Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Địa Lí

25 446 0
Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Địa Lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM Tài liệu Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Địa Lí. (tài liệu lưu hành nội bộ) HÀ NỘI- 2009 1 Lời nói đầu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học địa lí có vai trò hết sức quan trọng bởi thông qua việc kiểm tra, đánh gía chúng ta có được thông tin về trình độ, khả năng, về kết quả học tập của từng học sinh so với mục tiêu dạy học đã được xác định. Gần đây mục tiêu dạy học địa lí đã có sự thay đổi theo hướng chú ý tới năng lực xử lí thông tin, năng lực tự hoạt động của học sinh bên cạnh những yêu cầu về kiến thức địa lí và thái độ, tình cảm học sinh cần đạt được khi các em kết thúc cấp học trung học cơ sở, do đó cũng cần có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em. Yêu cầu khách quan, công bằng trong đánh giá cũng có tác động nhất định trong việc tìm kiếm những cách thức kiểm tra, đánh giá mới. Tài liệu này cung cấp một số hiểu biết về sự thay đổi trong kiểm tra, đánh giá của môn địa lí ở cấp trung học cơ sở tương ứng với sự thay đổi trong chương trình môn học, bao gồm cả những yêu cầu trong đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tài liệu đồng thời nêu ra một số gợi ý về các loại câu hỏi bài tập gắn với mục tiêu dạy học của từng bài trong sách giáo khoa địa lí, về cách ra đề kiểm tra trong quá trình dạy học địa lí ở cấp trung học cơ sở Căn cứ để biên soạn đề kiểm tra môn địa lí trước hết là mục tiêu giáo dục của bộ môn được cụ thể hóa cho từng lớp, từng chương và tới từng bài. Dưới đây sẽ trình bày mục tiêu chung của môn địa lí ở cấp trung học cơ sở và mục tiêu cụ thể môn địa lí ở từng lớp của cấp học này. 1 . Mục tiêu giáo dục môn địa lí a) Mục tiêu giáo dục môn địa lí cấp Trung học cơ sở Địa lí là một trong những môn văn hoá của nhà trường trung học cơ sở (THCS). Dạy học địa lí trong nhà trường THCS góp phần làm cho học sinh (HS) có được kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất - môi trường sống của con người, về những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, quốc gia; bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước, với xu thế của thời đại. Từ đích chung đó mục tiêu giáo dục của môn địa lí được cụ thể hoá trong các mặt giáo dục mà HS học xong THCS cần đạt như sau : (1) Kiến thức: - Có kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về môi trường sống của con người (các thành phần của môi trường và tác động qua lại giữa chúng); về các hoạt động của con người (quần cư, các hoạt động sản xuất chính của con người trên Trái Đất). - Biết được một số đặc điểm của tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của con người ở những khu vực khác nhau trên Trái Đất; qua đó thấy được sự đa dạng của tự nhiên, mối tương tác giữa các thành phần 2 của môi trường tự nhiên, giữa môi trường với con người, thấy được sự cần thiết phải kết hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển môi trường bền vững. - Hiểu biết tương đối vững chắc các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội và những vấn đề về môi trường của quê hương, đất nước. Trước hết HS phải có được hệ thống các khái niệm, thuật ngữ về các thành phần tự nhiên và các yếu tố cấu thành nên chúng như về địa quyển với các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng; về khí quyển với các thành phần của không khí, các tầng khí, các yếu tố của thời tiết, khí hậu; về sinh quyển với động vật, thực vật, HS cũng cần phải có kiến thức về sự vận động, sự thay đổi của các yếu tố trong từng quyển như sự thay đổi của các dạng địa hình; sự vận động của các khối khí, sự thay đổi của sinh vật theo không gian và thời gian. HS cũng phải biết rằng giữa các thành phần tự nhiên có quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau như gió thổi, nước chảy san bằng địa hình bề mặt gồ ghề của Trái Đất; địa hình núi cao gây nên sự khác biệt về khí hậu, về cảnh quan theo độ cao và theo sườn đón gió hay khuất gió HS cũng cần biết đến những thuật ngữ, khái niệm về các thành phần của hệ thống kinh tế - xã hội gồm con người và những hoạt động, những tổ chức do con người tạo ra trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng; sản xuất nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp và lĩnh vực dịch vụ; biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần kinh tế- xã hội, quan hệ giữa hệ thống kinh tế- xã hội với hệ thống tự nhiên. Cụ thể hơn nữa HS cần có được những kiến thức về dân số, gia tăng dân số, về quần cư; về các ngành sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế và các yếu tố tác động đến sự phát triển, sự phân bố của chúng; về sức ép của dân số đến sự phát triển kinh tế- xã hội, đến sự phát triển bền vững của môi trường. Hệ thống kiến thức đó cũng chính là công cụ giúp HS có thể tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế- xã hội trong những lãnh thổ khác nhau trên Trái Đất, từ qui mô toàn cầu, châu lục tới khu vực và quốc gia. Điều này mới thể hiện được bản chất của khoa học địa lí, đó là nghiên cứu, tìm hiểu về sự phân bố của các hiện tượng, sự vật địa lí trên toàn cầu. Những kiến thức về các mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế- xã hội sẽ giúp cho việc giải thích những hiện tượng, sự vật địa lí, sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của chúng, đặc biệt là những hiện tượng, sự vật xảy ra trên quê hương, đất nước. Cũng không thể bỏ qua một số lượng tối thiểu các địa danh và số liệu đảm bảo cho HS có thể trình bày những vấn đề đặc trưng của địa lí. (2) Kĩ năng - Sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lí (trước hết là kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội, kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, lập sơ đồ đơn giản) để tìm hiểu địa lí địa phương và tự bổ sung kiến thức địa lí cho mình . 3 - Sử dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng địa lí thường xảy ra trong môi trường HS đang sống và vận dụng một số kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống sản xuất ở địa phương. - Hình thành và rèn luyện khả năng thu thập, xử lí, tổng hợp và trình bày thông tin địa lí. Những kĩ năng này là rất cần thiết đối với người lao động bởi : - Các thao tác tư duy như quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá được tập dượt ở những tình huống cụ thể của môn địa lí như trong quá trình tìm hiểu về hiện tượng tạo núi; về diễn biến thời tiết, khí hậu; về sự thay đổi của chế độ nước sông, sẽ phối hợp cùng các môn học khác tăng khả năng phát triển trí tuệ của HS. - Kĩ năng thu thập, phân tích thông tin, tư liệu, số liệu, sử dụng bản đồ, phân tích biểu đồ, lập sơ đồ tạo cho người học vừa có khả năng tiếp tục bổ sung kiến thức địa lí cần thiết cho cuộc sống của từng cá nhân, vừa có thể vận dụng những kiến thức đã có để giải thích những hiện tượng, sự vật địa lí xảy ra quanh mình, vận dụng sự hiểu biết, kĩ năng của mình vào xử lí các tình huống của cuộc sống như tham gia vào các hoạt động khai thác và bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, hoặc thực hiện các hoạt động có liên quan đến môi trường một cách có ý thức. - Trong xã hội thông tin, giao lưu mở rộng, khả năng hợp tác trong công việc, năng lực thể hiện, bộc lộ những suy nghĩ, những hoạt động và kết quả hoạt động của cá nhân bằng nhiều hình thức là hết sức quan trọng. Những năng lực này cần được tiếp tục hình thành và phát triển ở cấp THCS. Môn địa lí có đủ điều kiện để góp phần thực hiện nhiệm vụ này nếu GV biết cách tổ chức cho HS được tham gia vào các hoạt động nhận thức ở trên lớp và có thời gian để trình bày lại kết quả làm việc, được nghe nhận xét, đánh giá của GV, của bạn bè về những kết quả đã đạt được và được khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ. Đối với cấp THCS, mức độ kiến thức, kĩ năng cần đạt chỉ ở mức phổ thông, cơ bản phù hợp với người lao động ở trình độ trung cấp, giúp người học có hiểu biết về môi trường sống của mình để từ đó có được cách ứng xử, thái độ, tình cảm phù hợp. (3) Thái độ, tình cảm - Tình yêu thiên nhiên và con người trong lao động; tình cảm đó được thể hiện qua việc tôn trọng các thành quả kinh tế, văn hoá Việt Nam, của các nước trên thế giới. - Niềm tin vào khoa học; có ý thức tìm hiểu cách giải thích khoa học về các hiện tượng, sự vật địa lí. - Tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, cộng đồng; có tinh thần sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. 4 b) Mục tiêu giáo dục môn địa lí ở từng lớp cấp Trung học cơ sở Lớp 6: Trái Đất- môi trường sống của con người (1) Kiến thức: - Trái Đất- hình dạng cầu của Trái Đất; cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng- bản đồ, một số yếu tố của bản đồ: tỉ lệ, kí hiệu, phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí. Trái Đất trong hệ mặt Trời, chuyển động của Trái Đất và hệ quả - Cấu tạo của Trái Đất, cấu tạo bên trong và lớp vỏ Trái Đất. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất - Địa chất, địa hình: Nội, ngoại lực và tác động của chúng trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất; núi lửa, động đất; các dạng địa hình; khoáng sản. - Khí hậu: Không khí, thành phần, các tầng và các khối khí; thời tiết, khí hậu, các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, khí áp, gió, hơi nước, mưa; các đới khí hậu. Thuỷ văn: Sông, lưu vực sông, nguồn cung cấp và chế độ nước; hồ và nguồn gốc một số loại hồ; biển và đại dương, chuyển động của nước biển và đại dương- dòng biển và ảnh hưởng của chúng đến khí hậu. - Đất,thực và động vật, những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố của chúng. (2) Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ để: nhận xét sự phân bố lục địa, đại dương; sự chuyển dịch của các lục địa; nhận biết các dạng địa hình, các dòng biển và sự phân bố của chúng, - Đọc biểu đồ khí hậu. - Vẽ sơ đồ lớp học. (3) Thái độ, tình cảm: - Có tình yêu thiên nhiên, ý thức tìm hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách khoa học, - Có niềm tin vào sự tồn tại khách quan của những hiện tượng địa lí tự nhiên, không đồng tình với những biểu hiện mê tín dị đoan. Lớp 7: Môi trường địa lí và các châu lục Phần I. Môi trường địa lí và hoạt động của con người (tiếp) - Cư dân trên Trái Đất: dân số thế giới, các chủng tộc, gia tăng dân số và phân bố dân cư - Các môi trường địa lí và hoạt động của con người (hoạt động kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, quần cư đô thị) ở các đới khí hậu: đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh và vùng núi cao, ở môi trường hoang mạc; mối quan hệ giữa con người và môi trường. Phân tích mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên ở một số đới khí hậu. 5 Phần II. Thiên nhiên, con người ở các châu lục (1) Kiến thức: - Sự phân chia thế giới thành các đại lục và châu lục, các nhóm nước trên thế giới. - Đặc điểm vị trí, giới hạn, tự nhiên (thuận lợi, khó khăn), dân cư , kinh tế (trình độ phát triển và các ngành kinh tế chủ yếu, phân bố) của các châu lục và những điểm cần chú ý đối với từng châu như sau: + Châu Phi: Cao nguyên lớn, khí hậu nóng và khô; vấn đề sắc tộc, gia tăng dân số nhanh, hiểm hoạ bệnh tật; đặc điểm nổi bật của khu Bắc Phi (người Arập- Bec be, văn minh Ai- Cập, khai thác dầu mỏ), Trung Phi (Chủng tộc Nêgrôit, đông dân nhất, khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp) và Nam Phi (Chủng tộc Nêgrôit và Ơ rôpêôit, kinh tế phát triển nhanh). + Châu Mĩ: * Bắc Mĩ: Tự nhiên phân hoá theo kinh tuyến; dân nhập cư, phân bố dân cư và đô thị hoá. Kinh tế phát triển, ngành công nghệ cao. Hoa Kì và tổ chức thương mại Bắc Mĩ. * Trung và Nam Mĩ: Nhiều kiểu môi trường tự nhiên; dân cư khá đông, gia tăng nhanh, đô thị lớn, văn hoá độc đáo; Thuộc địa trong quá khứ và ảnh hưởng của Hoa kì hiện nay; Cải cách ruộng đất và những khó khăn; Khai thác khu vực Amadôn; Khối kinh tế Nam Mĩ. + Châu Đại Dương: Đặc điểm tự nhiên (Ôxtrâylia), ít dân, dân nhập cư, đô thị hoá cao; Phát triển chăn nuôi, công nghiệp khai khoáng và chế biến + Châu Nam Cực: Đặc điểm tự nhiên, thám hiểm và nghiên cứu châu Nam Cực. + Châu Âu: Tính chất bán đảo, chuyển tiếp cảnh quan đại dương và lục địa; Dân số già, đô thị hoá; Công nghiệp truyền thống chuyển sang công nghiệp hiện đại, nông nghiệp ôn đới; Du lịch. Các đặc điểm nổi bật của các khu vực: Bắc Âu (địa hình băng hà cổ, núi già bị bào mòn, đồng bằng xen kẽ nhiều hồ băng hà; Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí); Tây và Trung Âu (Đồng bằng- nông nghiệp thâm canh cao; Núi già- tập trung nhiều vùng công nghiệp quan trọng; Núi trẻ- giao thông, du lịch); Nam Âu (khu vực không ổn định, mùa hè khô, nóng; nhiều công trình kiến trúc cổ, phát triển công nghiệp du lịch); Đông Âu (đồng bằng băng hà cổ rộng lớn, tính chất lục địa tăng từ tây sang đông; phát triển công nghiệp nặng). Liên minh châu Âu (EU): Sự ra đời và phát triển, các mục tiêu và việc mở rộng quan hệ với thế giới, EU- tổ chức thương mại hàng đầu thế giới. (2) Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ để xác định vị trí một số quốc gia, để giải thích và trình bày đặc điểm một số yếu tố tự nhiên hoặc sự phân bố các môi trường tự nhiên trên các châu lục, để nhận xét một số trung tâm công nghiệp, - Đọc và phân tích số liệu, biểu đồ kinh tế, 6 - Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu, biểu đồ cơ cấu kinh tế, - Viết báo cáo ngắn về một lãnh thổ trên cơ sở tư liệu được cung cấp. (3) Thái độ, tình cảm: - Có tình yêu thiên nhiên và người lao động, tôn trọng môi trường tự nhiên và thành quả kinh tế, văn hoá của các nước trên thế giới. Lớp 8: I.Thiên nhiên, con người ở các châu lục (tiếp) (1) Kiến thức + Châu A: Thiên nhiên đa dạng, nhiều tiềm năng, lắm thiên tai; Dân cư đông, gia tăng còn cao, tôn giáo có vai trò đáng kể. Các nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, một số ngành kinh tế chủ yếu. Đặc điểm chính của các khu vực: Tây A (hoang mạc, dầu mỏ và việc khai thác, Đạo Hồi; biến động về kinh tế, xã hội); Nam A (Gió mùa và ảnh hưởng của địa hình, tôn giáo và ảnh hưởng của tôn giáo, gió mùa và nhịp điệu sản xuất nông nghiệp); Đông A (đông dân, nền kinh tế tương đối phát triển với thế mạnh xuất khẩu); Đông Nam A (thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, dân số gia tăng không đều giữa các nước, văn hoá dân tộc đắc sắc, nông nghiệp lúa nước và xuất khẩu gạo, công nghiệp khai thác và ngành tiêu biểu của một số nước Đông Nam A); Khối ASEAN: quá trình thành lập, mục tiêu và các thành viên + Tổng kết: Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên; giữa tự nhiên và các hoạt động kinh tế; Tính địa đới và phi địa đới; Một số vấn đề mang tính toàn cầu (dân số, khai thác biển và bảo vệ môi trường) (2) Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa và các dòng biển, mối quan hệ giữa chúng; sự phân bố dân cư ở châu A, - Phân tích biểu đồ, số liệu về kinh tế (cán cân xuất nhập của một số quốc gia) - Viết báo cáo ngắn về một quốc gia Đông Nam A trên cơ sở của tư liệu được cung cấp. (3) Thái độ, tình cảm: - Có tình yêu thiên nhiên và người lao động, tôn trọng môi trường tự nhiên và thành quả kinh tế, văn hoá của các nước trên thế giới. II.Địa lí Việt Nam- Phần Địa lí tự nhiên (1) Kiến thức: - Địa lí tự nhiên: Vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ và giá trị của vị trí; Biển, đảo và quần đảo; Quá trình hình thành lãnh thổ; Địa hình và khoáng sản đa dạng; Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với sự phân hoá đa đạng do tác động của hoàn lưu khí quyển, của lãnh thổ kéo dài và địa hình đa dạng; Mạng lưới sông ngòi dày đặc; Đất và sinh vật ở đồng bằng, trung du, vùng núi, cao nguyên và vùng biển. 7 - Khái quát đặc điểm tự nhiên Việt Nam: Tính chất bán đảo, chủ yếu là đồi núi, cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng. Đặc điểm miền tự nhiên: Đông bắc và đồng bằng sông Hồng; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Địa lí địa phương: Tìm hiểu một địa điểm gần nơi trường đóng. (2) Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ chuyên ngành để nhận biết: các tỉnh, sự phân bố của các loại địa hình, khoáng sản, đất và sinh vật, - Phân tích các mối quan hệ địa hình- khí hậu, khí hậu- mạng lưới sông ngòi; So sánh đặc điểm tự nhiên các vùng miền, - Đọc lát cắt tổng hợp, - Điều tra, viết và trình bày báo cáo về một địa điểm ở địa phương. (3) Thái độ, tình cảm: - Có tình yêu đối với môi trường tự nhiên của quê hương, đất nước, - Có ý thức tìm hiểu, giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên của quê hương, đất nước, - Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên ở quê hương. Lớp 9: Địa lí Việt Nam (tiếp) (1) Kiến thức Phần Địa lí dân cư: Cộng đồng dân tộc thống nhất, các dân tộc cùng chung sức xây dựng và bảo vệ đất nước; dân số, gia tăng dân số và kết cấu dân số Việt nam; Quần cư và phân bố dân cư Việt nam; Lao động việc làm và chất lượng cuộc sống. Phần Địa lí kinh tế: Những giai đoạn chính của phát triển kinh tế, đặc điểm nền kinh tế; Những nhân tố ảnh hưởng, vai trò và tình hình phát triển, phân bố các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Phần Sự phân hoá lãnh thổ (các vùng miền): Đặc điểm vị trí, giới hạn, giá trị kinh tế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư, xã hội và tình hình phát triển kinh tế với các ngành, các trung tâm kinh tế tiêu biểu và hướng phát triển của Trung du và miền núi Bắc Bộ (Việt Trì, Thái Nguyên, Lạng Sơn); Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng); Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Vinh, Huế); Duyên hải Nam Trung Bộ (Đà nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang); Tây Nguyên (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Cu); Đông Nam Bộ (Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu); Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Mĩ Tho). Phần Địa lí địa phương: Vị trí địa lí và ý nghĩa; đặc điểm tự nhiên và giá trị kinh tế; đặc điểm dân cư, kinh tế. Việc sử dụng, bảo vệ tự nhiên. (2) Kĩ năng: 8 - Đọc bản đồ, phân tích, đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp của một vùng. - Phân tích, so sánh số liệu, biểu đồ để nhận biết sự phát triển dân số (tháp dân số); giải thích sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam, tình hình sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở trung du miền núi phía bắc với Tây Nguyên; So sánh một số ngành công nghiệp trọng điểm của một vùng với của toàn quốc; Phân tích kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. - Vẽ biểu đồ và phân tích: Sự thay đổi cơ cấu của các ngành nông nghiệp (trồng trọt- chăn nuôi, cây lương thực và cây công nghiệp); Mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lượng thực và bình quân đầu người ở đồng bằng sông Hồng; Tình hình phát triển ngành thuỷ, hải sản ở đồng bằng sông Cửu Long - Viết và trình bày báo cáo địa lí địa phương. (3) Thái độ, tình cảm: - Có tình yêu đối với thiên nhiên, với các thành quả kinh tế, văn hoá của quê hương, đất nước, - Có ý thức tìm hiểu, giải thích một cách khoa học các hiện tượng địa lí xảy ra ở địa phương, - Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hoá nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng, quê hương, đất nước. 2. Thực trạng công tác kiểm tra kết quả học tập môn Địa lí ở trường trung học cơ sở - Trong môn địa lí hiện nay, việc kiểm tra vẫn thiên về những kiến thức được HS ghi nhớ máy móc, đôi khi có một số câu hỏi suy luận. Như vậy học sinh chủ yếu chỉ cần tái hiện những kiến thức được tiếp nhận trên lớp là đạt yêu cầu và ghi lại đủ ý là đạt điểm tối đa. - Các kiến thức được kiểm tra đánh giá chủ yếu là kiến thức lý thuyết. Kĩ năng địa lí ít được các giáo viên quan tâm nên số câu hỏi về kĩ năng thường chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu đề kiểm tra, đề thi. Điều này thể hiện rõ qua việc các em không biết hoặc còn lúng túng khi sử dụng bản đồ, kể cả những lược đồ đơn giản trong SGK, không phân biệt phương hưóng trong bản đồ cũng như ngoài thực địa. Các đề kiểm tra, đề thi thường đơn điệu, phần lớn là các câu hỏi và đáp án theo kiểu trắc nghiệm tự luận, ít áp dụng các phương pháp trắc nghiệm khách quan, làm cho kết quả đánh giá phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người đánh giá. - Các kiến thức kiểm tra, đánh giá được gói gọn trong chương trình môn học của một lớp, kể cả việc thi hết cấp. Vì vậy khó có thể đánh giá được mức độ hiểu và nắm vững các kiến thức cần thiết, đã được học ở cấp THCS. - Trong đánh giá mới chỉ tập trung vào việc giáo viên đánh giá học sinh, ít tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau. Việc đánh giá còn mạng nặng tính chủ quan do chưa có chuẩn chung quy định rõ mức độ cần đạt trong toàn quốc nên kết quả đánh giá giữa các giáo viên, giữa các trường và các tỉnh thường là khác nhau. 9 Cách đánh giá như hiện nay đã dẫn tới việc học vẹt, học tủ của học sinh. Kết quả đánh giá chủ yếu chỉ nêu lên được mức độ ghi nhớ bài của học sinh, khó đánh giá được trình độ tư duy, khả năng phát triển trí tuệ cũng như năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng địa lí của học sinh. Cách đánh giá này gắn liền với phương pháp dạy học thông báo, minh hoạ, với loại “SGK kín” chỉ nhằm cung cấp thông tin một chiều từ thầy đến trò. - Nguyên nhân chính của những tồn tại trên là do việc kiểm tra, đánh giá chưa được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ mà chỉ theo kinh nghiệm của giáo viên và thường không đảm bảo xuất phát từ mục tiêu dạy học, chưa bao quát được yêu cầu về nội dung và phương pháp đặc trưng của môn học; mặt khác do mục tiêu dạy học bộ môn nói chung và của từng bài nói riêng cũng thường tập trung vào kiến thức và thiếu cụ thể; phương pháp và công cụ đánh giá chưa đa dạng, thiêú sự phối hợp giữa kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận. 3. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn địa lí ở trường Trung học cơ sở a) Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá : Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra, công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, của tập thể lớp, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của cá nhân HS, khuyến khích, thúc đẩy việc học tập của các em. Mặt khác các kết quả kiểm tra, đánh giá còn có tác dụng giúp cho cán bộ quản lí giáo dục ở các cấp biết mức độ đạt được so với mục tiêu môn học để họ có thể điều chỉnh hoạt động chuyên môn cũng như có các hỗ trợ khác nhằm đạt được đến mục tiêu xác định. Các kết quả này còn giúp cho việc phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình, sách giáo khoa, khi cần thiết có thể kiến nghị các tác giả điều chỉnh lại. Các kết quả kiểm tra, đánh giá có thể cung cấp những thông tin chính xác, tổng quát về kết quả học tập bộ môn cho các đối tượng khác như các nhà thiết kế chương trình khi cần xác định chuẩn (chương trình chi tiết); các cán bộ chỉ đạo khi hướng dẫn thực hiện chương trình ở các vùng miền khác nhau hoặc giúp phụ huynh học sinh khi họ lựa chọn cách giáo dục, chọn hướng nghề nghiệp cho con em họ. b) Yêu cầu của đổi mới việc kiểm, đánh giá kết quả học tập địa lí của học sinh: Kết quả kiểm tra phải cung cấp được các thông tin đầy đủ, khách quan phản ánh được các yêu cầu, nhiệm vụ của dạy học địa lí để từ đó có thể so sánh, phân tích và đánh giá mức độ đạt được của người học so với mục tiêu dạy học, bao gồm cả kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm. Việc kiểm tra, đánh giá về cơ bản phải đảm bảo theo các yêu cầu sau : - Đảm bảo phản ánh được việc thực hiện mục tiêu giáo dục : Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu giáo dục môn học đã được thể hiện 10 [...]... trình đánh giá: Hoạt động đánh giá được tiến hành theo các bước sau: - Xác định mục đích, yêu cầu đánh giá: đánh giá để xác định trình độ học sinh khi bước vào một giai đoạn học tập mới, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại một thời điểm (sau một bài học, sau vài bài học, ) hoặc đánh giá tổng kết sự phát triển của học sinh sau cả học kỳ, cả năm học - Xác định đối tượng, nội dung và hình thức đánh giá: ... đề kiểm tra cần được đổi mới theo hướng phối hợp với tự kiểm tra của học sinh để đảm bảo cung cấp nhiều thông tin cho việc đánh giá toàn diện và hệ thống kết quả học tập của học sinh c) Nội dung kiểm tra, đánh giá : - Phối hợp chặt chẽ, hữu cơ giữa đánh giá mức độ đạt được về mặt kiến thức địa lí với kĩ năng chung và kĩ năng đặc trưng của địa lí Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng HS... theo mục đích và yêu cầu đánh giá, đồng thời có những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng học tập bộ môn của học sinh f) Hình thức đánh giá (f1.) Hình thức đánh giá Để có thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh, cần tiến hành kiểm tra thường xuyên trong từng tiết học và kiểm tra định kỳ vào giữa, cuối học kỳ và cuối năm học - Kiểm tra thường xuyên... đa số học sinh * Hình thức câu hỏi kiểm tra đa dạng g Quy trình biên soạn đề kiểm tra địa lí (1) Xác định mục tiêu kiểm tra: Kiểm tra kiến thức, kĩ năng học sinh ở bài học trước liên quan trực tiếp việc tiếp thu bài mới; kiểm tra quá trình tiếp thu bài của học sinh trong từng tiết học; kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau một bài học, một chương, một số chương; kiểm tra kết quả học tập của học sinh... mối quan hệ nhân quả đặc trưng cho môn địa lí + Về mặt kiến thức: kết quả học tập của HS cấp trung học cơ sở chủ yếu được đánh giá theo 3 mức độ : * Mức độ nhận biết (ghi nhớ, tái hiện) như : ghi nhớ các dấu hiệu đặc trưng của các khái niệm địa lí, ghi nhớ một số địa danh, số liệu * Mức độ hiểu : giải thích, chứng minh, phân tích được các mối quan hệ địa lí, các sự vật, hiện tượng địa lí * Mức độ vận... đầu tiết học bài mới hoặc trong quá trình giảng bài mới khi nội dung bài mới có liên quan đến kiến thức học sinh đã học Việc đổi mới cách viết sách giáo khoa tạo điều kiện tổ chức cho học sinh tự làm việc, tự vận dụng các kĩ năng địa lí để tìm ra kiến thức mới Do đó phương pháp kiểm tra miệng còn có thể và cần thực hiện cả trong khi học sinh trình bày lại kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm Giáo viên... năng, thái độ học tập của học sinh thông qua nhiều hình thức kiểm tra, tránh chỉ kiểm tra đơn thuần những kiến thức HS ghi nhớ được sau mỗi bài học, mỗi chương Hai phương pháp thường được xử dụng đó là kiểm tra bằng trắc nghiệm và quan sát hoạt động học tập của HS - Quan sát việc học địa lí của học sinh: là cách thu thập thông tin về tình hình, khả năng và trình độ học tập môn địa lí của từng học sinh qua... về kết quả học tập của HS trong suốt quá trình dạy học và được thực hiện thông qua : + Quan sát việc học địa lí của học sinh : Giáo viên quan sát các hoạt động của HS diễn ra trong từng tiết học địa lí, nhận xét mức độ tập trung nghe giảng; ý thức tham gia, đóng góp ý kiến vào bài giảng; mức độ tham gia hoạt động của nhóm, ghi chép bài đầy đủ,… + Kiểm tra miệng: Kiểm tra những kiến thức HS vừa học ơ... các hoạt động học tập và từ đó tiếp nhận các kiến thức Do đó các câu hỏi, bài tập kiểm tra phải đảm bảo thể hiện cả mặt kiến thức lẫn kĩ năng địa lí - Đánh giá toàn diện hoạt động học tập : ở đây không chỉ đề cập kiến thức, kĩ năng và qua đó đến cả mức độ phát triển trí tuệ của HS mà cần chú ý cả các yêu cầu giáo dục khác như giáo dục thái độ, tình cảm, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục các giá trị, Đưa... tra vở ghi bài và bài thực hành Hình thức kiểm tra này có thể thực hiện 1 lần trong một học kỳ Việc theo dõi vở ghi bài giúp giáo viên biết được việc học của học sinh, qua đó giáo viên có thể đánh giá thái độ học tập bộ môn địa lí của các em (f3.) Hình thức thiết kế câu hỏi Đa dạng hoá các phương thức kiểm tra, đánh giá thể hiện qua việc phối hợp linh hoạt giữa hai loại hình câu hỏi kiểm tra: trắc nghiệm . quan và tự luận. 3. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn địa lí ở trường Trung học cơ sở a) Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá : Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm mục đích. chung của môn địa lí ở cấp trung học cơ sở và mục tiêu cụ thể môn địa lí ở từng lớp của cấp học này. 1 . Mục tiêu giáo dục môn địa lí a) Mục tiêu giáo dục môn địa lí cấp Trung học cơ sở Địa lí là. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM Tài liệu Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Địa Lí. (tài liệu lưu hành nội bộ) HÀ NỘI- 2009 1 Lời nói đầu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học

Ngày đăng: 04/07/2014, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan