Bài 35 Sinh học 11 Căn bản

8 7.1K 28
Bài 35 Sinh học 11 Căn bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết Bài 35 HOOCMÔN THỰC VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm về hooc môn thực vật. - Kể được 5 loại hoocmôn thực vật đã biết và trình bày tác động đặc trưng của mỗi loại hooc môn. - Mô tả được 3 ứng dụng trong nông nghiệp đối với từng hooc môn thuộc nhóm chất kích thích. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, làm việc SGK, vận dụng thực tế. 3. Thái độ: - Bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. II. TRỌNG TÂM: Nơi sản sinh, phân bố, tác động sinh lí của các hoocmôn thực vật đối với sự sinh trưởng của cây và ứng dụng của từng loại hoocmôn thực vật. III. CHUẨN BỊ: + Hình: Một số hình sưu tập trên mạng. + Bài giảng điện tử Bài 35 IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: + SGK tìm tòi. + Vấn đáp gợi mở. + Trực quan tìm tòi V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Kiểm tra bài cũ. Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 - Câu 1 - Sinh trưởng ở thực vật là gì? - Câu 2 - Sinh trưởng chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? 2. Giảng bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động : Tìm hiểu Khái niệm hoocmôn - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Hooc môn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của hoocmôn thực vật? - HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung → kết luận - Dựa vào SGK cho biết có mấy nhóm hoocmôn thực vật? Đó là những nhóm nào? * Hoạt động : Tìm hiểu các loại hoocmôn - GV đưa ra câu hỏi: + Nhóm hoocmôn kích thích có mấy loại? Kể tên + Auxin được sinh ra ở đâu? - HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung → kết luận GV chiếu hình cho hoc sinh quan sát:(?) + Quan sát và nhận xét về ảnh hưởng của Auxin đến sự sinh trưởng của dâu tây + Trình bày Tác động sinh lí của AIA I. Khái niệm - Khái niệm: Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. - Đặc điểm chung: + Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. + Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. + Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. Có 2 nhóm - Hoocmôn kích thích. - Hoocmôn ức chế. II. Hoocmôn kích thích: 1) Auxin: Nơi sinh ra của auxin. - Auxin chủ yếu được sinh ra ở đỉnh của thân và cành. Tác dụng sinh lí của AIA: - Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào. Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 - HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung → kết luận + Nêu ứng dụng của AIA (?) - GV nêu câu hỏi: (?) Hãy cho biết Nơi sinh ra của GA - HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung → kết luận - GV chiếu 1 số hình về cây lúa lùn, cây ngô lùn, cây cải được xử lí bằng GA:(?) + Trình bày Tác động sinh lí của GA + Quan sát và trình bày tác động của GA đến sự sinh trưởng của thân cây ngô lùn + Nêu ứng dụng của GA. - HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung → kết luận - GV nêu câu hỏi: (?) Xitokinin có mấy loại? - Ở mức cơ thể: AIA tham gia nhiều hoạt động sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi, kích thích ra rễ phụ. - Auxin nhân tạo có cấu trúc và tính chất giống với AIA, nhưng không có enzim phân giải, tích lũy trong nông phẩm sẽ gây hại cho người và động vật. Ứng dụng: Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết 2. Gibêrelin (GA). Nơi sinh ra của gibêrelin (GA). - Chủ yếu ở lá và rễ, có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm. Tác động sinh lí của GA. - Ở mức tế bào, GA tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài của mỗi tế bào. - Ở mức cơ thể: Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột. Ứng dụng: Kích thích nảy mầm; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột. 3. Xitôkinin. - Xitôkinin là một nhóm các chất tự nhiên (ví dụ, zeatin) và nhân tạo (ví dụ, kinetin) có tác dụng gây ra sự phân chia tế Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 + Trình bày Tác động sinh lí của xitôkinin + Nêu ứng dụng của xitôkinin - HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung → kết luận - GV nêu câu hỏi: (?) Hoocmon ức chế có mấy loại? Kể tên + Nơi nào sản sinh ra êtilen? + Trình bày tác động sinh lí của êtilen . + Nêu ứng dụng của êtilen - HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung → kết luận + Nơi nào sản sinh ra AAB? + Trình bày tác động sinh lí của AAB. bào. Tác động sinh lí của xitôkinin: + Ở mức tế bào, xitôkinin kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào. + Mức cơ thể: hình thành các bộ phận của cây khi kết hợp với auxin ở nồng độ thích hợp. Ứng dụng: Sử dụng trong nuôi cấy mô, tế bào thực vật. III/ Hoocmôn ức chế: 1) Êtilen: - Khí êtilen được sản sinh ra trong hầu hết các phần khác nhau của thực vật, cũng được sinh ra nhiều trong thời gian rụng lá, hoa già, mô bị tổn thương. Tác động sinh lí của êtilen: - Thúc quả chóng chín, rụng lá. Ứng dụng: - Giúp quả chín nhanh, chín trái mùa. 2. Axit abxixic (AAB). - Được sinh ra trong lá, chóp rễ, tích lũy trong cơ quan hóa già. Tác động sinh lí của AAB: - Liên quan đến sự chín và ngủ của hạt, đóng mở khí khổng, loại bỏ hiện tượng sinh con. - Tương quan AAB/GA điều tiết trạng thái Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 + Nêu ứng dụng của êtilen - HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động: Tìm hiểu tương quan hoocmôn thực vật - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi + Trình bày mối tương quan giữa hoocmôn điều tiết sinh trưởng và hoocmôn điều tiết phát triển. Cho VD HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung → kết luận ngủ và hoạt động của hạt. Ứng dụng: - Gây trạng thái ngủ của chồi. - Kích thích rụng lá, quả, đóng lỗ khí trong điều kiện khô hạn III. Tương quan Hoocmôn thực vật - Tương quan giữa hoocmôn điều tiết sinh trưởng và hoocmôn điều tiết phát triển của thực vật gồm: + Tương quan của hoocmôn kích thích so với hoocmôn ức chế sinh trưởng là ABB và Gibêrêrin. + Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau: Auxin/Xitôkinin 3. Củng cố: Ghép tên Hoocmôn với ứng dụng của nó. Hoocmôn Ứng dụng Auxin Kích thích ra rễ của cành giâm (chiết). Gibêrin Tạo quả không hạt, kích thích sinh trưởng chiều cao. Xitôkinin Gây ra sự phân chia tế bào, hình thành chồi thân khi kết hợp với nồng độ Auxin thích hợp. Êtilen Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây dứa Axit abxixic Điều tiết trạng thái ngủ và họat động của hạt 4. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân cần phải sử dụng hoocmôn thực vật như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? - Tại sao cây lúa nước sâu (lúa ngoi) có thể luôn ngoi lên trên mặt nước khi nước lũ tràn về (25cm/ngày)? Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 - Đọc trước bài mới: bài 36 – Sự phát triển của thực vật có hoa RÚT KINH NGHIỆM Ngày , tháng , 2010 Tổ trưởng kí duyệt Thứ … ngày… tháng… năm 2009 Bài 35 HOOCMON THỰC VẬT I. Khái niệm. a. Định nghĩa. Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 Hoocmôn thực vật là do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng của cây. b. Đặc điểm chung: – Được tạo ra ở nhưng gây phản ứng ở trong cây. – Với nồng độ gây ra trong cơ thể. – Tính chuyên hóa nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. II. Hoocmôn kích thích. 1. Auxin (AIA) – Nơi sinh ra:. – Tác động sinh lí: + Mức tế bào: AIA kích thích tế bào. + Mức cơ thể: AIA như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi, kích thích ra rễ phụ. + Auxin nhân tạo có , nhưng không có , tích lũy trong nông phẩm sẽ gây hại cho người và động vật. 2. Gibêrelin (GA) – Nơi sinh ra: chủ yếu ở , có nhiều trong , , , đang nảy mầm. – Tác động sinh lí: + Mức tế bào: tăng số lần và của tế bào. + Mức cơ thể: Kích thích cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng cây; tạo quả không hạt; phân giải tinh bột. 3. Xitôkinin – Định nghĩa: là một nhóm các chất tự nhiên ( ) và nhân tạo ( ) có tác dụng – Tác động sinh lí: Trung Tâm GDTX Dầu Tiếng Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 + Mức tế bào: kích thích tế bào, làm chậm của tế bào. + Mức cơ thể: hình thành khi kết hợp với ở nồng độ thích hợp. III. Hoocmôn ức chế. 1) Êtilen: - Khí êtilen được sản sinh ra trong hầu hết các phần khác nhau của thực vật, cũng được sinh ra nhiều trong thời gian , , mô bị Tác động sinh lí của êtilen Ứng dụng: - Giúp quả 2. Axit abxixic (AAB). Được sinh ra trong lá, , tích lũy trong Tác động sinh lí của AAB: - Liên quan đến sự của hạt, đóng mở , loại bỏ hiện tượng - Tương quan AAB/ GA điều tiết và hoạt động của hạt. IV. Tương quan hoocmôn thực vật. Tương quan giữa hoocmôn điều tiết sinh trưởng và hoocmôn điều tiết phát triển của thực vật gồm: - Tương quan giữa hoocmôn và hoocmôn sinh trưởng. - Tương quan giữa các với nhau. . Tổ: Tự Nhiên GV: Nguyễn Phi Trường Môn: Sinh Học 11 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết Bài 35 HOOCMÔN THỰC VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được. Trường Môn: Sinh Học 11 - Câu 1 - Sinh trưởng ở thực vật là gì? - Câu 2 - Sinh trưởng chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? 2. Giảng bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt. Trường Môn: Sinh Học 11 - Đọc trước bài mới: bài 36 – Sự phát triển của thực vật có hoa RÚT KINH NGHIỆM Ngày , tháng , 2010 Tổ trưởng kí duyệt Thứ … ngày… tháng… năm 2009 Bài 35 HOOCMON

Ngày đăng: 04/07/2014, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan