Giải phẫu mắt (Kỳ 4) doc

5 330 0
Giải phẫu mắt (Kỳ 4) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải phẫu mắt (Kỳ 4) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn + Điểm mù hay (ra thần kinh thị là một vòng tròn có đường kính l,5mm hơi trũng ở dưới cực sau nhãn cầu trăm và ở phía trong cực sau 3mm là nơi có các sợi dây thần kinh thị giác thoát ra. Đãi có một lõm ở giữa, là nơi có động mạch trung tâm võng mạc đi vào. + Điểm sáng hay là điểm vàng là một hõm dài 3mm, cao l,5mm và ở đúng cực sau của nhãn cầu, là nơi hình ảnh in rõ nhất. - Võng mạc thể mi: là phần võng mạc phủ mặt trong thể mi, gồm 1 lớp tế bào thượng bì không sắc tố ở trong và một lớp có sắc tạo ngoài. - Võng mạc mống mắt: là phần võng mạc phủ mặt sau mống mắt cho đến bờ con ngươi; cả 2 lớp tế bào đều chứa sắc tố. 2.2.2. Mạch thần kinh chung cho các màng * Động mạch: gồm có các động mạch mi trước, mi sau, động mạch mi ngắn, mi dài và động mạch trung tâm võng mạc. Tất cả đều là những nhánh của động mạch mắt (thuộc động mạch cảnh trong). * Thần kinh: chi phối cảm giác là do nhánh mắt của dây V, chi phối co giãn đồng tử do hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm. Các sợi phó giao cảm thì làm co đồng tử là dây nhìn gần, còn các sợi giao cảm thì làm giãn đồng tử là dây nhìn xa. 2.2.3. Các môi trường trong suốt gồm có Các môi trường trong suốt gồm có: - Nhân mắt hay thuỷ tinh cầu (lens): là một thấu kính lồi 2 mặt, đặc tính là trong suốt, đặc rắn và có thể thay đổi hình dạng tuỳ theo tia sáng đi qua. Ở người có tuổi thì nhân mắt càng rắn đặc, có xu hướng đục gọi là bệnh đục nhân mắt. 1. Dịch thuỷ tinh 2. Giác mạc 3. Thuỷ dịch (ở tiền phòng) 4. Nhân mắt (thuỷ tinh thể) 5. ống thấu quang (ống Cloquet) 6. Thuỷ dịch (ở hậu phòng) Hình 5.5. Các môi trường trong suốt của mắt Mặt sau tinh cầu lồi hơn mặt trước có thể tăng, giảm tuỳ theo sự điều tiết của mắt. Đường kính của tinh cầu khoảng 9-10 mui, dầy độ 4-5 lạm, nặng 0,2g. Tinh cầu được bọc trong một màng mỏng, có khả năng chun giãn gọi là màng nhân mắt hay mạc tinh cầu. Tinh cầu được giữ tại chỗ bởi các sợi trong suốt đi từ mặt trong thể mi tới mạc tinh cầu gọi là dây treo tinh cầu hay là dây chằng Zinn. Ở giữa các thớ sợi của dây chằng này có một ống sợi là ống Hanover và một số ống nhỏ thuộc ống bạch huyết để thông các khe ở phía trước với buồng sau của nhãn cầu. Tinh cầu hay nhân mắt không có mạch máu không có thần kinh đi tới, chất nuôi dưỡng cho nhân mắt đi từ các tụ mạch chảy vào các khe ở giữa các thớ của dây chằng Zinn tội nhân mắt, đồng thời chất tiết ra từ màng nhân mắt chảy và ống Hanover và các ống petit để đổ vào buồng sau nhãn cầu. - Thuỷ dịch (humor aquosus): là một chất dịch nằm ở trong khoang giữa nhân mắt với giác mạc, trong khoang này có lòng đen chia làm 2 buồng là buồng trước và buồng sau nhãn cầu, hai buồng này thông với nhau ở lỗ con ngươi. Chất dịch ở đây là do các mạch máu ở lòng đen và các ống petit và ở thể thuỷ tinh tiết ra tụ lại ở buồng sau rồi qua lỗ con ngươi chạy ra buồng trước rồi chảy vào ống Schlemm thoát ra hệ tĩnh mạch bên ngoài. Nói tóm lại chất dịch này được luân chuyển luôn luôn. - Dịch thuỷ tinh hay thuỷ tinh dịch (corqus vitreum): là một khối dịch trong suốt như lòng trắng trứng nằm ở trong khoang giữa nhân mắt và võng mạc và được bọc trong một màng gọi là màng thấu quang. Màng này rất dày ở chỗ giáp với võng mạc và mỏng ở vòng Zinn, ở mặt sau trong nhân mắt và màng này liên tiếp với thành ống Cloquet ở giữa. Dịch thuỷ tinh ở trẻ em rắn đặc hơn người lớn, ở giữa khối dịch này chia ra từng múi.Ống Cloquet hay ống stilling đi từ điểm mù tới cực sau của nhân mắt, ống bị thắt ở giữa, bè ở hai đầu. Khi ở bào thai có động mạch thấu quang đi tới nuôi dưỡng nhân mắt, ở người lớn thì ống này bé dần lại trong lòng ống chỉ có tổ chức hạch huyết. . Giải phẫu mắt (Kỳ 4) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn + Điểm mù hay (ra thần kinh thị là một. Tinh cầu hay nhân mắt không có mạch máu không có thần kinh đi tới, chất nuôi dưỡng cho nhân mắt đi từ các tụ mạch chảy vào các khe ở giữa các thớ của dây chằng Zinn tội nhân mắt, đồng thời chất. trung tâm võng mạc. Tất cả đều là những nhánh của động mạch mắt (thuộc động mạch cảnh trong). * Thần kinh: chi phối cảm giác là do nhánh mắt của dây V, chi phối co giãn đồng tử do hệ thần kinh

Ngày đăng: 03/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan