Tâm lý tiêu dùng hiện đại pot

7 198 0
Tâm lý tiêu dùng hiện đại pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tâm lý tiêu dùng hiện đại Chỉ tiêu sụt giảm, sản xuất bị đình trệ, thất nghiệp gia tăng, các gói kích thích kinh tế, các biện pháp kích cầu không ngừng được đưa ra Sau sáu tháng, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng rõ nét khiến cuộc sống của nhiều người bị đảo lộn. Để đối phó với sự thay đổi này, ngày 26 và 27 tháng 3 vừa qua, nhiều chuyên gia về kinh tế, thương hiệu và giám đốc của các tập đoàn lớn đã cùng ngồi lại với nhau trong hội thảo "Tiếp thị đa phương diện tại Việt Nam", trong đó có một khía cạnh được quan tâm là phân tích tâm lý tiêu dùng của người dân trong thời điểm hiện nay. Đối mặt với suy thoái theo cách của người tiêu dùng hiện đại Một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp hiện nay là cách người tiêu dùng phản ứng với khủng hoảng. Nhưng trước khi tìm hiểu về sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, chúng ta hãy điểm qua đôi nét về chân dung người tiêu dùng thời hiện đại. Theo ông Richard Burrage, Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, với GDP tăng trung bình 7% mỗi năm trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Năm 2009, sáu thành phố lớn đã chiếm 40% dân số thành thị toàn quốc và tầng lớp trung lưu chiếm đến 54% dân số ở các thành thị. Tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh đã dẫn đến nhiều thay đổi trong xã hội và tạo ra một lớp người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống. Có đến 50% số người được hỏi tin rằng tiền là quan trọng nhất trong cuộc sống, chỉ ba trong 10 người không thể hiện sự giàu có và bảy trong 10 người tin rằng thành công được xác định bởi công việc. Từ buôn gánh bán bưng đến mở cửa hàng nhỏ hay các công ty lớn, ai cũng muốn làm chủ và luôn tấi bật để làm giàu. Người ta tìm mọi cách để thành công trong thời gian ngắn nhất. Những con người bận rộn này cũng rất nhạy cảm và phản ứng nhanh nhạy với những biến động của thị trường. Ông Richard Burrage cho biết, để chống lại cơn bão suy thoái kinh tế thì tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu cho các vật dụng hay dịch vụ đắt tiền như giải trí, ẩm thực, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, quần áo, điện tử gia dụng là biện pháp đầu tiên mà người tiêu dùng nghĩ đến. Những nghiên cứu gần đây của Công ty TNS (Taylor Nelson Sofres) cũng cho thấy, hơn 50% người tiêu dùng Việt Nam cho biết sẽ giảm chi tiêu hàng tháng trong năm 2009, mức giảm bình quân vào khoảng 10%/tháng. Trị giá đồng tiền Việt Nam giảm do lạm phát tăng nhanh trong vòng hai năm, từ mức bình quân 7% lên đến khoảng 20% trong năm 2008, khiến người tiêu dùng khá dè sẻn trong việc mở hầu bao chi tiêu. Họ cũng sẽ tỉnh táo trong việc cân nhắc về giá cả, chất lượng, thương hiệu và cũng đòi hỏi nhiều hơn cho mỗi đồng tiền mình bỏ ra. Niềm tin và cơ hội cho doanh nghiệp Mặc dù bị tác động không nhỏ bởi khủng hoảng nhưng nhiều người vẫn rất lạc quan về nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Cimigo, cho đến giữa năm 2008, chỉ số niềm tin của cả người dân lẫn doanh nghiệp vẫn còn ở mức khá cao, đến 90%. Ông Aaron Cross, Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cũng cho biết, Việt Nam đứng thứ chín trong 10 nước dẫn đầu về niềm tin đối với nền kinh tế. Nguyên nhân này một phần chủ yếu là do niềm tin vào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế khiến người ta ít chú trọng vào quá khứ mà hy vọng nhiều ở tương lai, đặc biệt là những người trẻ, vốn chiếm hơn một nửa dân số. Do đó, cho dù có cắt giảm nhưng không có nghĩa là người ta sẽ ngừng chi tiêu. Không những thế, bên cạnh việc ham muốn thành công, người tiêu dùng Việt Nam còn rất thích thể hiện sự thành công của mình. "Hai phần ba số người được nghiên cứu quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm, sáu trong 10 người thích có những món đồ mới nhất, một phần ba thích mua những thương hiệu mới ngay khi chúng được tung ra thị trường - giá cả và thương hiệu đã trở thành "bộ mặt" phản ánh thành công của một người trong xã hội. Người tiêu dùng có thể cân nhắc rất kỹ ve mức giá phải trả cho các mặt hàng gia dụng, trong khi vẫn có thể chi trả một mức rất cao cho các mặt hàng xa xỉ khác, và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp và các nhà xây dựng thương hiệu", ông Richard Burrage phát biểu. Các diễn giả cũng nhất trí rằng với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế, các công ty có được sự hậu thuẫn rất lớn trong việc thay đổi cách thức tiếp cận cho phù hợp với hành vi mới của người tiêu dùng và có thể tạo ra hiệu quả cao về đầu tư tính trên mỗi chi phí bỏ ra. "Sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu thành thị và dân số trẻ với 52% ở độ tuổi dưới 25, khiến Việt Nam đứng số 1 trong vùng châu á - Thái Bình Dương về chi tiêu cho các sản phẩm công nghệ sau khi đã chi trả cho những nhu yếu phẩm, điều này đã mở ra một thế giới tuyệt vời cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận người tiêu dùng", ông Aaron Cross, Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam hào hứng phát biểu. Cụ thể là số người sử dụng điện thoại di động để chiếm đến 58% dân số thành thị (ở Hà Nội và TP.HCM là 740/0) và 37% dân số nông thôn, trong đó phần lớn là những người tiêu dùng có ảnh hưởng. Đặc biệt, trong thói quen sử dụng của người tiêu dùng, nhắn tin là hình thức được lựa chọn nhiều nhất và hành động này càng gia tăng trong khủng hoảng khi người ta đang cắt giảm chi phí. Đây là cơ hội để các công ty có thể tiếp cận người tiêu dùng. Có trên 40% số người được hỏi đồng ý nhận quảng cáo qua tin nhắn và trên 55% sẽ đọc những tin nhắn ấy và gửi đi cho bạn bè hoặc tham gia vào các hoạt động của nhãn hàng. Điều quan trọng là tạo ra những thông điệp hữu ích để tranh thủ thiện cảm này của họ, tránh những hình thức phản cảm như spam tin nhắn của một số đơn vị nhỏ lẻ đang diễn ra tràn lan hiện nay. Một hình thức cũng rất được quan tâm trong xu thế phát triển của thời đại mới cũng như việc tính toán về bài toán chi phí trong hoàn cảnh nóng bỏng hiện nay, đó là tiếp cận người tiêu dùng qua Internet. Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc Yahoo! Đông Nam á tại Việt Nam cho biết, với khoảng 20,7 triệu người sử dụng Internet, chiếm gần một phần tư dân số, Internet đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của người tiêu dùng, nhất là giới trẻ. Nhu cầu tìm kiếm thông tin cũng như bày tỏ và chia sẻ quan điểm khiến một xã hội 2.0 đã được tạo ra với sự gia tăng chóng mặt của các thành viên trên các diễn đàn, nhật ký điện tử (blog), mạng xã hội và rất nhiều hoạt động sôi động như chat, gửi tin nhắn, email, nghe nhạc, xem phim giải trí Các công ty nếu như không muốn đứng ngoài cuộc sống của người tiêu dùng thì phải kết nối với họ bằng những thông điệp và phương tiện truyền thông mang tính xã hội nhiều hơn. . cạnh được quan tâm là phân tích tâm lý tiêu dùng của người dân trong thời điểm hiện nay. Đối mặt với suy thoái theo cách của người tiêu dùng hiện đại Một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều. Tâm lý tiêu dùng hiện đại Chỉ tiêu sụt giảm, sản xuất bị đình trệ, thất nghiệp gia tăng, các gói kích thích kinh. nghiệp hiện nay là cách người tiêu dùng phản ứng với khủng hoảng. Nhưng trước khi tìm hiểu về sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, chúng ta hãy điểm qua đôi nét về chân dung người tiêu

Ngày đăng: 04/07/2014, 00:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan