Sự phối ngũ các vị thuốc docx

6 2.5K 9
Sự phối ngũ các vị thuốc docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỰ PHỐI NGŨ CÁC VỊ THUỐC. Phối ngũ là việc sử dụng 2 vị thuốc trở lên căn cứ vào yêu cầu điều trị, tính năng dược vật tạo thành các bài thuốc dùng trên lâm sàng. Mục đích của sự phối ngũ các vị thuốc là để phát huy hiệu lực chữa bệnh, hạn chế tác dụng xấu của vị thuốc, mặt khác để thích ứng với những chứng hậu bao gồm nhiều triệu chứng phức tạp. Có mấy loại phối ngũ sau đây: 1. Đơn hành : Chỉ dùng 1 vị thuốc chuyên lực. Ví dụ: Độc Sâm thang. 2. Tương tu : dùng 2 thứ thuốc có cùng một tính năng tác dụng để hỗ trợ cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. 3. Tương sử : 2 vị thuốc trở lên có công năng chủ trị khác nhau dùng chung, một thứ là chính, một thứ là phụ để nâng cao hiệu quả điều trị. Tương tu và tương sử là hai loại phối ngũ thường thấy nhất. 4. Tương uý: khi một thứ thuốc có độc hoặc có tác dụng phụ dùng chung với một vị khác để chế ngự làm giảm độc, và tác dụng phụ như : Bán hạ sống gây ngứa dùng với Gừng cho hết ngứa tức là Bán hạ uý Sinh khương. 5. Tương sát : một vị thuốc có độc, dùng với một vị khác để tiêu trừ độc tính hoặc phản ứng phụ của vị kia. Ví dụ: Phòng phong giải độc Thạch tín, Đậu xanh giải độc Ba đậu. Tương uý và tương sát là sự phối ngũ thường thấy đối với các thuốc độc. 6. Tương ố: Hai thứ thuốc dùng chung với nhau thì kiềm chế nhau làm giảm hoặc làm mất hiệu lực của nhau như Hoàng cầm với Sinh khương, Hoàng cầm sẽ làm giảm tính ấm của Sinh khương. 7. Tương phản: một số ít thuốc đem phối ngũ gây tác dụng độc thêm hoặc tác dụng phụ mãnh liẹt như Ô đầu với Bán hạ, Cam thảo với Cam toại… Tương ố và tương phản là những sự phối ngũ nói lên sự cấm kỵ trong khi dùng thuốc. Bảy loại phối ngũ này gọi là thất tình hoà hợp. VI/- QUI CHẾ THUỐC ĐỘC Y HỌC DÂN TỘC ( Quyết định số 135-BYT/QĐ ngày 4/4/1963 của Bộ Y tế ) Bảng sử dụng một số loại thuốc độc theo Dược điển Việt Nam II ) Dạng Liều trung Liều trung Liều Liều tối STT Tên thuốc Bảng bảo dùng Bình một bình một tối đa đa dùng quản độc lần ngày dùng Một một ngày 1 Cà độc dược A Cao 1:1, 0,1g 0,3g 0,2g 0,6g Bột lá, uống Sống: A Cấm dùng 2 Ba đậu Chế: A Chế sương 0,01g 0,05g Uống 3 Hoàng nàn Sống: A Cấm dùng Chế: A Bột, uống 0,1g 0,4g 4 Ô đầu A Dùng ngoài tránh vết thương hở Sống: A Nói chung cấm dùng đường uống 5 Phụ tử Chế : B (Hắc Uống 3-6g fụ,Bạch phụ) Sống: A Dùng ngoài 6 Mã tiền Chế : A Uống (không dùng -Người lớn 0,05g 0,15g 0,1g 0,3g cho trẻ dưới 2 tuổi) - ≥ 3 tuổi Dùng liều tối đa 0,005g cho 1 tuổi 7 Thiềm tô Độc A Uống 1-10mg 20mg 8 Khinh phấn Độc B Uống 1g 2g 9 Hùng hoàng độc B Uống 0,4g 0,8g 10 Thạch tín Độc A Uống 1mg 10mg Qui định tạm thời về quuản lý và bào chế thuốc độc y học dân tộc . a. Quản lý thuốc. Loại A: Ba đậu, Hoàng nàn, Mã tiền, Ô đầu, Phụ tử. Lương y hoặc những người có bài thuốc gia truyền muốn mua thuốc sống ( chưa bào chế giảm độc ) phải đem đăng ký đến cửa hàng, làm giấy biên nhận chịu trách nhiệm về việc bào chế, chế biến. Loại B: Phụ tử muối không bán thẳng cho bệnh nhân mà chỉ bán cho những người có bài thuốc gia truyền hoặc lương y để chế Phụ tử chế. Thủ tục như các thuốc loại A. b. Bào chế, chế biến thuốc y học dân tộc . Ba đậu chế : Bảng B Lấy hạt Ba đậu còn chắc, đạp dập, bỏ vỏ cứng, lấy nhân sao vàng, ép dùng giấy thấm hoặc vải hút bỏ hết dầu đến khi còn bã ( Ba đậu xương) đem sấy khô tán bột . Hoàng nàn chế : Bảng B Lấy vỏ thân, vỏ cành cây Hoàng nàn ngâm nước từ 12 giờ đến 24 giờ cạo hết vỏ vàng bên ngoài; ngâm nước vo gạo 3 ngày (ngày thay nước vo gạo 1 lần ) thái mỏng phơi khô. Mã tiền chế: Bảng B Lấy hạt của quả Mã tiền ngâm vào nước vo gạo đến khi mềm; cạo vứt vỏ ngoài và mầm, sau đó thái mỏng sấy khô tẩm dầu vừng một đêm sao cho vàng đậm ( khô hết dầu) cho vào lọ đậy kín. Ô đầu: Bảng A. Lấy củ mẹ khi chưa ra hoa hoặc củ con còn nhỏ của cây Ô đầu, rửa sạch thái mỏng ngâm rượu để xoa bóp ( dùng ngoài không được uống ). Phụ tử muối: Bảng B, còn gọi là Diêm phụ tử. Lấy củ con ( nhỏ, nhỡ, to ) của cây Ô đầu, cho vào muối như muối cá ( một lớp củ lại rắc một lớp muối ). Nén nặng, đậy kín, 6 tháng trở lên mới lấy ra dùng. Phụ tử muối : không bán thẳng cho bệnh nhân. Phụ tử chế: còn gọi là Hắc phụ tử, giảm độc bảng B Lấy Phụ tử muối cắt bỏ đầu, đuôi và rốn (chỗ nối giữa các củ với nhau )., cạo vỏ, thái mỏng dùng nước đậu đen đặc tẩm vào, phơi khô lại tẩm 3 lân, đem đồ như đồ xôi 1 giờ ( kể từ khi xôi nước) đem phơi khô thành Hắc phụ tử hay Phụ tử chế . VII/- CẤM KỴ KHI DÙNG THUỐC VÀ BÀO CHẾ THUỐC: 1. Cấm kỵ trong bào chế: Có nhiều vị thuốc, có nhiều chất kỵ kim loại khi chế biến không dùng dao sắt, đồng mà dùng dao nứa hoặc tre như: Hà thủ ô đỏ, Nhân sâm. Nhiều vị thuốc là hoa, lá chứa nhiều tinh dầu kỵ ánh nắng mặt trời hoặc lửa trực tiếp nên khi làm khô phải phơi âm can hoặc sấy hơi nóng ở nhiệt độ thấp như Cúc hoa, Tô diệp, Bạc hà, Tang diệp… 2. Cấm kỵ trong phối ngũ kê đơn. Có các vị thuốc phản nhau, khi kê đơn không được kê chung một đơn. Nếu dùng chung sẽ gây phản ứng nghịch nhau. (Theo Thần Nông bản thảo): Cam thảo phản: Cam toại , Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo. Ô đầu phản: Bối mẫu, Qua lâu, Bán hạ, Bạch liễm, Bạch cập. Lê lô phản: Tất cả các loại Sâm, Tế tân, Xích thược, Bạch thược. Và 19 vị uý nhau nếu dùng chung với nhau đó là: Lưu huỳnh uý Phác tiêu. Thuỷ ngân uý Thạch tín Uất kim uý Đinh hương Ba đậu uý Khiên ngưu Lang độc uý Mật đà tăng Nha tiêu uý Tam lăng Thảo ô, Ô đầu uý Tê giác Nhân sâm uý Ngũ linh chi Quế quan uý Xích thạch chi. 3. Cấm kỵ trong dùng thuốc: a. Cấm kỵ khi có bệnh: Khi có bệnh, người bệnh phải tránh dùng một số thứ như: Thịt gà, Cá chép, Ba ba; các chất cay nóng, kích thích. b. Cấm kỵ khi uống thuốc: - Uống thuốc ôn trung, khu hàn thì không ăn các thứ sống lạnh. - Uống thuốc kiện tỳ, tiêu thực thì không ăn các thức ăn béo, nhờn, tanh và khó tiêu. - Uống thuốc trấn tĩnh, an thần tránh ăn uống các loại chất kích thích (rượu, chè, cà phê, thuốc lá …) Trong dân gian quan niệm đậu xanh và rau muống có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc nên thường kiêng khi uống thuốc chữa bệnh . - Bạc hà kị Ba ba; Phục linh kỵ dấm; Miết giáp kỵ rau dền; Kinh giới kỵ thịt gà; Cát cánh, Cam thảo, Hoàng liên, Ô mai kỵ thịt lợn; Địa long kỵ đậu phụ; Bạch truật kiêng đào, mận…Uống Thổ phục linh, Uy linh tiên kiêng uống trà. c. Cấm kỵ trong khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai: + Loại cấm dùng: Ba đậu, Ban miêu, Khiên ngưu, Đại kích, Manh trùng, Thương lục, Xạ hương, Thuỷ điệt, Thiềm tô, Ngô công, Cam toại, Nguyên hoa, Tam lăng, Nga truật, Thạch tín, Hùng hoàng, Thuỷ ngân, Khinh phấn…các loại trên là các loại có tác dụng mạnh hoặc độc, có tác dụng trục thuỷ, tả hạ, phá khí, phá huyết khi dùng có thể gây hại tới người mẹ và thai nhi. + Loại dùng thận trọng: Bao gồm những loại hành huyết, phá huyết, thông kinh khứ ứ, hành khí phá kết, cay nóng như: Bán hạ, Can khương, Chỉ thực, Đại hoàng, Đơn bì, Chỉ xác, Hương phụ, Hồng hoa, Đào nhân, Ich mẫu, Quy vĩ, Nhũ hương, Một dược, Nhục quế, Phụ tử, Lô hội, Ngưu tất, Đông quỳ tử… . SỰ PHỐI NGŨ CÁC VỊ THUỐC. Phối ngũ là việc sử dụng 2 vị thuốc trở lên căn cứ vào yêu cầu điều trị, tính năng dược vật tạo thành các bài thuốc dùng trên lâm sàng. Mục đích của sự phối ngũ. phối ngũ các vị thuốc là để phát huy hiệu lực chữa bệnh, hạn chế tác dụng xấu của vị thuốc, mặt khác để thích ứng với những chứng hậu bao gồm nhiều triệu chứng phức tạp. Có mấy loại phối ngũ sau. một vị thuốc có độc, dùng với một vị khác để tiêu trừ độc tính hoặc phản ứng phụ của vị kia. Ví dụ: Phòng phong giải độc Thạch tín, Đậu xanh giải độc Ba đậu. Tương uý và tương sát là sự phối ngũ

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan