SKKK giáo dục nhân cách HS

4 218 0
SKKK giáo dục nhân cách HS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Thực tế sau một thời gian công tác giảng dạy, là một giáo viên, không chỉ truyền đạt, dạy kiến thức trong cuộc sống, điều quan trọng việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng cho lứa tuổi học sinh THPT. Tuy nhiên, trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp, các giáo viên chủ nhiệm đều gặp không ít khó khăn. Thực tế tìm hiểu học sinh, mỗi em có những hoàn cảnh sống, tâm hồn, tính cách khác nhau, đặc biệt có số ít các em được quan tâm, nhắc nhở, giáo dục,… dùng nhiều biện pháp tác động mà vẫn không ý thức được. Điều tôi quan tâm là gia đình có để lại những dấu ấn không lành mạnh sẽ dẫn tới sự phát triển nhân cách ở các em không. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài, vì đề tài này sẽ góp phần hết sức thiết thực trong công tác chủ nhiệm: “Phương pháp giáo dục nhân cách cho học sinh”. 2. NỘI DUNG : Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Những đặc điểm tâm lí, trình độ hiểu biết, vốn sống của các em còn hạn chế. Vì vậy, cần có người hướng dẫn chỉ bảo các em: ở lớp có giáo viên chủ nhiệm, ở nhà có cha mẹ Với tư cách là một giáo viên chủ nhiệm, trách nhiệm đối với từng học sinh không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa bằng sự gương mẫu, uy tín, đảm bảo trung thực, khách quan của một tập thể học sinh. Trong suốt một học kỳ, có trường hợp một học sinh trong lớp chủ nhiệm, đặc điểm gia đình gặp nhiều khó khăn, công ăn việc làm không ổn đònh ( làm mướn), bản thân em học sinh lại học yếu, tính cách hơi ngang bướng, nói năng linh tinh không đúng lúc. Ngoài biện pháp nghiêm chỉnh nhắc nhở, cảm hoá giáo dục em nhưng một thời gian ngắn em không có sự tiến bộ về đạo đức. Qua thực tế tìm hiểu, tôi là giáo viên chủ nhiệm liên lạc gia đình qua thư mời, sổ liên lạc, rất hạn chế vì gia đình phụ huynh học sinh e ngại không dám phản ánh đúng sự thật các hiện tượng sai sót biểu hiện hành vi của con em trong gia đình. Hơn nữa, gặp trực tiếp trao đổi phụ huynh nhưng phụ huynh có thái độ không quan tâm, thờ ơ trước sự báo cáo của giáo viên chủ nhiệm về con em mình, rồi lại giao trách nhiệm cho một người vắng mặt trong gia đình (người cha). Vậy thì sự giáo dục, liên kết này có hiệu quả hay không. Song song đó, tìm hiểu tôi phát hiện được về quan hệ gia đình không được lành mạnh, không quan tâm, nhắc nhở, đôn đốc em. Tất nhiên mời phụ huynh đến trường trao đổi trực tiếp hiệu quả giáo dục, tình cảm hóa thuyết phục không cao. Từ đó, tôi nghó ra một cách là hình thức đến thăm và trao đổi trực tiếp tại nhà, tôi đã thực hiện có hiệu quả, và hiện nay riêng em học sinh đó đã có sự tiến bộ rõ rệt.Việc thực hiện có hiệu quả trên bao gồm những yêu cầu sau: - Cho phụ huynh nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp nhà trường để giáo dục con em, không bao che những thiếu sót. - Xác đònh nội dung giáo dục, nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường theo từng giai đoạn. - Tránh tư tưởng khoán trắng cho nhà trường, dành thời gian quan tâm, nắm bắt kòp thời những biến đổi ở trẻ, quá trình học tập của con em mình. Để giáo dục tính cách tốt theo kết quả thực tiễn cuộc sống, những con người chân chính phần nhiều được trưởng thành trong quan hệ gia đình lành mạnh, tốt đẹp, dù nghèo hay không có đòa vò cao trong xã hội. Ngược lại, gia đình không có quan hệ lành mạnh, không là những người mẫu mực, không có phương pháp giáo dục đúng đắn sẽ dẫn tới sự sai lệch về nhân cách. Bởi vì những dấu ấn tốt đẹp mới tạo ra sức mạnh, động lực bên trong, tự hoàn thiện nhân cách, điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình. Phẩm chất con người đúng hơn là do sự giáo dục, những thói quen được hình thành khó thay đổi. Tất nhiên, có thể thay đổi do quá trình tự rèn luyện ảnh hưởng của nhà trường, xã hội với một cường độ lớn. Gia đình phải là cơ sở tiếp nhận thông tin , xử lí thông tin chính xác để hiểu tâm lí học sinh, quan tâm rèn luyện, tự nhận thức đúng. Bên cạnh đó, tôi thấy không chỉ dừng lại ở việc dạy dỗ mà cần phải tác động đến bố mẹ và toàn thể gia đình. Do đó, nhà trường- gia đình cần phối hợp thường xuyên hơn nữa, tạo môi trường giáo dục trong sáng, thì việc giáo dục các em mới có hiệu quả để trở thành những người công dân tốt, sáng tạo, trở thành người có ích cho xã hội trong thời đại mới. 3. TỔNG KẾT : Qua việc nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng, trách nhiệm của mình để phối hợp, tìm hiểu khai thác biết hoàn cảnh gia đình để giáo dục các em. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu, tôi thấy bản thân mình cần cố gắng học tập hơn nữa, từ đó tôi có thể đề ra cho mình một số biện pháp hữu hiệu nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân trong suốt thời gian giảng dạy, tạo cho các em có một nền tảng vững chắc trong học tập. Việc nghiên cứu đề tài còn nhiều mới mẻ nên không thể thấy- khai thác hết một cách có hiệu quả tốt nhất. Mong sự đóng góp nhiệt tình từ quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. . sự phát triển nhân cách ở các em không. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài, vì đề tài này sẽ góp phần hết sức thiết thực trong công tác chủ nhiệm: “Phương pháp giáo dục nhân cách cho học sinh”. 2 thức đúng về trách nhiệm phối hợp nhà trường để giáo dục con em, không bao che những thiếu sót. - Xác đònh nội dung giáo dục, nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường theo từng giai đoạn. - Tránh. mực, không có phương pháp giáo dục đúng đắn sẽ dẫn tới sự sai lệch về nhân cách. Bởi vì những dấu ấn tốt đẹp mới tạo ra sức mạnh, động lực bên trong, tự hoàn thiện nhân cách, điều chỉnh nhận thức,

Ngày đăng: 03/07/2014, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan