Lập ngân sách ở cơ sở an sinh xã hội

18 218 0
Lập ngân sách ở cơ sở an sinh xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong các cơ sở xã hội nơi mà nguồn tài chính hạn hẹp, việc đảm bảo rằng có đủ kinh phí cho hoạt động của cơ quan và các chương trình hành động nhằm đạt mục tiêu của tổ chức rất quan trọng. Vì thế mà nguồn ngân sách được lập kế hoạch cẩn thận có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của một cơ sở xã hội. Thêm vào đó các cơ quan xã hội nói chung thường do Nhà nước, cơ sở tư nhân hoặc các cá nhân tài trợ ngân sách tài trợ, họ có cùng đảm bảo trách nhiệm. Vì vây, cần phải biết cách sử dụng ngân sách đúng mức và có hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội tại cơ sở

Môn học Quản trị CTXH: Hoạch định và chính sách Trong các cơ sở xã hội nơi mà nguồn tài chính hạn hẹp, việc đảm bảo rằng có đủ kinh phí cho hoạt động của cơ quan và các chương trình hành động nhằm đạt mục tiêu của tổ chức rất quan trọng. Vì thế mà nguồn ngân sách được lập kế hoạch cẩn thận có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của một cơ sở xã hội. Thêm vào đó các cơ quan xã hội nói chung thường do Nhà nước, cơ sở tư nhân hoặc các cá nhân tài trợ ngân sách tài trợ, họ có cùng đảm bảo trách nhiệm. Vì vây, cần phải biết cách sử dụng ngân sách đúng mức và có hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội tại cơ sở 1. Lập ngân sách ở cơ sở an sinh xã hội – Các yếu tố và các loại ngân sách 1.1. Mục đích của lập ngân sách ở cơ sở an sinh xã hội Ngân sách thể hiện người quản lý dự định chi trả và chi tiêu cái gì trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 12 tháng trong năm. Nó rất có ích đối với việc dự tính số tiền mà người quản lý sẽ cần cho các hoạt động cơ bản ban đầu. Ví dụ, như xây dựng cơ sở vật chất trung tâm xã hội, mua trang thiết bị, thuê nhân viên mới, sửa chữa hư hỏng về điều kiện làm việc… Ngân sách cũng giúp cho việc theo dõi liệu người quản lý có theo đúng kế hoạch hay không. Những ước tinh này thực tế trở thành phạm vi mà các chương trình buộc phải thực hiện. Vì thế, lập ngân sách với các mục đích: Một là, lập ngân sách giúp các cơ sở đặt ra kế hoạch tài chính một cách chủ động. Những quyết định về việc thực hiện một chương trình theo kế hoạch có thể được chi phí cho hoạt động của chương trình cũng như lợi nhuận ước tính cho một chương trình. 2012 Page 1 Môn học Quản trị CTXH: Hoạch định và chính sách Hai là, ngân sách cung cấp từ các nhà tài trợ cần được phân tích thống kê các khoản chi phí dự tính cho chương trình một cách minh bạch. Với những thông tin này, các nhà tài trợ có thể tài trợ cho chương trình hành động của cơ sở. Đồng thời chi phí quản lý của chương trình cũng cần phù hợp với luật lệ, quy định của luật pháp và các lựa chọn ưu tiên của cơ sở. Ba là, lập kế hoạch ngân sách là cơ sở cho việc thu nhập và chi phí của cơ sở. Nó có thể được quản lý trên cơ sở các quá trình hoạt động trong năm năm của các bộ phận chức năng và các chương trình. Quản lý ngân sách khoa học cần được giải trình khoa học. tiết kiệm, hiệu quả và có tính ứng dụng cao. 1.2. Các yếu tố của một ngân sách lý tưởng Ngân sách toàn diện (bao gồm mọi chi tiêu có kế hoạch và mọi thu nhập dự kiến) Trong quá trình lập ngân sách, cơ quan phải lên các kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, từng nhu cầu công việc khác nhau và phải có quá trình cân đối ngân sách phù hợp trong thu và chi. Tránh để xảy ra các kế hoạch chi tiêu ngoài dự kiến, lạm phát làm ảnh hưởng tới kế hoạch chi tiêu ngân sách của cơ quan. Ngoài ra ngân sách cần phải được đảm bảo một cách dài hạn để đáp ứng các hoạt động của cơ sở. Người thực hiện công việc lập ngân sách cần biết vận động các nguồn lực hỗ trợ bên trong và bên ngoài cơ sở để xây dựng một nguồn ngân sách vững mạnh. Ngân sách phải rõ ràng, dễ hiểu Trong quá trình lập ngân sách, người lên kế hoạch ngân sách phải tiến hành các công việc và thể hiện một bản chi tiêu ngân sách khoa học, rõ ràng 2012 Page 2 Môn học Quản trị CTXH: Hoạch định và chính sách để mọi người có thể theo dõi một cách dễ dàng. Hơn nữa trong từng hoạt động chi tiêu ngân sách của cơ sở phải có báo cáo tới toàn thể cá nhân trong cơ sở, tránh hiện tượng không rõ ràng trong chi tiêu ngân sách. Ngân sách phải linh hoạt Quá trình chi tiêu ngân sách cần linh hoạt trong từng nhiệm vụ, từng thời điểm khác nhau. Ngoài ra khi lập ngân sách cần xây dựng các kế hoạch dự phòng để đáp ứng cho những kế hoạch ngoài dự kiến. Ngân sách có thể hoạt động được Điều này có nghĩa là trong quá trình quản lý ngân sách, cơ quan phải chủ động trong qúa trình hoạch định ngân sách. Khi lập ngân sách phải xem xét đến các nguồn lực của cơ sở và chủ động trong nguồn thu ngân sách trước các kế hoạch chi tiêu. Ngân sách phải chính xác Trong quá trình chi tiêu ngân sách của cơ quan phải luôn có sự rà soát, kiểm tra kịp thời. Tránh hiện tượng kê khai ngân sách không chính xác với tình hình thực tế của cơ sở. 1.3. Các yếu tố trong điều hành ngân sách - Ngân sách phải được hình thành đúng và được ban điều hành chuẩn bị và phê chuẩn; - Ngân sách cần được chia nhỏ thành từng thời kỳ phù hợp với thời kỳ báo cáo ngân sách; - Các báo cáo ngân sách cần phải được soạn thảo đúng thời gian quy định suốt cả năm và có sự so sánh với ngân sách ngay trong báo cáo; 2012 Page 3 Môn học Quản trị CTXH: Hoạch định và chính sách - Ban điều hành cần chuẩn bị hành động khi sự so sánh với ngân sách cho thấy có sự chệch hướng rõ rệt. 1.3.1. Ngân sách phải được hình thành đúng và được ban điều hành chuẩn bị và phê chuẩn Ngân sách phải được hình thành đúng với mục đích đề ra từ ban đầu của đơn vị, tổ chức. Ngân sách được sử dụng với một số mục đích sau: - Giám sát các khoản thu chi trong thời hạn 1 năm ( hoặc khung thời gian cụ thể của một dự án). - Giúp xác định những điều chỉnh cần thiết đối với các chương trình và mục tiêu - Dự báo thu chi đối với các dự án, bao gồm thời gian và dự báo các nguồn thu dự kiến. (như các khoản tài trợ bổ sung) - Tạo cơ sở cho việc giải trình trách nhiệm và tính minh bạch. - Đối với các nhà tài trợ, ngân sách còn là một công cụ thiết yếu vì nó giúp họ hiểu được công việc của bạn. Các nhà tài trợ xem xét ngân sách để cân nhắc những vấn đề sau: Bạn lên kế hoạch sử dụng các khoản tài trợ này như thế nào? • Những nguồn tài chính khác hỗ trợ cho hoạt động này là gì? • Ngân sách đã phản ánh đúng mặt bằng giá ở địa phương chưa? • Những chi tiêu có tương ứng với các hoạt động không? • Dự toán ngân sách có tuân thủ các quy định sử dụng khoản tài trợ không? • Chi phí vận hành (bao gồm trả lương, thuê văn phòng, thiết bị) chiếm tỷ lên bao nhiêu trong dự toán ngân sách ? b, Ngân sách được ban điều hành chuẩn bị và phê chuẩn Qúa trình chuẩn bị yêu cầu ban điều hành xác định: Đối tượng tham gia vào quá trình lập ngân sách, Những câu hỏi chính cần trả lời, Những yếu 2012 Page 4 Môn học Quản trị CTXH: Hoạch định và chính sách tố bên ngoài nào cần được tính đến, Nên lập kế hoạch ngân sách vào thời điểm nào, - Đối tượng tham gia vào quá trình lập ngân sách? Cán bộ Chương trình và cán bộ tài chính (nhân viên kế toán) cần phối hợp với nhau để lập ngân sách vì ngân sách được lập dựa vào các mục tiêu, kế hoạch hành động, và các nguồn lực. Khi đã có bản dự thảo, việc quan trọng là cần có ý kiến chỉ đạo từ ban điều hành (ví dụ như ban điều hành hoặc hội đồng). Các ý kiến đóng góp này là cơ hội để bạn đưa ra những giải thích và đưa ra lý do rõ ràng cho mỗi khoản chi tiêu trong ngân sách, giúp bạn xác định xem còn những hạng mục ngân sách hoặc chi phí nào còn bỏ sót và tranh thủ lấy ý kiến chuyên môn của Ban điều hành. - Những câu hỏi chính cần trả lời trong quá trình chuẩn bị xây dựng kế hoạch ngân sách: • Những nguồn lực nào là cần thiết để đạt được những mục tiêu đã định? • Các khoản tài chính sẽ được lấy từ đâu? • Gây quỹ bằng cách nào? • Tổ chức của bạn sẽ sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật và dịch vụ như thế nào? - Những yếu tố bên ngoài nào cần được tính đến? Những ảnh hưởng bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn có thể tác động đến sự thành công của các nỗ lực của bạn. Bạn cần có kế hoạch phòng bị hoặc có khả năng xem xét lại các chiến lược cần phải đưa vào kế hoạch. Một số yếu tố bên ngoài có thể tác động đến việc lập kế hoạch tài chính của bạn bao gồm: 2012 Page 5 Môn học Quản trị CTXH: Hoạch định và chính sách • Thể chế chính sách của chính phủ (Chiến lược Xoá đói giảm nghèo có thể ảnh hưởng tới cách thức các chính phủ giải quyết vấn đề đói nghèo) • Thiên tai hoặc bệnh dịch (Hạn hán ảnh hưởng đến những người đang làm việc cùng bạn) • Các điều kiện chính trị (các cuộc bầu cử có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc dẫn đến bất ổn) • Kinh tế toàn cầu (những thay đổi về giá cả thị trường toàn cầu đối với các loại hàng hoá mà người dân đang sản xuất) • Các yếu tố kinh tế - xã hội địa phương (việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng đến việc đi lại của bạn) • Khả năng có thêm các khoản hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ hoặc các quỹ tài trợ (những thay đổi trong ưu tiên tài trợ của các nhà tài trợ) - Nên lập kế hoạch ngân sách vào thời điểm nào? Bắt đầu các cuộc họp với các cán bộ chương trình và tài chính một vài tháng trước khi bắt đầu năm tài chính mới. Khoảng thời gian này đủ để nhóm của bạn đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi ở trên và dự thảo kế hoạch ngân sách để trình ban điều hành xem xét. Đối với một kế hoạch ngân sách cho những sáng kiến mới thì cần thêm thời gian lập kế hoạch để xây dựng kế hoạch hành động và xác định xem có thể huy động đủ nguồn lực để triển khai dự án hay không. 1.3.2. Ngân sách cần được chia nhỏ thành từng thời kỳ phù hợp với thời kỳ báo cáo ngân sách; Trình bày dự thảo ngân sách và báo cáo thu chi thành từng thời kỳ với các nhân viên, ban điều hành, hoặc những nhóm chủ chốt khác trong tổ chức của bạn để lấy đóng góp hoặc chấp thuận. Sự minh bạch về ngân sách với các bên có liên quan chính sẽ giúp hợp pháp hoá tổ chức của bạn. 2012 Page 6 Môn học Quản trị CTXH: Hoạch định và chính sách 1.3.3. Các báo cáo ngân sách cần phải được soạn thảo đúng thời gian quy định suốt cả năm và có sự so sánh với ngân sách ngay trong báo cáo; Yếu tố báo cáo ngân sách cần phải được soạn thảo đúng thời gian quy định suốt cả năm là yếu tố quan trọng và cần đảm bảo trong điều hành ngân sách. Việc báo cáo theo tiến độ sẽ giúp Ban điều hành và các bộ phận liên quan đánh giá được tình hình triển khai và có các hoạt động thay đổi phù hợp khi cần thiết. Khi tiến hành báo cáo những khoản chi với các nhà tài trợ, thì cần báo cáo rõ về bất kỳ sự khác biệt nào giữa mức ngân sách đề xuất và những chi tiêu thực tế. Đảm bảo những khoản đã chi là hợp lý và liên quan trực tiếp đến các mục tiêu ban đầu của đề xuất. 1.3.4. Ban điều hành cần chuẩn bị hành động khi sự so sánh với ngân sách cho thấy có sự chệch hướng rõ rệt. Phân tích sự chênh lệch giữa thu và chi. Điều chỉnh các khoản này để cân đối ngân sách. Xác định những khoản chi nào cần giảm bớt và bằng cách nào. Có thể cần cân nhắc các mức dịch vụ khác nhau. Xây dựng kế hoạch cho những tình huống bất thường, ví dụ nguồn tài chính chậm hơn so với thời gian dự kiến, tình trạng khủng hoảng hoặc biến động giá cả… 1.4. Các loại ngân sách 1.4.1. Ngân sách theo hạng mục Lập ngân sách theo hạng mục là được hầu hết các cơ sở an sinh xã hội sử dụng. Nó dựa trên kế toán theo hạng-mục và tăng gia số trong lập dự án trong một năm tới hay nhiều hơn. Hệ thống này chỉ ra cho thấy tiền đã được 2012 Page 7 Môn học Quản trị CTXH: Hoạch định và chính sách chi tiêu như thế nào nhưng không mô tả những gì cơ sở làm. Những chi tiêu đã dự trù của mỗi phòng ban được liệt kê trong từng thời kỳ cụ thể. Nó không trình bày mục đích cơ sở, mục tiêu, chương trình hay kết quả. 1.4.2. Ngân sách cho chương trình Lập ngân sách cho chương trình bao gồm các dịch vụ mà cơ sở cung cấp. Mục đích và mục tiêu là một phần quan trọng của hệ thống. Một ngân sách như thế bao gồm nhiều năm, đặc biệt khi một chương trình được đưa ra và phê chuẩn trong một quãng thời gian cụ thể. Chi phí dự kiến và những chi tiết của mỗi chương trình cần được đưa vào. Loại ngân sách này đưa ra chi phí hoạt động và lợi nhuận của một chương trình cụ thể. Vì thế nó có thể tính trong vài tuần đến vài năm dựa vào chương trình đó kéo dài bao lâu. Ngân sách của một chương trình bao gồm dự trù trang thiết bị, chi phí quản lý, các hoạt động trợ giúp đối tượng, các hoạt động tăng năng lực cho đội ngũ nhân viên và chi phí bảo dưỡng cần thiết đó duy trì cho cả chương trình. 1.4.3. Ngân sách chức năng Ngân sách chức năng bao gồm các dịch vụ của chương trình nhưng nhấn mạnh những dịch vụ hỗ trợ quản lý cần thiết để một cơ sở hoạt động. Các chương trình và dịch vụ được đặt vào các tiêu chuẩn điều hành bởi chức năng kế toán. Đây là một phương pháp liệt kê mọi thu nhập và chi tiêu, đặc biệt khi chúng liên quan tới các chức năng quản lý và chức năng tổng quát, chức năng vận động ngân sách (nếu có), và những chương trình có thể nhận biết mà cơ sở cung cấp. 2012 Page 8 Môn học Quản trị CTXH: Hoạch định và chính sách 1.4.4. Ngân sách dựa vào số 0 (ZBB) Lập ngân sách dự vào số không (ZBB) là cố gắng siết chặt những chuỗi ngân sách và cần điều chỉnh các chi tiêu có liên quan tới thành quả của dịch vụ. Nó hoạt động trên tiền đề là một cơ sở phải bắt đầu từ con số không và mỗi năm điều chỉnh mỗi yêu cầu về tài chính mà cơ sở làm . ZBB là phương pháp hoạch định ngân sách đòi hỏi những phân tích, dự báo chuẩn xác, do đó, các nhà quản lý phải lập kế hoạch ngân sách cho cơ sở của mình từ con số 0. Để ứng dụng thành công phương pháp này, mọi khoản chi phí đều phải được đưa ra phân tích chi tiết và cẩn thận, bất kể những năm trước đó số tiền đã chi tiêu là bao nhiêu. ZBB khác biệt với phương pháp hoạch định ngân sách truyền thống, như “phương pháp gia tăng” chẳng hạn - nhà quản lý chỉ đơn giản cộng thêm phần trăm tăng lên (do lạm phát), và có thể thêm một khoản cho phát sinh ngoài dự kiến. Phương pháp này có thể dẫn đến hệ quả khó tránh khỏi là “thâm thủng” ngân sách. Ngoài ra cũng có một số trường hợp ngân sách được phân bổ dễ dãi để cố gắng “tranh thủ” được cùng tỷ lệ hoặc cao hơn cho những năm tiếp theo. Bất cập của cách thức hoạch định “ngân sách gia tăng” là nó khuyến khích các nhà quản lý gia tăng chi phí từ năm này qua năm khác, thay vì cách cắt giảm. Vì lẽ đó, các nhà quản lý chỉ cố gắng đưa ra lý lẽ để thuyết phục cho phần trăm tăng thêm trong ngân sách, mà không được yêu cầu phải giải trình bằng cách nào ngân sách gia tăng sẽ giúp cơ sở đạt được mục tiêu hoạt động của năm. Ngược lại, đối với ZBB, tất cả mọi chi phí đều được mổ xẻ tỉ mỉ. Nhà quản lý bắt đầu với “ngân sách rỗng” và phải đưa ra căn cứ chứng minh sự 2012 Page 9 Môn học Quản trị CTXH: Hoạch định và chính sách cần thiết phải phân bổ ngân sách cụ thể cho từng hạng mục, từng dự án. Như vậy, đòi hỏi các nhà quản lý phải phát triển một “gói quyết định” (decision package) cho mỗi dự án, bao gồm: phân tích mục đích của dự án, chi phí dự toán, phương án thay thế, chỉ số đo lường hiệu quả, lợi nhuận mong muốn và hệ quả của việc không thực hiện các bước trong phương án. “Gói quyết định” được sắp xếp theo thứ tự quan trọng đối với từng cơ sở. Cách thức này thích hợp trong điều kiện thị trường hiện nay khi mỗi nhà tài trợ quyết định đầu tư vào những dự án mà chỉ số hiệu quả chưa được chứng minh rõ rệt. Thay vì đơn giản gia tăng ngân sách lên 5% - 10%, các nhà quản lý nên cân nhắc xem liệu có phương án nào thay thế hiệu quả hơn không. Chẳng hạn, nhà tài trợ phải so sánh hiệu quả và chi phí của kế hoạch thuê ngoài với kế hoạch tự phân phối sản phẩm của mình. Hoặc tính toán xem nên sử dụng dịch vụ đào tạo ngoài hay cơ sở tự tổ chức. Với một danh sách các dự án ưu tiên, ZBB sẽ hỗ trợ tốt hơn cho nhà quản lý trong việc chọn lựa dự án hứa hẹn mang lại hiệu quả cao nhất. ZBB cũng giúp làm sáng tỏ những chi phí ẩn, chi phí do lạm phát không cần thiết và giúp chỉ ra những khoản chi phí chồng chéo hoặc những nơi sẽ hoang phí nguồn lực. Nhờ vậy, một khi thị trường phục hồi và ổn định trở lại. Nhiều chuyên gia hoạch định chiến lược đồng tình rằng, phương pháp ZBB sẽ phát huy hiệu quả đáng kể tại những tổ chức lớn như các cơ quan chính phủ - những nơi có “truyền thống” hoang phí ngân sách. ZBB cũng được dùng rộng rãi như một công cụ cải tiến phương pháp quản trị nhằm thay đổi nhận thức của cán bộ, công nhân viên về cách thức ngân sách cơ sở được sử dụng. Về lý thuyết, phương pháp ZBB rất hấp dẫn, nhưng khi triển khai trong thực tế có thể hơi phức tạp vì cần thời gian và nỗ lực thực hiện do nó 2012 Page 10 [...]... gia tăng” cho 2 - 3 năm tới 2 Rà soát các Chính sách, kế hoạch và chương trình của cơ sở an sinh xã hội 2.1 Mục đích của rà soát các Chính sách, kế hoạch và chương trình của - cơ sở an sinh xã hội Việc rà soát sẽ cho thấy những khác biệt giữa các cơ sở an sinh xã hội - về chính sách, kế hoạch và chương trình/dịch vụ Thiết lập các chuẩn mực khoa học đối với công việc của nhân viên Nắm bắt được quá trình... khen thưởng, huấn luyện - nhân viên Làm giảm thiểu những bất cập, rủi ro và đưa ra những sang kiến trong - quá trình thực hiện nhiệm vụ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, dịch vụ trợ giúp đối tượng tại cơ sở Phát huy và duy trì trách nhiệm trong công việc của cán bộ, nhân viên, cơ quan, tổ chức hoạt động công tác xã hội tại cơ sở hay cộng đồng 2.2 Rà soát chính sách 2.2.1 Định nghĩa chính sách Chính sách. .. và chính sách DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trịnh Thị Chinh (2012), Quản trị ngành Công tác xã hội, Nxb Lao 2 động - xã hội, Hà Nội Nguyễn Thị Kim Hoa, Bài giảng Quản trị Công tác xã hội: hoạch định và chính sách, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG 3 Hà Nội) Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng (2005), Quản trị học, Nxb Thống kê, 4 Hà Nội Nguyệt Minh, Minh Đức (2006), Kỹ năng quản lý thời gian cá nhân... một cơ sở hay tổ chức xã hội là những qui định chung để hướng dẫn tư duy và hành động khi ra quyết định trong các lĩnh vực cơ bản của tổ chức Chính sách thể hiện các quan điểm và giá trị của tổ chức nhằm giải quyết các vấn đề có tính thường xuyên lặp lại Trong một tổ chức có thể có nhiều loại chính sách khác nhau cho những mảng hoạt động cơ bản Ví dụ: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt... thêm giờ Hoạt động cơ sở thực địa - Chính sách về thái độ làm việc tại cơ sở thực địa Can thiệp với thân chủ - Chính sách về những điều kiện cần thiết để làm việc với thân chủ - Chính sách về thái độ làm việc với thân chủ B Các kế hoạch triển khai Các loại kế hoạch Các kế hoạch cụ thể /Các chú ý Kế hoạch chung của cơ Kế hoạch nâng cao khả năng trợ giúp trẻ em sở có hoàn cảnh đặc biệt Kế hoạch chiến lược... chính sách - Các loại tác nhân - Tính hệ thống của chính sách - Yêu cầu của công tác quản lý Page 12 Môn học Quản trị CTXH: Hoạch định và chính sách Yêu cầu của lợi ích cộng đồng Yêu cầu của lợi ích cục bộ (nhóm lợi ích) Đánh giá tác động của chính sách - Tác động của chính sách là gì? - Là ảnh hưởng của chính sách đối với các đối tượng khác nhau • - 2.3 2.3.1 trong xã hội và đối với sự phát triển của xã. .. sách cụ thể vực quan tâm sách chung Nhân sự, đào Những phẩm chất tạo đạo đức và kỹ năng cần có của người cán bộ CTXH Hành chính - Những phẩm chất đạo đức và lề lối làm việc người cán bộ CTXH cần phải đạt được - Những kỹ năng cần thiết của cán bộ CTXH - Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ CTXH Thời gian làm việc - Chính sách về xin nghỉ - Chính sách về làm bù, làm thêm giờ Hoạt động cơ sở. .. chính sách có đáp ứng đầy thống nhất không; Đối chiếu một chính sách với hệ thống chính sách xem có thống nhất không Rà soát tính khả thi của chính sách: Rà soát bằng cách đối chiếu chính sách với điều kiện thực hiện chính sách: - Nhân lực: số lượng, năng lực, phẩm chất, sự sẵn sàng - Tài lực, vật lực - Thời gian vật chất Rà soát các tác nhân của chính sách - Định nghĩa: là nhân tố kích thích để khởi... và chính sách đòi hỏi khối lượng công việc lớn hơn phương pháp ngân sách gia tăng” cách thức mà các nhà quản lý dựa vào những số liệu quá khứ để đưa ra chi phí tương lai Một trong những giải pháp được đông đảo giới quản lý tán thành là sử dụng phương pháp hoạch định ngân sách từ số 0” cho năm nay, sau đó chuyển sang phương pháp ngân sách gia tăng” cho 2 - 3 năm tới 2 Rà soát các Chính sách, kế hoạch... là một tổ hợp các chính sách, các thủ tục, các qui tắc và các nguồn lực cần thiết có thể huy động nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định mang tính độc lập tương đối Mục tiêu của chương trình là mục tiêu quan trọng, ưu tiên nhưng lại mang tính độc lập tương đối, vì thế trong quá trình thực hiện nó đòi hỏi phải có sự phối hợp của các bộ phận khác Chương trình được hỗ trợ bởi những ngân quĩ cần thiết Một . xã hội tại cơ sở 1. Lập ngân sách ở cơ sở an sinh xã hội – Các yếu tố và các loại ngân sách 1.1. Mục đích của lập ngân sách ở cơ sở an sinh xã hội Ngân sách thể hiện người quản lý dự định chi. Chính sách, kế hoạch và chương trình của cơ sở an sinh xã hội - Việc rà soát sẽ cho thấy những khác biệt giữa các cơ sở an sinh xã hội về chính sách, kế hoạch và chương trình/dịch vụ. - Thiết lập. thời gian dự kiến, tình trạng khủng hoảng hoặc biến động giá cả… 1.4. Các loại ngân sách 1.4.1. Ngân sách theo hạng mục Lập ngân sách theo hạng mục là được hầu hết các cơ sở an sinh xã hội sử

Ngày đăng: 04/07/2014, 08:31

Mục lục

  • Ngân sách phải rõ ràng, dễ hiểu

  • Ngân sách phải linh hoạt

  • Ngân sách có thể hoạt động được

  • Ngân sách phải chính xác

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan