuộc những đoạn nổi bật(bài thơ Đất Nước , Việt Bắc). Khi ôn tập các tác phẩm thơ, giáo viên cần dành thời gian để kiểm tra khâu học thuộc lòng của các em. Để thực hiện được điều này, giáo viên phải chủ động ngay từ đầu năm lúc giới thiệu chương trình, phương pháp học…cần thiết nói rõ cho học sinh chủ động: Thơ là phải thuộc lòng văn bản. 4. Trong quá trình giảng dạy cũng như ôn tập những tác phẩm thơ, giáo viên cần chốt lại chủ đề của bài thơ hoặc cảm hứng chủ đạo của tác giả để học sinh không nhớ được nhiều hoặc là hiểu chưa sâu bài thơ thì các em có thể dựa vào đó mà có đường hướng phân tích theo đề yêu cầu. Ví dụ khi đề cập đến bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, học sinh cần phải nhớ được cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ bao trùm lên cả không gian và thời gian. Từ đó, học sinh sẽ định hình lại nội dung bài thơ. Đó là nỗi nhớ về những kỉ niệm Tây Tiến một thời gian khổ 4 SKKN Nguyễn Hữu Chung mà hào hùng: Hình ảnh núi rừng Tây bắc hùng vĩ và hiểm trở, hoang du và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Con đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến gắn kết với bức tranh phong cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ dữ dội, vừa nên thơ. Hình ảnh của những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong một đêm liên hoan và cảnh sông nước thơ mộng. Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp đầy bi tráng và bút pháp lãng mạn. Hoặc: Khi tìm hiểu bài thơ “Việt bắc” của Tố Hữu, học sinh cần phải nhớ chủ đề: Việt Bắc là một câu chuyện lớn, một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một cảm nhận mang tính riêng tư. Bài thơ gợi về những ân nghĩa, nhắc nhở sự thủy chung của con người đối với con người và đối với quá khứ cách mạng nói chung. Khi nắm được điều này giúp học sinh tránh được nhầm lẫn nội dung bài thơ. Bởi lẽ bài thơ có hình thức kết cấu đối đáp theo lối hát giao duyên cho nên có học sinh nhầm lẫn phân tích bài thơ theo hướng tình cảm nhớ nhung của đôi nam nữ. Điều này rất tai hại. 5. Đọc kĩ phần tiểu dẫn cũng là một việc làm cần thiết nhằm mục đích nắm vững những nét cơ bản về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, về xuất xứ đoạn trích. Đó là cơ sở để ta tìm hiểu đúng và sâu nội dung tác phẩm. Ví dụ: Khi tìm hiểu về đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Ta cần hiểu biết đầy đủ về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từ con người( Nguồn gốc xuất thân: Gia đình, quê hương), cuộc đời( quá trình học tập, trưởng thành và sáng tác), đến tư tưởng và phong cách nghệ thuật. Có thể nói hồn thơ của Nguyễn Khoa Điềm được hun đúc từ cái nôi gia đình trí thức cách mạng và giàu truyền thống văn chương nghệ thuật. Cùng gia đình, quê hương xứ Huế đã tạo cho con người này chất thơ tài hoa. Khi trưởng thành, Nguyễn khoa điềm đến với ngành học ngữ văn là một điều tất yếu. Đến khi trở thành người lính, trải nghiệm qua thực tiễn chiến đấu, hồn thơ này mới thật sự bay bổng. Chính sự ra đời trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung,đoạn “Đất Nước” nói riêng có ảnh hưởng từ những điều đã nêu. Vấn đề thứ hai, cần phải nắm hoàn cảnh sáng tác của trường ca “Mặt đường khát vọng”: Hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên – 1971. Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đi vào giai đoạn ác liệt nhất nhưng cũng hào hùng nhất. Ý chí và khát vọng giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam lúc này đã mạnh mẽ và quyết liệt hơn bao giờ hết. Tắm mình trong không khí lịch sử này, cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm đã 5 SKKN Nguyễn Hữu Chung cất lên tiếng thơ nhận thức sâu sắc về đất nước, nhân dân anh hùng. Sự thức nhận của nhà thơ cũng là sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiến Miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của Đế Quốc Mĩ, hướng về nhân dân đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình. Đó là cơ sở để chúng ta hiểu một cách sâu sắc đoạn trích đất nước. Một điều cũng không kém phần quan trọng khi nắm kĩ phần tiểu dẫn, nó giúp cho việc diễn đạt ý của học sinh khi viết bài( Nhất là phần mở bài). Ví dụ: Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh mở bài bằng cách giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. Cụ thể như sau: Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ Sóng được sáng tác 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền. Đây là bài thơ xuất sắc về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng bộc lộ khát vọng tình yêu mãnh liệt, vĩnh hằng, cao thượng của trái tim người phụ nữ đang yêu. 6. Một điểm chung cần chú ý: Muốn khai thác một tác phẩm thơ thì phải phân tích ngôn ngữ( từ gợi cảm, từ trọng tâm, từ đắt…), hình ảnh thơ,vần điệu, tiết tấu, các biện pháp tu từ…, đối sánh giữa tác phẩm này với tác phẩm khác… Ví dụ: Khi phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Điều cơ bản học sinh cần phải nắm: Phẩm chất cao đẹp quên mình vì Tổ quốc. Ngay câu thơ đầu là hình ảnh những nấm mồ dọc biên giới. Hình ảnh “Mồ viễn xứ” và từ láy “Rải rác” gợi vẻ cô đơn, hiu hắt của những cái chết xa nhà, nhưng các từ Hán Việt “ Biên cương,viễn xứ” đầy cổ kính, trang trọng lại giảm nhẹ bi thương,buồn mà không bi lụy. Hai câu cuối bằng biện pháp nói giảm “ Anh về đất”, nhân hóa “ Sông Mã gầm…” 6 SKKN Nguyễn Hữu Chung xen lẫn các từ Hán Việt trang trọng, ca ngợi sự hy sinh thầm lặng,bi tráng của người chiến sĩ được thiên nhiên tiễn đưa bằng khúc nhạc trầm hùng. Như vậy,chúng ta dựa trên cơ sở những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện trong văn bản để làm nổi bật nội dung đoạn thơ.Cứ như thế giáo viên giúp học sinh cách tìm hiểu, khám phá ra cái hay,cái đẹp, ý nghĩa sâu sắc của văn bản thơ. 7. Phân tích thơ cũng cần chú ý phân biệt các thể thơ. Xét qua năm tác phẩm được học chính thức ta thấy: - Thơ năm chữ có bài Sóng của Xuân Quỳnh. - Thơ lục bát có bài Việt Bắc của Tố Hữu. - Thơ tự do có bài Tây Tiến của Quang Dũng; Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm; Đàn ghi ta của Lor-Ca của Thanh Thảo. Mỗi thể thơ đều có đặc trưng riêng, nên cách phân tích không hoàn toàn giống nhau. Thơ năm chữ nên phân tích từng khổ.Thơ lục bát và thơ tự do phân tích theo trình tự cảm xúc, gom ý để chia ra từng phần. Tất nhiên đây chỉ là tạm chia để dễ phân tích, ngoài ra còn tùy khả năng ở mỗi người mà sẽ có cách phân tích phù hợp(Có thể hình thức cắt ngang hoặc cắt dọc). Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cụ thể: 1. Nội dung, yêu cầu của dạng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: - Nghị luận về một bài thơ,đoạn thơ là phân tích, đánh giá, bàn luận dựa trên văn bản của một bài thơ, đoạn thơ nhằm phát hiện, khám phá những biểu hiện cô đọng nhất về cảm xúc, suy tư của cái tôi trữ tình được bộc lộ trong bài thơ, đoạn thơ thông qua hình thức nghệ thuật mang tính đặc thù. - Người viết bài cần thể hiện khả năng cảm thụ và nhận thức cái hay,cái đẹp về nội dung cũng như hình thức của bài thơ, đoạn thơ thông qua việc phân tích, giảng bình, lý giải và thẩm định văn bản. 2. Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: - Cần căn cứ vào đặc trưng thể loại. Thơ nói chung, thơ trữ tình nói riêng được coi là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là khúc hát của tâm hồn. Do đó nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cũng có nghĩa là tìm hiểu, khám phá về hình tượng cái tôi trữ tình, về dòng chảy cảm xúc, tâm trạng của cái tôi 7 SKKN Nguyễn Hữu Chung trữ tình được bộc lộ cụ thể qua kết cấu, hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ của bài thơ, đoạn thơ. - Việc phân tích, giảng bình, đánh giá, bàn luận về một bài thơ, đoạn thơ cùng việc sử dụng các dẫn chứng để đối chiếu, so sánh làm sáng tỏ thêm cần có một sự suy luận logic, chặt chẽ nhưng tất cả điều hướng tới một mục đích làm nổi bật các giá trị về tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. Có thể triển khai một bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ theo các bước cụ thể: 1. Tìm hiểu đề: Đây là vấn đề rất cần thiết, có ảnh hưởng lớn đến kết quả làm bài. Nhiều học sinh mới đọc qua đề là bắt tay vào làm bài ngay, dẫn đến bài làm có thể sai lạc cả nội dung và phương pháp hay có những đoạn xa đề, lạc đề. Phân tích đề là giúp cho học sinh nắm được: - Yêu cầu về nội dung( luận đề). - Yêu cầu về thao tác. - Phạm vi tư liệu dẫn chứng. Ví dụ: Học sinh cần làm hai dạng đề sau: Đề 1: Phân tích đoạn thơ: “…Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nống thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày thơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở 8 SKKN Nguyễn Hữu Chung Làm nên Đất Nước muôn đời…” (Đất nước-Trích “Trường ca Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm). - Với đề bài này, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề và xác định nội dung chính.Từ đó ta xác định được yêu cầu về nội dung: Cảm nhận sự gắn bó thân thiết của đất nước với cuộc sống mỗi con người và nhắc nhở ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước. - Để làm rõ nội dung đề ra, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xác định thao tác cần thiết để làm bài.Dựa trên yêu cầu của đề, ta xác định được thao tác: Phân tích. - Phần thứ ba cũng rất quan trọng, đó là phạm vi tư liệu để dẫn chứng. Nếu không xác định được phần này, học sinh dễ bị rơi vào trường hợp phân tích tràn lan, không xác định được trọng tâm, thậm chí sử dụng tư liệu hoàn toàn sai lệch với đề ra.Như vậy theo yêu cầu của đề, ta cũng xác định được phạm vi tư liệu dẫn chứng: Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Hoặcđề 2: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ tây Tiến của Quang Dũng. Tương tự như trên , ta cũng xác định được yêu cầu của đề: - Yêu cầu về nội dung( luận đề): Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến. - Yêu cầu về thao tác: Nghị luận về một hình tượng văn học( Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến). - Phạm vi tư liệu dẫn chứng: Bài thơ tây Tiến, một số bài thơ chống Pháp viết về người lính. 2. Lập dàn ý: Điều hết sức quan trọng là giúp học sinh tạo ra được bố cục bài viết. a. Mở bài: Đây là phần mở đầu của bài văn. Học sinh thường lúng túng trong việc mở bài. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên lưu ý học sinh đọc kĩ phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa để nắm những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác…Từ đó học sinh dễ dàng viết phần mở bài. Ta tạm đưa ra mô hình của phần mở bài như sau: - Vài nét về tác giả. 9 SKKN Nguyễn Hữu Chung - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ hoặc xuất xứ đoạn thơ. - Dẫn bài thơ, đoạn thơ và nêu ngắn gọn về chủ đề tư tưởng. Hoặc bằng cách giới thiệu khái quát từ đề tài, chủ đề, hình tượng thơ. Giáo viên định hướng cho học sinh tùy theo đề bài để chọn cách thức hợp lí. Trở lại ở đề bài trên, đề 1 ta có thể mở bài như sau: Nguyễn Khoa Điềm tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Thơ của ông giàu chất suy tư xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Với trường ca Mặt đường khát vọng tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Bản trường ca nhằm thức tỉnh thanh niên miền nam vùng tạm chiến ý thức trách nhiệm trước cuộc chiến đấu chống Đế Quốc Mĩ của toàn dân tộc. Đất Nước trích phần đầu chương V của trường ca này đã thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước. Trong đó có đoạn “ …….” Thể hiện cảm nhận sự gắn bó thân thiết của đất nước với cuộc sống mỗi con người và nhắc nhở ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước. Như vậy với phần mở bài này, nội dung chủ yếu là ở phần tiểu dẫn sách giáo khoa. Nếu thuộc, học sinh sẽ dễ dàng làm được. Tương tự như thế, đề 2 ta cũng sẽ mở bài được một cách dễ dàng: - Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Tây Tiến là sự hồi tưởng của nhà thơ về đoàn quân Tây Tiến, về cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gian khổ và oai hùng. Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong bài thơ mang một vẻ đẹp bi tráng, đậm chất lãng mạn, hào hoa bay bổng, mang dấu riêng của hồn thơ Quang Dũng. b. Thân bài: Phần trọng tâm của bài văn, giải quyết toàn bộ nội dung vấn đề; sắp xếp ý theo một hệ thống trình tự nhất định, hợp lí. - Phân tích nội dung,nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. Có nhiều cách phân tích, trước hết xác định thể thơ( như đã trình bày ở trên) để có hướng phân tích thích hợp, phân tích có thể theo hướng cắt ngang( Theo bố cục của bài thơ, đoạn thơ), cũng có thể phân tích cắt dọc( theo chủ đề của bài thơ, đoạn thơ). 10 [...]... Hữu Chung Phân tích nội dung trong bài thơ, đoạn thơ là tìm hiểu hết ý nghĩa( Tư tưởng, tình cảm) của tác phẩm thơ: + Xác định mạch tâm trạng chính của bài thơ, đoạn thơ + Xác định tứ thơ + Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ, đoạn thơ + Phải làm rõ giá trị nhận thức của bài thơ, đoạn thơ Phân tích rõ từng phần, từng ý bài thơ, đoạn thơ để hiểu được tác giả viết về điều gì?Có ý nghĩa như thế nào... thức văn học và những trải nghiệm thẩm mĩ của bản thân để tạo lập văn bản nghị luận phù hợp với yêu cầu đề bài Trở lại những bài thơ được học chính thức trong chương trình ngữ văn 12, việc ôn luyện cho học sinh bài nào phải khắc sâu, dứt điểm bài đó Nên ôn theo hướng lập dàn ý bài văn, qua đó để chỉ các em cách phân tích IV Kết quả: - Qua quá trình thực hiện đề tài “ Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về một. .. nhạc thơ: Tiết tấu( số tiếng, phép điệp, phép đối, phối thanh…) Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật là để làm nổi bật nội dung của bài thơ, đoạn thơ - Nhận định, đánh giá về bài thơ, oạn thơ là đánh giá về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. Vị trí của bài thơ, đoạn thơ trong sự ngiệp sáng tác của tác giả cũng như những đóng góp cho nền thơ ca dân tộc Tất nhiên trong mỗi bài. .. năng làm văn nghị luận về một bài thơ, oạn thơ giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT”, tôi nhận thấy đề tài đã đem lại hiệu quả nhất định từ phía học sinh khi ôn tập và viết văn nghị luận về các tác phẩm thơ Các em có những tiến bộ khi tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn, nắm những thao tác cần thi t khi làm bài Điều đó tạo điều kiện cho tôi tiếp tục áp dụng cho những năm học sau - Với những biện pháp... những kết quả nhất định từ phía học sinh trong quá trình ôn tập các em đã có ý thức hơn trong việc học bài, đặc biệt là trong cách lập dàn ý về một bài thơ, đoạn thơ. Cụ thể là các em biết được hình thức mở bài, tìm ý trong phần thân bài cũng như biết khẳng định lại vấn đề đã phân tích Nói tóm lại các em đã có tiến bộ khi viết một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Có được điều này, phần lớn... được giá trị tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ, thấy được điều mà nhà thơ muốn gửi gắm tư tưởng tình cảm là gì? Sự rung động của người viết đối với tác phẩm thơ Phân tích về nghệ thuật trong bài thơ, đoạn thơ: Phân tích những phương tiện mà nhà thơ sử dụng để phản ánh và bộc lộ tình cảm + Xác định thể thơ + Các phương thức sử dụng ngôn ngữ tạo nên hình tượng thơ: Chất liệu thơ( Hệ thống hình ảnh, sự... cùng của bài viết - Tổng quát lại ý vừa trình bày ở phần thân bài - Liên hệ nêu giá trị chung của tác phẩm Phần này tương quan với phần mở bài Trong thực tế có nhiều học sinh thi u phần kết luận hoặc kết luận sơ sài Để khắc phục tình trạng này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh: + Tập và buộc học sinh sau khi đọc kĩ đề thì phải nháp( Bằng hình thức dàn ý) + Nếu học sinh ít làm nháp thì tối thi u buộc... 14 SKKN Nguyễn Hữu Chung Tiến thể hiện vẻ đẹp của một thế hệ anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Thực Dân Pháp - Thế hệ hôm nay phải trân trọng, biết ơn người đi trước đã sống chết cho quê hương…tuổi trẻ hôm nay cần đóng góp và gìn giữ độc lập tự chủ của dân tộc trong mọi hoàn cảnh Tóm lại để có kĩ năng viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, người viết cần có sự nhạy cảm tinh tế và sáng... lớn là nhờ vào sự đầu tư kiến thức ở giáo viên bộ môn, đặc biệt là trong giờ thực hành Tuy nhiên, bản thân học sinh phải kiên trì học tập thì mới mong đem lại kết quả tốt C KẾT LUẬN: Qua lí luận và thực tiễn kiểm chứng, tôi thấy bước đầu thu được kết quả khả quan Muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn ngữ văn nói chung, dạy và học về các tác phẩm thơ nói riêng, người giáo viên cần mạnh dạn đổi mới... dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ Người viết cần nắm được bản chất thể loại đồng thời phải biết nhìn nhận, soi chiếu bài thơ, đoạn thơ từ nhiều phía để có cái nhìn toàn diện, biết đánh giá và phản biện Chú ý mọi khám phá giá trị nội dung cũng như nghệ thuật đều phải dựa trên các tiêu chí khách quan, mọi cắt nghĩa lí giải nhất thi t phải có lí lẽ xác đáng, có cơ sở khoa học, tránh suy diễn áp . “ Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nhằm giúp học sinh có kĩ năng làm bài tốt hơn trong kì thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời mong muốn được chia sẻ với các đồng nghiệp một. cho từng bài văn. - Chọn đề tài: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ để phần nào giúp cho học sinh có kĩ năng làm bài tốt hơn, đặc biệt là trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp. tài RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lý do chọn đề tài: Trong chương trình làm văn cấp trung học phổ thông, người học

Ngày đăng: 04/07/2014, 09:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan