TÁC PHONG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

3 366 0
TÁC PHONG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÁC PHONG HỒ CHÍ MINH Điểm nổi bật nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tác phong quần chúng, Bác sâu sát, tin yêu và tôn trọng quần chúng; vừa lãnh đạo quần chúng, vừa phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng; vừa giáo dục, vừa không ngừng học hỏi quần chúng; luôn luôn thể hiện sự quan tâm đến đời sống của quần chúng. Bác thường dạy cán bộ, đảng viên phải từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Bác nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt quan cách mạng, quan nhân dân không xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ, người học trò của nhân dân. Bác thường nhắc: Chúng ta phải yêu dân, thì dân mới yêu ta. Quần chúng chỉ tin yêu, kính phục cán bộ, đảng viên khi thấy ở người cán bộ, đảng viên tấm lòng trọn vẹn với dân, với nước. Tấm lòng của Bác đối với nước, với dân mênh mông như biển cả: Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình, cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa. (Thơ: Theo Chân Bác của Tố Hữu). Khi Bác trở thành Chủ tịch nước, Bác vẫn không khác Già Thu ở Pắc Bó. Khi về ở Phủ Chủ tịch giữa Thủ đô Hà Nội, Bác vẫn gần gũi như ông Ké hồi ở chiến khu Việt Bắc. Dù bận nhiều việc lớn của Đảng và Nhà nước, nhưng đã hàng trăm lần Bác đi thăm các cơ sở; hàng trăm lần Bác đến các đơn vị vũ trang nhân dân thuộc đủ các binh chủng, quân chủng để thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ. Bác đã có mặt ở hàng trăm công trường, xí nghiệp, nông trường, hợp tác xã, bệnh viện, trường học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo và nhiều nơi ở của những công nhân, cán bộ bình thường. Dấu chân Bác để lại ở nhiều địa phương, từ trung du đến đồng bằng, từ miền núi đến miền duyên hải và các đảo xa rất sâu đậm và mọi người rất triều mến nhớ thương Bác: Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tin sương. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. Nhớ chân Người bước lên đèo. Người đi rừng núi trông theo bóng Người. (Thơ: Việt Bắc của Tố Hữu). Bác tiếp khách trong Phủ Chủ tịch có đến hàng nghìn lần, không chỉ trong phòng khách mà còn cả dưới dàn hoa, bên sàn gỗ. Đối với mọi người Bác đều ân cần, trân trọng. Đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng cũng vậy. Bác từng nói với các đồng chí phục vụ: Ở nhà, các cháu là con, là cháu của các chú, nhưng vào đây các cháu là khách của Bác. Nhận được hàng nghìn lá thư của nhiều người khác nhau, Bác đều đọc và trả lời một cách chu đáo hoặc cho ý kiến cụ thể để các cơ quan có trách nhiệm giải quyết Tác phong quần chúng của Bác thể hiện ở sự giản dị của Bác. Lúc làm Chủ tịch nước ở Thủ đô Hà Nội, Bác ở: Nhà gác đơn sơ, một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn Thong dong chiếc gậy gác bên bàn Còn đôi dép cũ, mòn quai gót Bác vẫn thường đi giữa thế gian (Theo Chân Bác của Tố Hữu). Nếu tác phong quần chúng là nội dung nổi bật nhất trong tác phong của Bác, thì tác phong tập thể, dân chủ là một nội dung không kém phần quan trọng. Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, từ nguyên tắc tập trung dân chủ, Bác yêu cầu cán bộ, đảng viên phải xây dựng tác phong tập thể, dân chủ trong công tác, trong lãnh đạo. Bác thường nói, không một người nào có thể hiểu biết được mọi thứ, làm nổi tất cả mọi việc. Ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy: Đem so với công việc của loài người trong thế giới, thì những người đại anh hùng xưa nay cũng chẳng qua làm tròn một bộ phận thôi. Cái thông minh của người phụ trách, người lãnh đạo, không phải chỉ là những điều tự mình nghĩ ra, mà quan trọng hơn, chính là ở chỗ biết phát huy và tổng hợp được những cái thông minh của nhiều người khác. Sự tổng hợp đó có thể là một cấp số cộng hoặc một cấp số nhân. Trong công tác, lãnh đạo, Bác yêu cầu phải xây dựng tác phong khoa học, cách làm việc có khoa học và phải có kế hoạch rõ ràng, từ kế hoạch dài đến kế hoạch ngắn, làm việc có chương trình, có giờ giấc, giờ nào việc ấy. Bác nhắc chúng ta phải quý trọng thời gian, làm việc có điều tra, nghiên cứu, nắm chắc tình hình, vấn đề rồi mới đi đến quyết định. Bác căn dặn cán bộ phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ; không được lãnh đạo chung chung. Bác yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện để có được tác phong sinh hoạt giản dị, lành mạnh, trong sạch. Những tư tưởng, đạo đức cách mạng cao đẹp phải biến thành những thói quen trong cuộc sống của mỗi người. Con người ta ai cũng có ham muốn, nhưng Bác dạy phải hướng những ham muốn vào việc phấn đấu thực hiện những mục tiêu, lý tưởng của cách mạng. Tự mình, Bác nói: ''Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành''. Theo Bác, mỗi người phải biết tự kiềm chế, không để cho những ham muốn thấp hèn trở thành thói quen trong cuộc sống, trong sinh hoạt hằng ngày. Sự giản dị, lành mạnh, trong sạch trong cuộc sống hằng ngày của Bác để lại những ấn tượng tốt đẹp, thiêng liêng trong đồng bào ta và bạn bè quốc tế. Ông Tô-rê đã phát biểu: ''Giữa bạn bè, người ta không biết lấy gì biếu Chủ tịch. Hình như Chủ tịch không cần điều gì khác hơn sự ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam''. Tác phong của Bác Hồ là tác phong quần chúng, tập thể dân chủ, khoa học, sinh hoạt giản dị, lành mạnh, trong sạch. Tác phong ấy là sự chắc lọc và chứa đựng những gì tốt đẹp nhất của truyền thống Việt Nam, của con người và dân tộc Việt Nam, được ấp ủ lâu dài trong cái nôi chủ nghĩa yêu nước, tẩm mình sâu sắc trong hồn dân tộc, là kết tinh của truyền thống mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. Trên cái nền kiên cố ấy, trên mảnh đất phì nhiêu ấy, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh gạn lọc các hạt giống trí tuệ cổ kim phương Đông, phương Tây và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, sản phẩm khoa học hiện đại vào một đất nước cụ thể. Do đó nói riêng về tác phong Hồ Chí Minh rất hiện đại, luôn hướng con người tới tương lai, là một bộ phận không thể thiếu của nhân cách con người mới XHCN và cộng sản chủ nghĩa. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Ô-xíp Man-đen-stam đã thấy ở Người một sự thu hút kỳ lạ: ''Từ Nguyễn Ái Quốc, tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai''. Hạnh phúc đối với dân tộc Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam có tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Học tập tác phong của Bác, mỗi cán bộ, đảng viên phải thể hiện tác phong ấy trong công việc, cuộc sống hằng ngày một cách sáng tạo và có hiệu quả trong tiến trình đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Theo Báo Long An . TÁC PHONG HỒ CHÍ MINH Điểm nổi bật nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tác phong quần chúng, Bác sâu sát, tin yêu và tôn trọng quần chúng; vừa lãnh đạo quần chúng, vừa phát huy quyền làm chủ. biết lấy gì biếu Chủ tịch. Hình như Chủ tịch không cần điều gì khác hơn sự ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam''. Tác phong của Bác Hồ là tác phong quần chúng, tập thể dân chủ, khoa học,. Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam có tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Học tập tác phong của Bác, mỗi cán bộ, đảng viên phải thể hiện tác phong ấy trong công việc, cuộc sống hằng ngày một cách

Ngày đăng: 04/07/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan