Phân tích swot Vinamilk- nhóm 1

47 3.8K 220
Phân tích swot  Vinamilk- nhóm 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH MÔ HÍNH SWOT CỦA CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) I. Giới thiệu tổng quan về công ty Trong thị trường hàng thực phẩm tại Việt Nam, Vinamilk là một cái tên rất được hay nhắc đến. Đó là một thương hiệu mạnh không những trong nước mà còn cả ở một số thị trường nước ngoài .Để đạt được những thành tựu trên, Vinamilk đã có chiến lược hoạt động đúng đắn và bài bản. Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần toàn quốc, sản lượng sản xuất chiếm tới 65% thị trường tại Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2017, Vinamilk sẽ lọt vào top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỉ USD/năm. Để trở thành doanh nghiệp sữa chiếm thị phần hàng đầu trong nước và xuất khẩu, được người tiêu dùng tín nhiệm, Vinamilk luôn tôn chỉ phương châm: Làm ăn trung thực, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với túi tiền người tiêu dùng Việt Nam và luôn luôn áp dụng những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất của thế giới vào sản xuất. Hệ thống phân phối rộng nhất trong nước với mạng lưới 240 nhà phân phối và trên 140.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành. Bán hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị trong toàn quốc. Sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ. Sau 36 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới. Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. Vinamilk luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khoẻ với một danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn. Sẽ không phải lo lắng khi dùng sản phẩm của Vinamilk vì Vinamilk phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng. * Triết lý kinh doanh “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”. * Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “ * Sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” * Định hướng phát triển Mục tiêu của công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau: • Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới • Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn • Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau • Xây dựng thương hiệu • Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp • Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy. II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. Môi trường vĩ mô 1.1. Nhân khẩu học  Quy mô và tốc độ tăng dân số - Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Hiện nay dân số Việt Nam vào khoảng hơn 86 triệu người. - Tốc độ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 1,2%/năm Nước ta là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất khu vực (260 người/km 2 ), sự gia tăng dân số khá nhanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường và tận dụng nguồn lao động. Tuy nhiên tăng dân số cũng tạo sức ép rất lớn đến những vấn đề chung của xã hội như việc làm, nhà ở… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân và vô hình chung ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Cơ cấu dân số: Theo thống kê năm 2010, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Việt Nam là: • 0-14 tuổi: 24% • 15-64 tuổi: 70% • Trên 65 tuổi: 6% Việt Nam đang có “cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động dồi dào. Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng có được nguồn nhân công dồi dào với giá rẻ, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lao động Việt Nam mới chỉ có trên 25% số lao động được đào tạo, thiếu hụt lượng lao động chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Đó cũng là một khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp phải  Sự thay đổi quy mô hộ gia đình Xu hướng: các gia đình với quy mô lớn bao gồm nhiều thế hệ trước đây dần dần được thay bằng các hộ gia đình nhỏ do lớp trẻ ngày nay có xu hướng sống tự lập, ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu của nhiều loại hàng hóa, qua đó ảnh hưởng đến quy mô thị trường của doanh nghiệp.  Phân bố dân cư - Dân số nước ta phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có 43% số dân của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) số dân của cả nước. Mật độ dân số khác biệt rất lớn giữa các vùng, vùng có mật độ đông dân nhất gấp mười lần vùng có mật độ dân số thấp nhất. - Dân cư có xu hướng chuyển dịch từ nông thôn ra thành phố, tới các khu công nghiệp hóa, các khu đô thị mới. Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các đôthị ngày càng mở rộng và đông đúc, hấp dẫn những người từ nông thôn ra thành phố tìm việc làm. Các doanh nghiệp cần có chiến lược tập trung vào những vùng thị trường ở thành phố đồng thời mở rộng chi nhánh ra các vùng trung du, miền núi, vùng sâu vùng xa Việc dân số tập trung tại các thành phố lớn giúp doanh nghiệp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, giám sát các giao dịch để tránh hiện tượng hàng giả, hàng nhái hay gian lận khi hàng chuyển qua các đại lý trung gian. Tuy nhiên việc tập trung này cũng làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược Marketing phù hợp để tồn tại và phát triển.  Chính sách dân số - Thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình: mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con. Có hình thức xử lý nghiêm với những cán bộ, đảng viên, công chức sinh con thứ ba trở lên. - Tăng cường đưa những kiến thức về dân số, về công tác kế hoạch hóa đến nhân dân Đây là chính sách phù hợp với hoàn cảnh nước ta, đất nước còn đang trong giai đoạn phát triển, còn nhiều khó khăn, trong khi đó quy mô dân số không ngừng tăng sẽ dẫn đến không đảm bảo được chất lượng cuộc sống và các vấn đề về môi trường, về xã hội. Điều này có thể làm giảm quy mô dân số trong tương lai. Do đó doanh nghiệp phải có những chiến lược cụ thể để tránh bị thu hẹp quy mô thị trường. 1.2. Kinh tế  Bối cảnh thế giới: Tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng.  Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2011: - Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 đạt 5,89 % Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, đây là tốc độ tăng trưởng đáng tự hào của Việt Nam. Nền kinh tế liên tục phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước và tranh thủ cơ hội vươn ra thị trường thế giới. - Tỉ lệ lạm phát: 18,6% Trong vòng bốn năm từ 2008-2011, có tới ba năm lạm phát ở mức hai con số (năm 2008 là 22,97%; năm 2010 là 11,76%), đây là bài toán lớn với kinh tế Việt Nam. Tình trạng lạm phát quá nóng, đặc biệt tại các thành phố lớn khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp - Tỉ lệ thất nghiệp: 2,27% Tuy tỉ lệ thất nghiệp đã giảm so với năm 2009 (4,65%) nhưng vẫn ở mức cao, phản ánh một nghịch lý, doanh nghiệp vẫn rất thiếu nguồn lao động nhưng số người thất nghiệp lại không ngừng tăng lên. Điều này là do công tác đào tạo lao động chưa tốt, chưa có chất lượng cao. Doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao đội ngũ lao động của mình đồng thời tuyển thêm những nhân viên mới để đáp ứng yêu cầu công việc - Xu hướng tiêu dùng của dân cư + Chuyển sang các hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm + Chuyển từ hàng ngoại sang hàng nội Xu hướng tiêu dùng hàng nội của người dân đang là cơ hội vô cùng thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị phần và khẳng dịnh thương hiệu. 1.3. Chính trị - Pháp luật Môi trường chính trị – pháp luật ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị - pháp luật có thể tác động tới hoạt động kinh doanh theo 2 hướng: khuyến khích hoặc kìm hãm. Môi trường chính trị pháp luật bao gồm:  Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ Đây được xem là 1 điểm mạnh của môi trường kinh doanh VN. Tình hình an ninh chính trị của Việt Nam tương đối ổn đinh do ở Việt Nam chỉ tồn tại 1 Đảng lãnh đạo, không có tình trạng đa Đảng như các nước khác. Các cơ chế điều hành của chính phủ cũng tương đối rõ ràng và ổn đinh.  Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật đặc biệt là các chính sách kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại Trong báo cáo Doing Business 2010 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thì Việt Nam xếp thứ 93, tụt 2 bậc so với năm trước. Nguyên nhân của việc tụt giảm này không thể loại trừ việc thiếu một môi trường pháp lý minh bạch. - Về các thủ tục hành chính ở Việt Nam: còn quá rườm rà, gây nhiều cản trở cho hoạt động kinh doanh. Đăng kí doanh nghiệp ở VN: Mặc dù kể từ khi luật doanh nghiệp 2005 chính thức có hiệu lực, số ngày cấp phép đăng kí KD có giảm xuống tuy nhiên thủ tục vẫn còn rườm rà, phức tạp. Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và 373,6% thu nhập bình quân đầu người, trong khi mức bình quân toàn khu vực là 185% mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng giềng Thái Lan chỉ là 10,7%. - Về việc đóng thuế Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Nhưng thủ tục thuế nhiêu khê, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý. Bình quân doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc. - Việt Nam chưa có cơ chế bảo vệ nhà kinh doanh và người tiêu dùng Ví dụ, trong vụ sữa nhiễm melamine, các công ty sữa trong đó có Vinamilk bị oan và đã được Bộ Y tế chính thức giải oan nhưng thiệt hại của họ thì không ai bồi thường, nông dân đổ sữa đi cũng không biết kêu ai. Giả sử doanh nghiệp có khởi kiện yêu cầu Bộ Y tế bồi thường thiệt hại và thắng kiện đi chăng nữa thì cũng khó có thể nhận được tiền bồi thường vì Luật bồi thường nhà nước chưa được ban hành. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và chống độc quyền đã có nhưng chưa đi vào cuộc sống vì thiếu các quy định cụ thể để thực hiện quyền và bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Đặc biệt là các hình thức độc quyền gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng thực tế đang tồn tại. Khi người ta tăng giá xăng, giá cước vận tải thì lấy lý do thị trường thế giới tăng. Nhưng khi thị trường thế giới giảm thì người tiêu dùng kêu mãi, người ta mới giảm một cách nhỏ giọt. Nguyên nhân là do khi quyết định giá thì các doanh nghiệp ngồi lại với nhau và đưa ra một mức giá chung, người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác. Hành vi móc túi này chưa có cơ chế để xử lý. - Về việc đăng kí tài sản Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn 1,2% giá trị tài sản để có được sự bảo đảm này. Tuy nhiên, so với các nước đứng đầu trong bảng xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam vẫn mất nhiều thời gian đăng ký tài sản. Một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là minh bạch pháp luật về thương mại. Muốn minh bạch pháp luật về thương mại thì trước hết cần phải minh bạch về sở hữu, nhất là quyền sở hữu của cá nhân, sở hữu nhà nước và sở hữu đất đai. Các quyền dân sự của công dân, nhất là quyền kinh doanh và quyền sở hữu tài sản là các quyền hiến định. Do đó, bảo đảm các quyền này phải là nghĩa vụ của nhà nước. Hiện nay, nhà nước đã có các quy định pháp lý về các quyền này nhưng chưa có được sự đảm bảo hoàn chỉnh. Cụ thể, để đảm bảo quyền thì phải xây dựng được ba cơ chế bao gồm: cơ chế xác lập quyền, cơ chế thực hiện quyền và cơ chế bảo vệ quyền. Hiện nay, ở Việt Nam, về mặt nguyên tắc thì công dân có quyền nhưng chưa có các cơ chế đảm bảo là chưa có hoặc thiếu, nhất là cơ chế bảo vệ quyền. Cần phải xây dựng các cơ chế đảm bảo quyền dân sự của người dân trong quá trình lập pháp. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến trên nhiều lĩnh vực, làm cho môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh và rất dễ dẫn đến những vụ kiện về mặt này.  Các chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Phát triển nền kinh tế thị trường dựa trên định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã và đang không ngừng đưa ra các đường lối chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển.  Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực và quốc tế. - Tham gia các khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN - Trung Quốc và các khu vực mậu dịch tự do khác (ASEAN - Nhật Bản, ASEAN -Ấn Độ, ASEAN - Hàn Quốc) - Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Á - ÂU (ASEM) - Tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại 1 số khó khăn: Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi phí và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một container hàng, doanh nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD. Trong khi đó, Trung Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam là 21 ngày nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390 USD. Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ sơ, mất 23 ngày và 881 USD. Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh của Việt Nam. 1.4. Văn hóa – Xã hội Văn hóa xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm và [...]... so với năm 2 010 Xét về mặt tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2 011 thấp hơn năm 2 010 (37,2% so với 48,6%) Tuy nhiên, xét về mặt giá trị tuyệt đối thì doanh thu năm 2 011 vẫn tăng cao hơn năm 2 010 Tổng doanh thu năm 2 011 tăng 5.990 tỷ đồng so với cùng kỳ, từ 16 .0 81 tỷ năm 2 010 lên 22.0 71 tỷ đồng năm 2 011 Mức tăng này cao hơn mức tăng 5.2 61 tỷ đồng của tổng doanh thu năm 2 010 so với 2009.Tuy... trong năm 2 010 cũng cao hơn năm 2 011 (609 tỷ đồng so với 237 tỷ đồng năm 2 011 ) do năm 2 010 có lợi nhuận từ việc chuyển nhượng tài sản nhà máy cà phê Một số khoản ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng hết thời hạn ưu đãi, Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk tăng 16 ,6%, và tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng doanh thu năm 2 011 giảm xuống mức 19 ,1%  Tài sản và nguồn vốn Tính đến cuối năm 2 011 , tổng tài... chi phí sản xuất năm 2 011 là 5,6%, giảm so với mức 6 ,1% năm 2 010 Tỷ lệ chi phí bán hàng /doanh thu thuần và chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần của Vinamilk cũng giảm xuống chỉ còn 8,4% và 2 ,1% năm 2 011 , từ mức 9 ,1% và 2,5% trong năm 2 010 Tuy nhiên việc cắt giảm chi phí không bù đắp hết mức tăng giá nguyên vật liệu nên lợi nhuận từ hoạt động hoạt động kinh doanh năm 2 011 chỉ tăng 30,4% so với... tăng mạnh lên 15 .583 tỷ đồng, tăng 4. 810 tỷ đồng so với đầu năm, tức tăng 44,6% Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 3.548 tỷ đồng (tăng 60%) và tài sản dài hạn tăng 1. 262 tỷ đồng (tăng 26%) Trong tài sản ngắn hạn, tăng mạnh nhất là tiền và tiền gửi ngắn hạn Tại thời điểm 31/ 12/2 011 , Công ty có lượng tiền và tiền gửi ngân hàng là 3.597 tỷ đồng, tăng 1. 377 tỷ đồng (tức tăng 62%) so với mức 2. 219 tỷ đồng lúc... hàng cũng tăng, chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2 011 tăng trưởng Thời gian thu tiền khách hàng và số ngày hàng tồn kho vẫn xấp xỉ năm 2 010 , tuân thủ theo đúng chính sách của Công ty Nợ phải thu quá hạn của Công ty không đáng kể, chỉ chiếm 0 ,1% tổng doanh thu và giảm từ mức 61 tỷ năm 2 010 xuống còn 19 tỷ đồng năm 2 011 , trong đó chủ yếu là nợ phải thu quá hạn dưới 30 ngày.Tài sản dài... trọng 74% lúc đầu năm Về dòng tiền, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2 011 tiếp tục dương, đạt 2. 411 tỷ đồng, so với mức 2. 019 tỷ đồng năm 2 010 , tăng 392 tỷ đồng Về đóng góp ngân sách, trong năm Vinamilk đã nộp vào ngân sách nhà nước là 2.437 tỷ đồng, tăng 450 tỷ đồng so với mức 1. 987 tỷ đồng năm 2 010 , Vinamilk là một trong các công ty đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước trong các... máy là 1. 513 tỷ đồng Đầu tư vào các công ty con do Vinamilk sở hữu 10 0% vốn cũng tăng 263 tỷ đồng do tăng vốn cấp cho Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam (từ 350 tỷ lên 522 tỷ đồng) và Công ty TNHH MTV Sữa Dielac (từ 74 tỷ lên 16 5 tỷ đồng) Về mặt nguồn vốn, tài sản tăng thêm được tài trợ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu So với đầu năm, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng mạnh 4. 513 tỷ đồng, từ 7.964 tỷ lên 12 .477... Trong đó, khoản thặng dư vốn từ việc phát hành riêng lẻ 10 ,7 triệu cổ phiếu là 1. 267 tỷ đồng, còn lại là từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm đem lại Trong khi đó nợ phải trả chỉ tăng 10 ,6%, từ 2.809 tỷ đồng lên 3 .10 5 tỷ đồng, tức tăng 296 tỷ đồng Đặc biệt, Công ty đã hoàn trả toàn bộ 568 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn ngân hàng, và đến cuối năm 2 011 , Vinamilk hoàn toàn không vay ngân hàng Vốn chủ sở hữu... chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, Vinamilk đã cố gắng hạn chế mức giá bán trong năm 2 011 , đặc biệt Vinamilk đã tham chương trình bình ổn giá cho sản phẩm sữa bột cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và người già Điều này dẫn tới tỷ lệ giá vốn hàng bán / doanh thu thuần của Công ty tăng từ 67,2% năm 2 010 lên 69,5% năm 2 011 .Để bù đắp lại phần nào mức tăng của các nguyên liệu đầu vào, Công ty đã thực hiện tiết... ngoài Hơn 10 0 cán bộ khoa học, kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn ngày trong nước; 12 người theo học các lớp đào tạo giám đốc; 15 cán bộ được đào tạo Lý luận chính trị cao cấp; 9 cán bộ theo các lớp đào tạo cán bộ Công đoàn Thực hiện nâng lương, nâng bậc đúng niên hạn cho CBCNV Bổ nhiệm 7 giám đốc điều hành, 15 giám đốc đơn vị và 17 giám đốc chuyên ngành nhà máy, Xí nghiệp, Chi nhánh; 12 giám đốc . Tỉ lệ lạm phát: 18 ,6% Trong vòng bốn năm từ 2008-2 011 , có tới ba năm lạm phát ở mức hai con số (năm 2008 là 22,97%; năm 2 010 là 11 ,76%), đây là bài. nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy. II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. Môi trường vĩ mô 1. 1. Nhân khẩu học  Quy mô và tốc độ tăng dân

Ngày đăng: 18/02/2013, 22:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan