DE AN XAY DUNG TCQG GIA DOAN 2010-2015.doc

9 333 0
DE AN XAY DUNG TCQG GIA DOAN 2010-2015.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD và Đào Tạo tỉnh Yên Bái Trường THPT Chu Văn An Số: 09/KH Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Văn Yên, ngày 19 tháng 5 năm 2006 Đề án Trường chuẩn quốc gia Giai đoạn 2006 - 2010 I. Sự cần thiết phải xây dựng đề án trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2006 - 2010. 1- Tình hình đặc điểm địa phương. Văn Yên là một huyện vùng núi phía bắc của tỉnh Yên Bái, được thành lập từ tháng 3 năm 1965. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 138.884 ha, dân số có 113.000 người, 27 đơn vị hành chính, 13 xã vùng cao, trong đó có 9 xã đặc biệt khó khăn, toàn huyện có 12 dân tộc anh em chung sống trong đó: - Dân tộc Kinh chiếm 62%. - Dân tộc Dao chiếm 19%. - Dân tộc Tày chiếm 14%. - Còn lại là các dân tộc khác. - Đồng bào theo đạo Thiên chúa chiếm 17% dân số toàn huyện. Trải qua 4 thập kỷ phấn đấu và trưởng thành, dưới ánh sáng của các Nghị quyết TW, Tỉnh, Huyện, qua các nhiệm kỳ. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của BCH Tỉnh uỷ. Huyện uỷ Văn Yên đã phát huy các thế mạnh thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội để phát truyển sản xuất, đã đạt được những thành tựu đáng kể, bộ mặt của Huyện dần dần được thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm tăng 10.5%, cơ cấu kinh tế giữa các ngành dần dần chiếm tỷ trọng hợp lý, tổng sản lượng lương thực, mức sống thu nhập bình quân đầu nguời năm sau cao hơn năm trước. Với tình hình kinh tế xã hội phát triển của Huyện, dẫn đến trình độ dấn trí ngày một được nâng cao, giáo dục và đào tạo được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ học sinh đi vào học THPT ngày càng đông, nhiều học sinh ở xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đã xin đi học, tỷ lệ thu hút số học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT hàng năm trên địa bàn huyện là từ 70% trở lên. 2 - Sự cần thiết phải xây dựng đề án. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy. “Vì lợi ích mười năm năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều năm qua Đảng ta luôn quan tâm chú trọng tới công tác giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 xác định mục tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả cao, tạo bước phát triển mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, năm 2001 - 2010. Trên thế giới cuộc các CM khoa học, công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức. Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân. Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Với bối cảnh trên đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong giáo dục. Các quốc gia đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn. Đại hội IX của Đảng đã tiếp tục khẳng định con đường CNH - HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt. Để đi tắt và đón đầu thì vai trò của giáo dục và khoa học công nghệ lại càng có tính quyết định, giáo dục phải đi trước một bước. Quá trình CNH - HĐH được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, sản xuất hàng hoá phát triển làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập tăng lên, xã hội tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, đồng thời cũng phải phục vụ đắc lực cho xã hội, kịp thời điều chỉnh về cơ cấu và quy mô, nâng cao trình độ đào tạo, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn. Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đạt ra những thách thức không nhỏ với giáo dục nước ta. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng với nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức kỹ năng, rèn luyện phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Do vậy cần vượt qua những thách thức, tranh thủ thời cơ để xây dựng 1 nền giáo dục tiên tiến, hiện đại. Để có điều đó thì từ các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT các đơn vị trường phải được xây dựng chuẩn theo quy định, tạo điều kiện tốt nhất để các em những chủ nhân tương lai của đất nước ngày một phát triển toàn diện, là những con người Việt Nam trong thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội. II – Cơ sở để xây dựng dự án. - Nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2006 – 2010. - Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010 (Ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ - TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ). - Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI về phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2006 – 2010 phục vụ phát triển Kinh tế – Xã hội của Tỉnh. - Quyết định của Bộ GD & ĐT về quy chế công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. - Quyết định về thư viện, phòng học bộ môn đạt chuẩn Quốc gia. III – Mục đích cua dự án. 1 – Phương hướng mục tiêu chung: Quán triệt Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Định hướng phát triển giáo dục, đào tạo giai đoạn 2006 – 2010 của ngành. Tiếp tục củng cố hệ thống quy mô trường lớp học sinh (tách phân hiệu II tại trung tâm xã An Bình thành trường độc lập). Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo trật tự kỷ cương trường học. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, dần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện mục tiêu “Chuẩn hoá - Hiện đại hoá - Xã hội hoá” góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện quy hoạch sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định, đảm bảo về số lượng, cơ cấu bộ môn, chất lượng theo hướng ổn định, tiêu chuẩn hoá. Dần tu sửa và làm mới phòng học, phòng chức năng, khu thể dục, thể thao đảm bảo theo yêu cầu. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá giáo dục, tập trung khai thác mọi nguồn lực, tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ theo tinh thần “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Xây dựng trường THPT chuẩn trên địa bàn Huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào các dân tộc được theo học ở môi trường tốt, có đủ điều kiện phát triển góp phần trong công cuộc nâng cao dân trí, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. 2 – Giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu: - Đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Sở giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính – Vật giá, Sở kế hoạch - Đầu tư, Sở nội vụ. Sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND các cấp để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí được Nhà nước cấp, nhân dân hỗ trợ, học phí … - Tập trung rà soát đối chiếu từng tiêu chuẩn, có kế hoạch cụ thể để phần đấu đạt dần từng yêu cầu cụ thể. - Bố trí sử dụng lực lượng giáo viên trong biên chế, (GV hợp đồng) đảm bảo hợp lý theo quy định. Liên kết phối hợp với các cơ quan ban ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương theo chủ trương xã hội hoá giáo dục. - Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để xây dựng cảnh quan, khuôn viên trường học. - Chú trọng nâng cao chất lượng, thực hiện nghiêm túc quy định của ngành, giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban; Chống học chay, học lệch. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy học sinh là nhân vật trung tâm” đưa công nghệ thông tin ứng dụng trong soạn giảng, thực hành và quản lý. - Đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” – Nêu gương điển hình, tiên tiến, thưởng phạt rõ ràng nghiêm minh. - Bồi dưỡng đội ngũ quản lý, kế cận, đổi mới công tác quản lý theo hướng tập chung dân chủ. - Đảm bảo đúng chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên. Nâng cáo tỷ lệ Đảng viên trong trường, tăng cường công tác cán bộ nữ. - Củng cố và làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong trường học. Sử lý nghiêm giáo viên, cán bộ vi phạm quy chế chuyên môn; Xem xét giáo viên có tín nhiệm thấp và yếu kém về chuyên môn, đạo đức. 3 – Lộ trình phấn đấu: a – Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường. Nhìn chung các tiêu chí đã đạt, cần phần đấu mỗi lớp không quá 45 học sinh. Hiện tại do thiếu giáo viên nên số lớp phải dồn lại đại đa số còn nhiều lớp trên 45 học sinh. Vì vậy nếu có đủ cơ sở vật chất và giáo viên đồng bộ thì tiêu chí này có thể thực hiện được. Dự kiến năm học 2008 – 2009 sẽ thực hiện được. b – Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. - Có kế hoạch đề nghị Sở GD & ĐT xin bổ sung đủ giáo viên theo quy định, hướng dự kiến năm học 2008 – 2009 sẽ thực hiện được. c – Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục. - Dự kiến năm học 2009 – 2010 đạt được. Khó khăn nhất là tỷ lệ học sinh giỏi cao, đặc biệt xếp loại theo hướng dẫn mới của chương trình phân ban tỷ lệ học sinh giỏi sẽ thấp hơn. d – Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất. - Đây là tiêu chuẩn khó khăn nhất, mọi tiêu chí đều không đạt yêu cầu. Nếu được đầu tư xây dựng trong những năm tới thì sẽ đạt được vào năm 2010. e– Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục. - Tiêu chuẩn này nhìn chung đã đạt yêu cầu, trong những năm tới sẽ phần đầu để các tiêu chí cụ thể đạt hiệu quả cao hơn. IV – Hiện trạng thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. 1- Đánh giá khái quát: - Trong những năm qua nhà trường luôn duy trì được kỷ cương nề nếp, các phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên được bổ sung, trẻ hoá, chịu khó học hỏi, nhiệt tình với công việc được giao. Chất lượng giáo dục được duy trì, giữ vững và ổn định. Chất lượng mũi nhọn được đầu tư, có kết quả. Nhà trường vẫn luôn là địa chỉ tin cậy của nhân dân các dân tộc trong Huyện. Bảng số liệu 5 năm: Năm học 2001- 2002 2002 - 2003 2003 - 2004 2004 - 2005 2005 - 2006 Tổng số GV 71 67 74 84 95 Số học sinh 1463 1400 1557 1913 2390 Số lớp 33 32 34 42 50 Số HS giỏi tỉnh 7 13 5 9 9 Số đạt giải Quốc gia 0 3 2 4 1 Quy mô số lớp và số học sinh tăng nhanh từ năm học 2001 – 2002 đến 2390 học sinh (năm học 2005 – 2006). Thì đội ngũ giáo viên và cơ sỏ vật chất nhà trường còn rất nhiều bất cập và không ít khó khăn. Song thầy và trò đã luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 2 – Tình hình xây dựng trường chuẩn Quốc gia: a – Thuận lợi: - Để xây dựng trường thành trường chuẩn Quốc gia nhà trường được sự giúp đỡ của Sở GD & ĐT tỉnh Yên Bái, sự ủng hộ giúp đỡ của huyện Văn Yên. - Là trường đã có hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành vì vậy có giáo viên nòng cốt trong chuyên môn, có thâm niên kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. - Số học sinh khá giỏi trên địa bàn Huyện tập trung hầu hết tại trường, đại đa số học sinh ngoan, có nề nếp. - Đội ngũ Ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường có tính đồng đội, đoàn kết thống nhât cao – Chung sức chung lòng vì sự nghiệp giáo dục. - Đội ngũ Đảng viên được tăng nhanh về số lượng và chất lượng trong 2 năm trở lại đây – Luôn gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực. - Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường hoạt động tốt, có nề nếp, đạt hiệu quả thiết thực. b – Khó khăn: - Số học sinh tăng nhanh, cơ sở vật chất thiếu thốn, không đáp ứng được theo tiêu chuẩn. - Tỷ lệ giáo viên trên lớp là 1,74 thiếu 0,36 so với quy định, cơ cấu các môn học không đồng bộ, số giáo viên trẻ đông nên nghỉ chế độ nhiều ảnh hưởng đến giờ dạy. Diện tích đất chật hẹp so với số học sinh: 1830 học sinh/6.000m 2 2 - Phân tích theo tiêu chế: a - Tiêu chuẩn1: Tổ chức nhà trường. * Lớp học: - Có đủ khối của cấp học: Đã đạt yêu cầu. - Nhiều nhất là 45 lớp: Đã đạt yêu cầu. - Mỗi lớp không quá 45 học sinh: chưa đạt do số giáo viên còn thiếu lên phải dồn số học sinh trên 45 em (phấn đấu sẽ đạt trong 3 năm sau). * Tổ chuyên môn: - Giải quyết nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học. - Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Tiêu chí này nhìn chung đã đạt, hàng năm có kế hoạch để nâng cao hơn về chất lượng của 2 tiêu chế trên. * Tổ chức hành chính và quản trị: - Hiện tại số nguời trong tổ còn thiếu so với yêu cầu, nhà trường sẽ lập kế hoạch đề nghị xin bổ sung trong những năm tới. - Tiêu chí đủ hồ sơ sổ sách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có nhân viên bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên: Đã đạt yêu cầu. * Các hội đồng và ban đại diện cha mẹ học sinh: Tiêu chí này đạt yêu cầu. * Tổ chức Đảng, Đoàn thể: Đạt yêu cầu. b - Tiêu chuẩn 2: Cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên. - Hiệu trưởng, các hiệu phó đạt tiêu chuẩn theo quy định. - Đủ giáo viên đạt chuẩn, có 20% số giáo viên đạt tiêu chuẩn giáo viên giỏi từ cấp huyện trở lên, không có giáo viên sếp loai yếu về chuyên môn và đạo đức. Tiêu chí này phấn đấu năm học 2008 - 2009 đạt yêu cầu như trên, hiện tại còn 8 giáo viên dưới chuẩn đang theo học các lớp Đại học nâng chuẩn, số giáo viên giỏi theo quy định đã đạt yêu cầu. - Hiện tại còn thiếu chưa có giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, thí nhiệm, thực hành công tác này còn kiêm nhiệm, dự kiến sẽ cử giáo viên đi tập huấn bồi dưỡng về thư viện, thí nhiệm hoặc đề nghị Sở bố trí thêm biên chế và con người về bộ phận này. c - Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục. - Tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm không quá 1%, học sinh lưu ban không quá 5%. Hiện tại tỷ lệ học sinh bỏ học không đạt theo tiêu chí. Số học sinh bỏ học còn nhiều hơn. Trong những năm tới khi tách phân hiệu II của trường, tỷ lệ bỏ học sẽ giảm đi. Thêm vào đó nhà trường sẽ có nhiều biện pháp để duy trì tỷ lệ đạt yêu cầu. Về số học sinh lưu ban hiện tại đã đạt yêu cầu. - Chất lượng giáo dục: + Xếp loại học sinh khá từ 30% trở lên và yếu kém không quá 5% đã đạt được. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh giỏi từ 3% trở lên là tiêu chí rất khó đạt được, nhà trường sẽ cố gắng bồi dưỡng, xây dựng và dự kiến năm học 2009 - 2010 sẽ đạt được. + Xếp loại về hạnh kiểm: Tỷ lệ này hiện tại đã đạt yêu cầu. - Các hoạt động giáo dục: Đạt yêu cầu theo tiêu chí quy định. - Hoành thành nhiệm vụ dược giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục THCS của địa phương. d - Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất và thiết bị. * Khuôn viên nhà trường là 1 khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường: Hiện tại đã đạt yêu cầu. * Cơ cấu các khối công trình trong trường gồm: - Khu phòng học, phòng thực hành bộ môn. + Hiện tại không đủ phòng học cho các lớp học một ca, tiêu chí này không thể thực hiện được từ nay đến 2010. + Phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn, phòng tiếng, phòng nghe nhìn không có. Lập kế hoạch xin đầu tư xây dựng trong những năm tới, dự kiến 2010 sẽ đạt yêu cầu. - Khu phục vụ cho học tập: Hiện tại còn thiếu, đề nghị xin được UBND huyện cấp thêm đất hoặc bố trí khu thể dục, thể thao theo quy định. - Khu hành chính quản trị: Đảm bảo theo quy định (dần nâng cao và tu sửa lại theo tiêu chí đề ra). e - Tiêu chuẩn 5: Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục. - Tiêu chuẩn này hiện đã đạt, nhà trường luôn tham mưu cho chính quyền địa phương về công tác giáo dục. Phối hợp tốt với các cơ quan ban ngành, đoàn thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng tốt mối quan hệ chặt chẽ giữa cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. V- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn quốc gia tt Tên hạng mục Kinh phí Đơn vị thực hiện Thời gian hoàn thành Ghi chú 1 Phòng học 2,5 tỷ Đề nghị Nhà nước đầu tư 2009 12 phòng 2 Phòng chức năng 1 tỷ Đề nghị Nhà nước đầu tư 2008 6 phòng 3 Công trình vệ sinh 40 triệu Phụ huynh, nhà trường 2008 4 Chống dột nhà, dột lớp 250 triệu Đề nghị Nhà nước đầu tư 2007 5 Cổng trường 3 triệu Nhà trường 2009 Sửa lại 6 Khu thể dục, thể thao 1 tỷ Đề nghị Nhà nước 2009 Nếu có đầu tư (xin được cấp đất xây dựng) đất 7 Cơ sở vật chất phòng thư viên, thí nghiệm, phòng máy, nghe nhìn … 500 triệu Nhà nước, nhà trường phụ huynh 2009 V - Kế hoạch tổ chức thực hiện. - Ban chi uỷ, BGH nhà tường sẽ căn cứ trên từng tiêu chí cụ thể và lộ trình phấn đấu của mình để chỉ đạo và lập văn bản đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ, chủ yếu là xin được đầu tư thêm quỹ đất và vốn để xây dựng tu sửa các hạng mục công trình còn thiếu và cở vật chất đã xuống cấp. - Thành lập ban quản lý công trình khi được đầu tư xây dựng, đảm bảo đúng chức năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Hàng năm có rà soát những tiêu chí đã phấn đầu đạt được, báo cáo với Sở Giáo dục, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện để xin ý kiến chỉ đạo và hướng đi tới. - Phát huy tốt mọi mặt để phần đấu hoàn thành kết hoạch theo đúng lộ trình đã đề ra. VII - Kết luận. Đề án xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 được xuất phát từ nhu cầu của người học và quá trình đổi mới giáo dục, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI, Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XIII và Nghị quyết Hội đồng Giáo dục Huyện - Sự chỉ đạo của Sở Giáo dục tỉnh Yên Bái. Trường THPT Chu Văn An tự xác định rõ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện các tiêu chí, dần đưa trường thành trường THPT chuẩn Quốc gia đầu tiên trên địa bàn Huyện góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục ở Huyện miền núi. Kính mong sự quan tâm của các cấp, các ngành để dự án khả thi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và sớm đi vào thực hiện đáp ứng được nguyện vọng của học sinh và bà con nhân dân các dân tộc huyện Văn Yên Hiệu trưởng . với các cơ quan ban ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương theo chủ trương xã hội hoá giáo dục. - Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để xây dựng cảnh quan, khuôn viên. Bái Trường THPT Chu Văn An Số: 09/KH Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Văn Yên, ngày 19 tháng 5 năm 2006 Đề án Trường chuẩn quốc gia Giai đoạn 2006 - 2010 . giáo dục. Phối hợp tốt với các cơ quan ban ngành, đoàn thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng tốt mối quan hệ chặt chẽ giữa cha mẹ học sinh

Ngày đăng: 03/07/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan