Để trẻ phát triển chiều cao tốt nhất pot

6 426 1
Để trẻ phát triển chiều cao tốt nhất pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để trẻ phát triển chiều cao tốt nhất Ngoài chế độ dinh dưỡng, di truyền còn có các yếu tố khác tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ như: vận động thể lực, giấc ngủ, môi trường sống Vận động hằng ngày, ngủ đủ giấc Tại buổi nói chuyện với các phụ huynh về sự phát triển chiều cao của trẻ ở lứa tuổi tiểu học tại TP.HCM hôm cuối tháng 9 vừa qua, bác sĩ Dương Công Minh (Trung tâm Dinh dưỡng, TP.HCM) cho biết: việc phát triển chiều cao chịu ảnh hưởng mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng (với 32%), kế đó là di truyền (23%), vận động thể lực (20%), ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như: việc chăm sóc trẻ, giấc ngủ, môi trường, ánh nắng Chiều cao của trẻ không chỉ bị ảnh hưởng bởi di truyền, dinh dưỡng Theo các bác sĩ, việc vận động sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, tăng cường dung nạp canxi vào mô xương, giúp cho xương dài ra và vững chắc hơn. Do vậy, cần tạo thói quen tập luyện, vận động (vừa sức) hằng ngày cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay thời gian học tập của trẻ khá bận rộn, căng thẳng, không gian sống quá chật hẹp, không thuận tiện cho việc luyện tập, vận động, khiến trẻ có thói quen thích những trò chơi ở trạng thái tĩnh (chơi game, đọc sách ). Trẻ ở các thành phố ít có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao. Với giấc ngủ, nếu trẻ ngủ sâu sẽ giúp tiết hormon tăng trưởng, giúp hấp thu canxi, kích thích xương trẻ dài ra và phát triển toàn diện về thể chất. Vì thế, cần cho trẻ ngủ lúc 9-10 giờ đêm, và thời gian trẻ ngủ ít nhất cũng phải được 8 giờ mỗi ngày. Việc chăm sóc trẻ phải đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống, giúp trẻ hạn chế, tránh được nhiều bệnh tật, nhờ đó trẻ có sức khỏe, tăng trưởng tốt. Biếng ăn là tình huống rất thường gặp ở trẻ, khiến bà mẹ lo lắng. Có trẻ vì biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. Trẻ phát triển thể chất bình thường khi đạt cân nặng và chiều cao trung bình theo tuổi như sau: - 6 tuổi: cao 116,1 cm, nặng 20,7 kg (với trẻ trai); cao 114,6 cm và nặng 19,5 kg (với trẻ gái). - 7 tuổi: cao 121,7 cm, nặng 22,9 kg (trẻ trai); cao 120,6 cm, nặng 21,8 kg (trẻ gái). - 8 tuổi: cao 127cm, nặng 25,3 kg (trẻ trai); cao 126,4 cm, nặng 24,8 kg (trẻ gái). Do vậy, cần điều trị biếng ăn, suy dinh dưỡng sớm, để giúp trẻ tăng trưởng. Một số trẻ không thích uống sữa, cần cho trẻ ăn thêm những thực phẩm được làm từ sữa (phô mai, sữa chua ), và những thực phẩm chứa nhiều canxi như, cua đồng, tôm, tép, ốc. Cần chú ý cho trẻ ăn thức ăn giàu sắt, bổ máu như: gan, thịt, cá, rau lá xanh Vitamin có trong cá tươi sẽ giúp trẻ hấp thu tốt chất sắt có trong thức ăn. Bên cạnh đó nhớ tẩy giun định kỳ (6 tháng/lần) đề phòng nhiễm giun gây mất chất sắt ở trẻ. Môi trường sống ô nhiễm dễ khiến trẻ mắc bệnh tật làm chậm quá trình tăng trưởng. Những giai đoạn quyết định Theo bác sĩ Dương Công Minh, có 3 giai đoạn quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ: - Giai đoạn trong bào thai: Trong suốt 9 tháng mang thai, thai phụ cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, tốt để tăng trọng - 9 tuổi: cao 132,2 cm, nặng 28,1 kg (trẻ trai); cao 132,2 cm, nặng 28,5 kg (trẻ gái). - 10 tuổi: cao 137,5 cm, nặng 31,4 kg (trẻ trai); cao 138,3 cm, nặng 32,5 kg (trẻ gái). lượng bình quân từ 10-12 kg, để em bé đạt độ dài cơ thể là 50 cm lúc mới sinh, và cân nặng khoảng 3 kg. - Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: Năm đầu trẻ có thể tăng đến 25 cm. Hai năm tiếp theo, mỗi năm có thể tăng 10 cm. - Giai đoạn dậy thì (trẻ gái 10-12 tuổi, trẻ trai 12-18 tuổi): Trong thời điểm tiền dậy thì, và dậy thì, chiều cao của trẻ có thể tăng vọt từ 8-12 cm mỗi năm nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, do vậy cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong suốt giai đoạn quan trọng này. Sau tuổi dậy thì, chiều cao ở trẻ tăng rất chậm. Trẻ lớn dần thì tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm lại so với những năm đầu đời. Việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi tiểu học là hết sức cần thiết nhằm chuẩn bị tốt cho sự tăng vọt chiều cao khi vào tuổi dậy thì. Thông thường các nhà chuyên môn ước tính chiều cao lúc trưởng thành của trẻ như sau: chiều cao của trẻ 10 tuổi bằng 80% chiều cao lúc trẻ trưởng thành; chiều cao lúc trưởng thành bằng gấp đôi chiều cao trẻ lúc 2 tuổi. Cụ thể, nếu bé 2 tuổi cao 85 cm, thì khi trưởng thành sẽ đạt chiều cao 1,7 mét, nếu được đảm bảo dinh dưỡng hợp lý. Giai đoạn từ 25-30 tuổi chiều cao không còn phát triển nữa. . Để trẻ phát triển chiều cao tốt nhất Ngoài chế độ dinh dưỡng, di truyền còn có các yếu tố khác tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ như: vận động thể lực,. chiều cao khi vào tuổi dậy thì. Thông thường các nhà chuyên môn ước tính chiều cao lúc trưởng thành của trẻ như sau: chiều cao của trẻ 10 tuổi bằng 80% chiều cao lúc trẻ trưởng thành; chiều cao. (với trẻ gái). - 7 tuổi: cao 121,7 cm, nặng 22,9 kg (trẻ trai); cao 120,6 cm, nặng 21,8 kg (trẻ gái). - 8 tuổi: cao 127cm, nặng 25,3 kg (trẻ trai); cao 126,4 cm, nặng 24,8 kg (trẻ gái).

Ngày đăng: 03/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan