Tiết 29- Bài 26/ HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN

4 3.1K 4
Tiết 29- Bài 26/ HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN THAO GIẢNG CẤP HUYỆN Năm học: 2009-2010 Họ tên GV: Lê Xuân Thiệt Đơn vị: Trường THCS Trần Quốc Toản – Phước Sơn – Quảng Nam Bài 26/ HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU - Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn . - Hiểu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn . - Hiểu được mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó . - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín . II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ - Mỗi Nhóm HS : + 2 pin, 1 vôn kế, 1 ampe kế, 7 dây dẫn, 1 công tắc, 1 đèn . - GV Chuẩn bị máy chiếu Projecter - Phiếu học tâp (Bảng 1/ Kết quả thí nghiệm 2) III. TỔ CHỨC LỚP 1.Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Sử dụng máy chiếu cho HS chon 1 trong 3 gói câu hỏi tuỳ theo khã năng của mỗi HS. Gói 1: (10 điểm ) Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: 500kV =…………………………V 220V =………………………….kV 0,5V =………………………… mV 6kV =…………………………….V Gói 2: ( 9 điểm) 2 /Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một giá trị nào? Hãy cho biết kí hiệu, đơn vị đo, dụng cụ đo giá trị đó. Gói 3: (8 điểm) 3/ Kẻ đoạn thẳng nối chữ a, b, c, d với số1, 2, 3, 4 tương ứng để có nội dung phù hợp nhất khi đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện Pin tròn 1,5V a 1 Vôn kế có giới hạn đo là 0,5V Pin vuông 4,5 b 2 Vôn kế có giới hạn đo là 20V Acquy 12V c 3 Vôn kế có giới hạn đo là 3V Pin mặt trời 400mV d 4 Vôn kế có giới hạn đo là 10V * Câu hỏi mở rộng:(1 điểm) Vôn kế là dụng cụ dùng để đo A. Đo cường độ dòng điện B. Đo lực C. Đo độ dài D. Đo hiệu điện thế IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC <Bài giảng này được thực hiện bằng giáo án điện tử> Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1. Tổ chức tình huống học tập . GV Đặt vấn đề: Trên các bóng đèn cũng như trên các dụng cụ dùng điện đều có ghi số vôn .Ví dụ: bóng đèn 2,5V;12V;220V. Liệu các số ghi này có ý nghĩa giống như ý nghĩa của số vôn được ghi trên các nguồn điện không ? HĐ2 : Làm thí nghiệm 1. GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm 1 theo nhóm để phát hiện xem giữa 2 đầu bóng đèn có hiệu điện thế như giữa 2 cực của nguồn điện hay không. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời C 1 : HĐ3 : Làm thí nghiệm 2. GV thông báo : Bóng đèn nào cũng như mọi dụng cụ và thiết bị điện khác không tự nó tạo ra hiệu điện thế giữa 2 đầu của nó. Để bóng đèn sáng ta phải mắc bóng đèn vào nguồn điện. Nghĩa là phải đặt 1 hiệu điện thế vào 2 đầu bóng đèn. Đọc phần mở bài I.Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. 1. Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện. - Thí nghiệm 1. C 1 :+ Vôn kế chỉ 0V + Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch luôn bằng 0 2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện. - Thí nghiệm 2. A V + - + - + - Một pin K Bóng đèn pin Hình 26.2 Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Yêu cầu các nhóm HS tiến hành thí nghiệm 2 theo các bước như yêu cầu của SGK. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm . GV: Kiểm tra hướng dẫn từng nhóm HS trong việc mắc mạch điện theo sơ đồ. - Yêu cầu các nhóm hoàn thành C 2 vào bảng 1 trang 73 SGK. - Lưu ý khi dùng nguồn 1pin và 2 pin GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời C 3 rút ra kết luận. HĐ4: Tìm hiểu ý nghĩa của hiệu điện thế định mức. GV? Có thể tăng mãi hiệu điện thế đặt vào 2 đầu bóng đèn hay không? Tại sao? HS: Trả lời. GV: Thông báo ý nghĩa của số vôn ghi trên đèn Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện GV: Yêu cầu HS trả lời C 4 . HS: Trả lời C 4 và thảo luận về câu trả lời. HĐ5: Tìm hiểu sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước. GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời C 5 . HS: Trả lời C 5 và thảo luận về câu trả lời. HĐ6: Củng cố - Vận dụng GV? Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch là bao nhiêu? HS: Bằng 0 GV? Bóng đèn đang sáng muốn nó sáng yếu hơn thì có thể làm như thế nào? HS: Giảm hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn. GV? 1 bóng đèn ghi 6V. Hỏi có thể mắc bóng đèn này vào hiệu điện thế bao nhiêu để nó không bị hỏng? HS: Hiệu điện thế nhỏ hơn hoặc bằng 6V. GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ cuối bài . GV: Yêu cầu HS trả lời C 6 , C 7 , C 8 . C 3 : * Kết luận: + Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn bằng 0 thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn. +Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. + Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. C 4 : Có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế bằng hoặc nhỏ hơn 2,5 vôn để nó không bị hỏng. II. Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước. C 5 : a, Chênh lệch mức nước b, Hiệu điện thế Dòng điện c, Chênh lệch mức nước nguồn điện Hiệu điện thế. III. Vận dụng Các sơ đồ bài C 6 , C 7 , C 8 . được chiếu trên màn chiều cho HS quan sát để chọn câu đúng C 6 : Chọn C Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HS : Lần lượt trả lời C 6, C 7 , C 8 và thảo luận về câu trả lời. GV: Cho HS đọc phần “có thể em chưa biết”. C 7 : Chọn A C 8 : Vôn kế trong sơ đồ C . IV / HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ GV : Hướng dẫn : - Học bài kết hợp SGK và vở ghi - thuộc phần ghi nhớ. - Làm các bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài : Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. . Nam Bài 26/ HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU - Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn . - Hiểu được hiệu điện thế. mọi dụng cụ và thiết bị điện khác không tự nó tạo ra hiệu điện thế giữa 2 đầu của nó. Để bóng đèn sáng ta phải mắc bóng đèn vào nguồn điện. Nghĩa là phải đặt 1 hiệu điện thế vào 2 đầu bóng. bóng đèn. Đọc phần mở bài I .Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. 1. Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện. - Thí nghiệm 1. C 1 :+ Vôn kế chỉ 0V + Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn khi chưa

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan