Kế hoạch xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực

6 309 0
Kế hoạch xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT ĐỊNH QUÁN TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM Số: …/KH-LVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Định Quán, ngày 27 tháng 9 năm 2009 KẾ HO*CH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC Năm học 2009 - 2010 A. CĂN CỨ -Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đọan 2008 – 2013 ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. -Kế hoạch Triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đọan 2008 – 2013 ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; -Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT Đồng Nai và Phòng GD-ĐT huyện Định Quán về việc Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực năm học 2009 - 2010; B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG 1- Những thuận lợi cơ bản: - Nhà trường đã có kế hoạch đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. CBGV và HS đều tham gia tích cực trong việc trồng và chăm sóc cây xanh. - Hoạt động dạy và học từng bước đi vào thực chất, CBGV nhiệt tình trong công tác, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh được phát huy quyền làm chủ trong mọi hoạt động học. - Nhà trường đã chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua nhiều hoạt động : Từ lồng ghép trong một số tiết học đến các hoạt động xã hội ; thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khoá, tuyên tuyền thực hiện đúng pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội. 2- Những khó khăn và tồn tại: - Mặc dù CSVC – KT và cảnh quan môi trường đã được đầu tư xây dựng qua nhiều năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay như : Chưa có nhà đa năng, phòng học bộ môn, phòng chức năng, sân thể dục thể thao và công trình vệ sinh ở các điểm trường lẻ ; ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh và tinh thần tiết kiệm của một bộ phận không nhỏ trong học sinh còn hạn chế. - Hoạt động dạy và học còn nhiều hạn chế, có đổi mới phương pháp nhưng chưa đều, chưa rộng và đặc biệt chưa lôi cuốn được học sinh chuyên cần trong học tập và chưa khuyến khích được đại bộ phận học sinh sáng tạo, vươn lên và có ý thức tự học. - Học sinh chưa thực sự làm chủ trong quá trình học tập vì quá trình dạy học, chúng ta có nhiều học sinh bỏ học, không ham học, ảnh hưởng các tệ nạn xã hội nên quá trình thực hiện các giải pháp đạt hiệu quả thấp. - Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mặc dù được quan tâm nhưng hiệu quả còn thấp, thể hiện: Kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm còn non ; nhiều học sinh thiếu ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, thiếu kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và ứng xử văn hoá. - Đã tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, lành mạnh kể cả các trò chơi dân gian nhưng chưa lôi cuốn được hầu hết học sinh tham gia nên hạn chế trong việc giáo dục. - Địa bàn không có khu di tích lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống Cách mạng cho học sinh. C. NỘI DUNG I. XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP XANH – S*CH – ĐẸP – AN TOÀN 1. Xây dựng nhà trường -Giáo dục ý thức : Giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường, vệ sinh công cộng và bảo vệ tài sản của nhà trường. Không có hành động vui chơi, sinh họat thiếu an tòan, có khả năng xảy ra tai nạn; -Chương trình hành động : Tổ chức và thực hiện NGÀY LAO ĐỘNG XANH mỗi tháng một lần vào ngày thứ 7 cho tất cả CB-GV-CNV và học sinh tham gia. Phân công mỗi lớp chăm sóc cố định 1 bồn hoa, mảng xanh hoặc góc vườn cho đến hết năm học. Đấu tranh phê phán những biểu hiện thiếu văn hóa, bạo hành, bạo lực thiếu an tòan trong sinh hoạt và vui chơi trong nhà trường; 2. Xây dựng lớp học -Giáo dục ý thức : Xem lớp học là ngôi nhà thân yêu sống và học tập hàng ngày, học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không viết vẽ trên bàn, trên tường. Cần trang hoàng lớp học thân thương, ấm cúng; -Tổ chức thực hiện : Tổ chức trang hoàng lớp học, phân công trực nhật vệ sinh hàng ngày sạch sẽ. Mua dụng cụ vệ sinh, nước uống. Ăn mặc đồng phục đến lớp đảm bảo tông màu “Trắng” truyền thống của tuổi học trò; Giáo viên chủ nhiệm cần vận động và tổ chức cho lớp đăng ký và thực hiện: LỚP TỰ QUẢN – ĐỘI VIÊN, NHI ĐỒNG CHĂM NGOAN. III. D*Y VÀ HỌC CÓ HIỆU QUẢ Thực hiện cuộc vận động : “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” 1. Đối với giáo viên : a. Công tác giảng dạy : -Nắm vững phương pháp và nghiệp vụ giảng dạy. Hiểu và thực hiện đúng qui chế thi, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; -Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học; -Tạo bầu không khí thân thiện, thiết kế và hướng dẫn học sinh làm đồ dùng học tập, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo, ý thức vươn lên của học sinh; b. Tinh thần tự học và sáng tạo : -Chuyên đề tự học : Mỗi giáo viên trong năm học ít nhất có một chuyên đề nghiên cứu tự học phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy và quản lý, giáo dục học sinh báo cáo trước tổ chuyên môn. Chuyên đề tự học phải thực tiễn, có tính ứng dụng cao và được thiết lập trong hồ sơ chuyên môn của giáo viên; -Dự giờ, thao giảng : Mỗi giáo viên dự giờ ít nhất 2 tiết/ tuần và thao giảng ít nhất 2 tiết/ năm học. -Chuyên đề nghiên cứu sáng tạo : Nhà trường khuyến khích giáo viên lập, đăng ký và báo cáo chuyên đề nghiên cứu sáng tạo, thiết thực phục vụ cho công tác dạy và học ở nhà trường; -Chuyên đề nghiên cứu sáng tạo của giáo viên sau khi đưa vào ứng dụng ở nhà trường có hiệu quả sẽ đăng ký Phòng GD–ĐT xét công nhận SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM cấp cơ sở; 2. Đối với học sinh : -Xác định động cơ và tinh thần, thái độ học tập. Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập; -Tích cực đổi mới phương pháp học tập. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho những học sinh học khá giỏi trao đổi kinh nghiệm học tập với bạn cùng lớp. Đội TNTP nhà trường tổ chức diễn đàn báo cáo kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khối, giữa các khối với nhau; -Tham gia làm đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập với giáo viên. Khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến và cùng với các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao; 3. Đối với cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ : -Nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ và tạo bầu không khí thân thiện trong quan hệ với học sinh; -Không ngừng học tập nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác phục vụ giảng dạy và học tập. -Đi đầu gương mẫu trong thực hiện hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ của nhà trường với tính chuyên nghiệp cao nhất. III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 1. Giáo dục cho học sinh hiểu kỹ năng sống là gì và tại sao phải rèn luyện kỹ năng sống ? 2. Kỹ năng sống cần phải rèn luyện : -Kỹ năng giao tiếp, ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh họat theo nhóm; -Kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; -Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; -Lễ giáo theo tập quán, truyền thống người Việt nam; 3. Tổ chức thực hiện : -Tổ chức cho học sinh tìm hiểu và trao đổi, thảo luận trong các giờ Hoạt động ngòai giờ lên lớp; -Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh nhận thức các kỹ năng và tổ chức các hoạt động tập thể để học sinh có điều kiện giao tiếp rèn luyện kỹ năng sống; -Tổ chức những hoạt động tham quan dã ngoại, họat động từ thiện . . . Rèn luyện nề nếp tác phong sinh hoạt học đường. IV. TỔ CHỨC CÁC HO*T ĐỘNG TẬP THỂ VUI TƯƠI, LÀNH M*NH 1. Tổ chức các hoạt động thể thao : -Tổ chức các giải bóng đá, cầu lông; -Tổ chức kéo co, cướp cờ, nhảy bao… 2. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ : a. Hoạt động văn hóa : -Hoạt động CLB Trường thi : Tổ chức sinh hoạt và giao lưu kể chuyện, ngâm thơ và ca hát. -Hoạt động Tờ tin Măng non : Giao mỗi lớp (đối với khối 4, 5) đảm nhận một số báo/ chủ điểm. -Phát thanh Măng non : Giao luân phiên mỗi Chi đội thực hiện một tuần/ Chi đội. Tổng phụ trách Đội thành lập Ban biên tập chung để theo dõi, quản lý và hướng dẫn các Chi đội thực hiện Tờ tin Măng non và Chương trình phát thanh Măng non, chấm điểm và biểu dương khen thưởng để động viên thi đua; b. Hoạt động văn nghệ : -Văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt nam 20.11 -Văn nghệ dân tộc : Dân ca - dân vũ; 3. Tổ chức các hoạt động chuyên đề : -Em vui học cùng bạn ; Rung chuông vàng ! Giao cho các Tổ khối luân phiên đảm nhận theo chủ đề hàng tháng, có chấm điểm đánh giá thi đua giữa các Tổ khối; -Diễn đàn Măng non : Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường có chủ đề và hướng dẫn thực hiện hàng tháng; V. HỌC SINH THAM GIA TÌM HIỂU, CHĂM SÓC VÀ PHÁT HUY GÍA TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, CÁCH M*NG Ở ĐỊA PHƯƠNG. 1. Tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ Định Quán và Tượng đài chiến thắng 17/3 nhân ngày 22.12; Tết cổ truyền 2. Tổ chức thi tìm hiểu : -Quá trình hình thành và phát triển Biên Hòa, Đồng Nai 300 năm; -Chiến thắng Định Quán 17/3. Những di tích lịch sử văn hóa ở Đồng Nai (Chiến khu D ; Di tích Trấn Biên). 3. Tổ chức tham quan dã ngoại : Viện Bảo tàng Đồng Nai ; Di tích Trấn Biên và các danh lam thắng cảnh ở Đồng Nai (Nếu có điều kiện). C. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Quán triện chủ trương, nội dung và biện pháp tổ chức thi đua; 2. Thành lập Ban chỉ đạo nhà trường với thành phần gồm : -Đại diện Ban giám hiệu làm Trưởng ban – Phụ trách chung -Đại diện BCH Công đoàn trường làm P. Trưởng ban – Phụ trách khối CB-GV-CNV; -Tổng phụ trách Đội nhà trường làm P.Trưởng ban – Phụ trách học sinh -Một số ủy viên là Khối trưởng và giáo viên phụ trách các mặt hoạt động : • Tổng hợp thi đua • Quản trị nề nếp tác phong • Tổ chức và điều phối các hoạt động 3. Tổ chức đăng ký thi đua : -Mỗi Tổ khối có một Kế hoạch hành động (kèm Bảng đăng ký thi đua của giáo viên trong tổ) và đăng ký thi đua trong Hội nghị CNVC; -Mỗi lớp có một chương trình hành động và đăng ký thi đua trong Lễ phát động thi đua của nhà trường; 4. Sơ, tổng kết phong trào thi đua : -Hàng tháng Ban chỉ đạo tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và đề ra chương trình hành động. Qua đó xếp loại cá nhân, tập thể để làm căn cứ sơ, tổng kết thi đua. -Kết thúc học kỳ I : Tổ chức Sơ kết phong trào thi đua; -Kết thúc năm học : Tổ chức Tổng kết phong trào thi đua; Qua sơ, tổng kết Ban chỉ đạo bình chọn cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng; 5. Hình thức khen thưởng : a.Đối với tập thể : Có 2 hình thức bình chọn xét khen thưởng sau : -Tập thể thi đua Xuất sắc; -Tập thể thi đua Khá nhất. b.Đối với các nhân : Có 3 hình thức bình chọn xét khen thưởng sau : -Cá nhân thi đua xuất sắc; -Cá nhân thi đua khá nhất; -Cá nhân thi đua vượt lên chính mình (Chỉ thực hiện đối với học sinh). Thành tích thi đua của cá nhân và tập thể được bình chọn xét khen thưởng. Hiệu trưởng sẽ cấp Giấy khen và kèm theo tặng phẩm để khích lệ. Đối với CB-GV-CNV là căn cứ để xét thi đua cuối năm, xét đề nghị nâng bậc lương trước niên hạn; 6. Tổ chức thực hiện : Ban chỉ đạo căn cứ kế hoạch này thiết lập thành những chỉ tiêu thi đua cụ thể phù hợp cho từng đối tượng trình Hiệu trưởng ký duyệt để thực hiện; Các tổ bộ môn, các đơn vị quản lý và GVCN lớp căn cứ kế hoạch chung của nhà trường, lập kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với từng lớp, tổ khối, công tác quản lý tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, làm cho học sinh yêu trường mến lớp, hình thành thái độ học tập tích cực. HIỆU TRƯỞNG Lê Thế Hiệu Nơi gửi: - Phòng GD&ĐT (báo cáo) - Đảng Uỷ, HĐND, UBND xã (Báo cáo). - Lãnh đạo, các tổ công tác (Theo dõi và tổ chức thực hiện). - CB-GV-CNV nhà trường (Thực hiện) . Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực năm học 2009 - 2010; B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG 1- Những thuận lợi cơ bản: - Nhà trường đã có kế hoạch đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường xanh. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. -Kế hoạch Triển khai phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đọan 2008 –. THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC Năm học 2009 - 2010 A. CĂN CỨ -Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đọan

Ngày đăng: 04/07/2014, 02:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan