HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 7) ppt

5 288 0
HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 7) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 7) Thụ thể type 3 và 4 dành cho bổ thể (CR3 và CR4) Các thụ thể type 3 và 4 dành cho bổ thể gắn chủ yếu vào sản phẩm phân rã của C3b là C3bi. CR3 và CR4 có ở trên các tế bào mono, đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào NK và một số tiểu quần thể tế bào T. Các thụ thể này là các dị dimer chứa 2 glycoprotein (1 chuỗi ( và một chuỗi () liên kết không đồng hoá trị với nhau. CR3 còn gọi là MAC-1, CR4 còn được gọi là p150,95. Cả hai đều thuộc họ thụ thể dành cho intergrin cùng với LFA-1p; các thụ thể này thường gắn vào các phân tử kết dính tế bào. Mỗi một thụ thể dành cho intergrin có một chuỗi ( riêng nhưng có chuỗi ( chung. Chuỗi ( của CR3 và CR4 có thể gắn vào C3bi. Một số bằng chứng còn cho thấy rằng CR3 còn có thể gắn được vào các phân tử kết dính liên tế bào (ICAMs) và có thể thúc đẩy quá trình thoát mạch của bạch cầu trung tính từ mao mạch vào khe kẽ mô trong quá trình viêm. Sự gắn của các hạt đã phủ bổ thể vào CR3 châm ngòi cho quá trình thực bào bởi các tế bào làm nhiệm vụ thực bào. Các thụ thể dành cho C3a, C4a và C5a C3a, C4a, C5a là các mảnh bổ thể có trọng lượng phân tử thấp có khả năng khuếch tán ra khỏi vị trí hoạt hoá bổ thể. Các thụ thể dành cho các mảnh này có ở trên các tế bào bạch cầu ái kiềm, tế bào mast và các bạch cầu hạt . Sự gắn của C3a, C4a và C5a vào các thụ thể dành cho chúng trên các tế bào mast hoặc các bạch cầu ái kiềm làm cho các tế bào này thoát hạt giải phóng ra các chất trung gian hoá học có hoạt động dược lý. Vai trò sinh học của bổ thể Bổ thể có vai trò như một thành phần trung gian quan trọng của đáp ứng thể dịch bằng cách khuếch đại đáp ứng lên và chuyển nó thành các cơ chế đề kháng hữu hiệu để phá huỷ các vi sinh vật và các virus xâm nhập vào cơ thể. Tan tế bào Phức hợp tấn công màng được hình thành trong quá trình hoạt hoá bổ thể có khả năng làm tan nhiều loài vi sinh vật, các virus, hồng cầu và các tế bào có nhân. Vì quá trình hoạt hoá bổ thể theo con đường không cổ điển thường xuất hiện mà không cần phải có sự tương tác của kháng nguyên và kháng thể ban đầu, do vậy con đường này có vai trò như một hệ thống tự nhiên quan trọng trong đề kháng không đặc hiệu chống lại nhiễm các vi sinh vật. Yêu cầu cần phải có tương tác ban đầu của kháng nguyên với kháng thể để hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ điển bổ xung vào hệ thống đề kháng tự nhiên không đặc hiệu của con đường không cổ điển một cơ chế đề kháng đặc hiệu hơn. Không ít thì nhiều cuốn sách này cũng đã đề cập đến vai trò của đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào trong đề kháng của túc chủ chống lại nhiễm virus. Tuy nhiên kháng thể và bổ thể lại đóng vai trò trong đề kháng chống virus và thường là cực kỳ quan trọng trong việc kiềm chế sự lan rộng của virus trong thời kỳ nhiễm cấp tính và ngăn ngừa tái nhiễm. Hầu hết - hy vọng là tất cả - các virus có vỏ đều nhậy cảm với hiện tượng tan tế bào nhờ bổ thể. Vỏ của virus hầu hết có nguồn gốc từ màng nguyên sinh chất của tế bào túc chủ bị nhiễm virus và vì thế nó dễ bị hình thành các lỗ do phức hợp tấn công màng. Các virus gây bệnh bị tiêu huỷ bằng cách tan tế bào do bổ thể gồm có các virus herpes, các virus myxo (myxovirusses), paramyxo (paramyxoviruses) và các virus retro (retroviruses). Hệ thống bổ thường rất hiệu quả trong việc làm tan các vi khuẩn gram âm. Ngược lại, các vi khuẩn grâm dương thường kháng lại hiện tượng này vì chúng có một lớp peptidoglycan ở thành của chúng, lớp này có tác dụng ngăn cản không cho phức hợp tấn công màng cài vào màng trong của vi khuẩn. Một vài vi khuẩn gram âm cũng có thể kháng lại hiện tượng tan tế bào bởi bổ thể, các trường hợp này thường có liên quan đến độc lực của vi sinh vật. Trường hợp Escherichia coli và Salmonella kháng lại bổ thể thường liên quan với phân type vi khuẩn trơn, các type này có đặc điểm là có các chuỗi bên dài có bản chất là các polysaccharide trong thành phần lipopoly-saccharitde (LPS) thành tế bào vi khuẩn. Người ta cho rằng các chủng kháng lại bổ thể có lượng PLS thành tế bào tăng do vậy đã ngăn ngừa được sự cắm của phức hợp tấn công màng vào màng vi khuẩn và vì thế mà phức hợp này bị giải phóng ra khỏi màng chứ không tạo thành các lỗ. Các chủng Neisseria gonorrhoeae kháng lại hiện tượng giết chết thông qua bổ thể có liên quan đến các trường hợp nhiễm gnococcus rải rác ở người. Có một số bằng chứng cho thấy các protein màng của các chủng Neisseria tương tác không đồng hoá trị với phức hợp tấn công màng và cản trở sự cài cắm của nó vào màng ngoài của tế bào. Các ví dụ về vi khuẩn gram âm kháng lại hiện tượng tan tế bào do bổ thể này chỉ là ngoại lệ còn hầu hết các vi khuẩn gram âm đều nhậy cảm với hiện tượng này. Các tế bào có nhân có xu hướng kháng lại hiện tượng tan tế bào do bổ thể hơn là các tế bào hồng cầu. Ðể làm tan được các tế bào có nhân thì cần phải tạo ra được nhiều phức hợp tấn công màng, trong khi đó thì chỉ cần một phức hợp tấn công màng là có thể làm tan được tế bào hồng cầu. Rất nhiều tế bào có nhân, trong đó có hầu hết các tế bào ung thư, có khả năng nhận chìm các phức hợp tấn công màng vào trong tế bào. Nếu phức hợp tấn công màng bị loại đi đủ sớm thì tế bào có thể sửa chữa lại bất cứ tổn thương màng nào và tái lập lại trạng thái ổn định về áp xuất thẩm thấu của nó. Ðó là lý do tại sao việc sử dụng kháng thể đơn clôn đặc hiệu với kháng nguyên của tế bào ung thư để tạo ra hiện tượng tan tế bào nhờ bổ thể thường không có kết quả; thực ra thì các kháng thể đơn clôn này phải được gắn các độc tố hoặc các chất đồng vị phóng xạ là các tác nhân có khả năng giết chết tế bào ung thư. . HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 7) Thụ thể type 3 và 4 dành cho bổ thể (CR3 và CR4) Các thụ thể type 3 và 4 dành cho bổ thể gắn chủ yếu vào sản phẩm phân rã của. Yêu cầu cần phải có tương tác ban đầu của kháng nguyên với kháng thể để hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ điển bổ xung vào hệ thống đề kháng tự nhiên không đặc hiệu của con đường không cổ điển. gian hoá học có hoạt động dược lý. Vai trò sinh học của bổ thể Bổ thể có vai trò như một thành phần trung gian quan trọng của đáp ứng thể dịch bằng cách khuếch đại đáp ứng lên và chuyển nó

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan