Handbook Phần Cứng PU part 62 ppt

6 182 0
Handbook Phần Cứng PU part 62 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Set divider 133 CPU:RAM là 3:2 - CPU Multiplier để df - Vcore đầu tiên nên để df - Sau đó tăng mỗi lần HTT lên 3 - 5 MHz. Sau mỗi lần đó boot vào win test bằng Super PI 16MB hoặc 32MB. Nếu cẩn thanạ hơn bạn có thể dùng thêm Stress Prime để test CPU trong từ 2 - 3 giờ nữa. - Nếu pass hết các test thì lại tăng 3 - 5 MHz nữa, và lặp lại quá trình test trên - Cứ tiếp tục như vậy tới khi nào gặp error thì tăng vcore thêm 0.025v. - Lặp lại quá trình trên. Chú ý bạn phải luôn theo dõi nhiệt độ CPU của mình, có thể dùng sensor của main hoặc một soft như Speed Fan, càng tăng điện thì nhiệt độ CPU sẽ càng cao, nên bạn chỉ nên tăng vcore tới khi nào nhiệt độ đạt tới mức giới hạn cho phép ( thường là 45 - 50* ). Đến đây bạn đã tìm được Max Speed của CPU mình b. Tìm giới hạn cao nhất của RAM: - Trước khi bước vào phần này, bạn cần chắc chắn đã tìm được Timing phù hợp cho RAM của mình, như đã nói trong phần trên. - Trước hết là bạn hạ CPU Multiplier xuống một chút - Set divider 200 CPU:RAM là 1:1 - Vcore df - Cũng df - Bắt đầu tăng HTT mỗi lần 3 - 5 MHz, vào memtest86 loop test 5 khoảng 50 lần để chắc chắn là bạn còn có thể boot máy được. Sau đó vào win test stability như đã nói ở trên bằng các soft như SuperPI, SS - Tới khi gặp error thì tăng Vdimm thêm 0.1v rồi tiếp tục tăng HTT - Với các loại RAM sử dụng chip no name như dòng ram value hoặc AM1, NCP, thì thường chỉ tăng đến 2.9v là max ( có tăng thêm cũng không có tác dụng ). Đối với chip SAMSUNG TCCD thì 3.2v max còn chip Winbond BH và CH series thì thường cần khoảng 3.5 - 3.6v để chạy hàng ngày. Tất nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. c. Tìm giới hạn cao nhất của hệ thống: - "Hệ thống" ở đây chủ yếu chỉ CPU và RAM. - Giả sử bạn đã tìm được max speed của CPU là 320 x 9 = 2880MHz, max của RAM là 266MHz @ 2-2-2-5. Vậy làm sao để hệ thống có thể chạy với hiệu năng cao nhất đây? Nếu bạn chạy với divider 200 ( CPU:RAM = 1:1 ) và bus ram 266 thì CPU sẽ chạy với tốc độ là : 266 x 9 = 2394MHz, như vậy phí mất 486MHz ( mà trong OC thì 1MHz cũng quí rồi ). Nếu bạn chạy HTT = 320, divider 1:1 thì sao? Lúc này bus RAM sẽ là 320 ==> RAM làm sao chịu nổi do không theo kịp CPU. - Vì vậy bạn cần chạy vói divider khác 200 ( 1:1 ). Đến đây phải tìm ra divider phù hợp. Trong trường hợp này là 166 ( CPU:RAM = 6:5 ). Như vậy khi bạn set HTT là 320 để CPU chạy max speed thì fsb của RAM sẽ là: 320 x 5/6 ~ 266MHz Tới đây là bạn đã tìm ra giới hạn cao nhất của hệ thống mình có thể chạy hàng ngày, xin chúc mừng tác giả: Enrique Iglesias Đã là dân chơi PC sành điệu, cho dù bạn không phải là một Overclocker thì dù ít hay nhiều cũng từng nghe nói tới Overclock - thuật ngữ để chỉ việc ép một/nhiều thành phần ( Component ) của máy tính cá nhân chạy nhanh hơn so với tốc độ mặc định được nhà sản xuất đưa ra. Tốc độ ở đây là chỉ tóc độ xung đồng hồ - clock speed. Có thể nói, overclock là một chuyênh ngành trong Computing. Để nói đầy đủ về nó thì thật mênh mông và rất rộng không thể đề cập trong một bài viết được. Bạn nên tham khảo các tài liệu về Overclocking trên Internet, cũng như tham khảo các thread trong forum của chúng ta để biết các vấn đề cũng như rắc rồi gặp phải trong quá trình OC. Tuy nhiên việc rút ra những điều bổ ích cho mình không phải là dễ dàng và đó là tùy theo khả năng "sáng tạo" của bạn. Trong bài này tôi sẽ không đề cập đến những vấn đề bạn sẽ hoặc không bao giờ gặp phải trong quá trình OC, màchỉ nói những điều cần biết - rất căn bản để bạn chuẩn bị đủ hành trang trước khi bước vào hành trình Overclock đầy gian nan và thử thách. 1.Tôi có thể Overclock những thành phần nào? Có 3 thành phần chính có thể Overclock - Overclock CPU: Thành phần cơ bản nhất trong Overclocking chính là bộ vi xử lý - Central Proccesor Unit. Một vài loại CPU được sản xuất với cùng công nghệ ý chang như nhau, chỉ khác tốc độ xung đồng hồ, nhưng giá cả lại chênh lệch khá nhiều. Như khi CPU bus 800 đầu tiên của Intel ra đời, có các dòng PIV 2.4, PIV 2.8C, P4 3.0C và P43.2C. Giá của của chúng lần lượt là $178, $223, $325 và $420. Bạn sẽ bỏ ra $420 để mua loại nhanh nhất chứ? Lời khuyên của tôi là không nên. Thật vậy, với giá cả chênh lệch nhiều như vậy, cho dù túi tiền của bạn nhiều thì trong trường hợp này cũng chỉ nên mua PIV 3.0C, số tiền còn lại hãy đầu tư thêm cho bộ nhớ RAM hoặc HDD Thứ nhất vì hiệu năng của chúng khác biệt rất ít, không đáng để bạn bỏ ra thêm $100 cho 200MHz tốc độ. Thứ hai là việc ép con PIV 3.0C từ 3GHz lên 3.2GHz là quá dễ dàng, hoàn toàn có thể làm được, ngay cả đối với những người không biết gì nhiều về hardware. Đó chính là một trong rất nhiều điểm có lợi của việc OC. Tốc độ xung thực của CPU được xác định bởi 2 yếu tố là FSB và Multiplier - hệ số nhân: Clock speed = FSB x Multiplier Ví dụ tốc độ default của một con CPU AMD Athlon 64 2800+ sẽ là 200 x 9 = 1800MHz = 1.8GHz. Vì vậy nếu bạn tác động - cụ thể là tăng một trong hai yếu tố trên hoặc cả hai thì sẽ có thể thay đổi tốc độ của CPU. Tuy nhiên đa số CPU hiện nay đều bị lock Multiplier nên bạn chỉ có thể tăng FSB ( trừ một số dòng như Athlon 64FX và Pentium IV 540 trở lên là không lock Multiplier ). - Overclock RAM: RAM cũng như CPU, được nhà sản xuất tung ra với tốc độ mặc định nào đó, như DDR266 họat với tần số 133MHz, DDR333 họat với tần số 166MHz và DDR400 họat với tần số 200MHz. Bạn hoàn toàn có thể ép nó chạy với tốc độ cao hơn bằng cách tăng FSB - Front side bus đối với hệ thống Intel hay HTT- HyperTransport bus đối với hệ thống AMD. Còn việc chạy cao hơn nhiều hay không lại là chuyện khác. Đầu tiên là RAM của bạn là RAM cùi hay RAM chiến, thứ nữa là phụ thuộc vào cái gì ở giữa cái ghế và cái màn hình ( bạn hiểu tôi nói gì chứ ). - Overclock Vid: Vid hay còn gọi là Video/Graphic Card là thành phần xử lý hình ảnh/đồ họa trên một hệ thống. Việc bạn có chơi được các game 3D mới ra hay không phần lớn phụ thuộc vào thành phần này. Nói Vid mạnh hay yếu tức là nói nó xử lý đồ họa nhanh/đẹp hay chậm/xấu. Các dòng Vid cao cấp hiện nay có thể kể ra như: NVIDIA GeForce 6600/6800 series, ATI Radeon X800/X850 series hay mới nhất tại thời điểm tôi viết bài này là NVIDIA GeForce 7800 series. Với một vid thuộc loại yếu hoặc tầm trung, không thể chơi được các game mới ra làm bạn rất bực mình, trong khi không đủ khả năng tài chính để trang bị một vid mạnh thuộc hàng TOP thì bạn phải làm sao? Câu trả lời là hãy thử dùng biện pháp Overclock. Sức mạnh của Vid phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng hai yếu tố mà một overclocker có thể tác động vào là Core Clock và Memory Clock. Cấu tạo của vid cũng gần giống như một chiếc PC hoàn chỉnh gồm có một bộ xử lý trung tâm (core) gọi là GPU - Graphic Processor Unit và bộ nhớ RAM. Tăng tần số làm việc của 2 thành phần này sẽ giúp vid của bạn "mạnh" hơn đúng nghĩa, hệ quả sẽ là xử lý game mượt hơn. 2. Nhưng điều cần chú ý khi Overclock & FAQ - Biết rõ mình đang và sẽ làm gì. Thật vậy, khi bắt tay vào Overclock, bạn phải xác định rõ những gì mình đang làm và sẽ làm. Hãy nắm thật chắc những gì bạn đang có, những thành phần trong hệ thống của bạn. Nên xem lại mọi thứ, nếu tất cả đều okie thì hãy bắt tay vào công việc. Trong khi Overclock gặp trục trặc gì thì cứ bình tĩnh, không nên hốt hoảng, hấp tấp. Khi đó bạn cần nghĩ xem mình đã làm gì trước khi xảy ra sự cố và từ đó tìm ra cách khắc phục xem mình nên làm gì để khắc phục. - Voltage - Khi bạn bắt một thành phần nào đó trong máy tính chạy với tốc độ cao hơn tốc độ mặc định, vd như CPU. Nếu bạn cứ tiếp tục tăng fsb để nâng tốc độ thì tới một giới hạn nào đó nó sẽ hoạt động thiểu ổn định, làm máy thường xuyên bị khởi động lại hoặc treo máy. Chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi "Vậy tôi phải làm sao để CPU ổn định như trước?" Hãy tăng thêm điện cho nó, tức là cho nó ăn nhiều điện hơn so với điện thế mặc định khi được xuất xưởng. Thật vậy, việc tăng điện áp cho CPU khi Overclock sẽ giúp dữ liệu truyền đi tới các thành phần khác không bị gián đoạn và việc thiếu điện chính là nguyên nhân gây ra sự mất ổn định của hệ thống. Tương tự với các thành phần khác cũng vậy. Hầu hết, trong việc ép xung các thiết bị đều tuân theo một nguyên tắc là: tốc độ tỉ lệ thuận với điện thế, tức là tốc độ càng cao càng cần nhiều điện hơn để có thể chạy ổn định. - Tôi nên Overclock thành phần nào trước? Lời khuyên của tôi qua những kinh nghiệm từng trải qua là nên OC theo thứ tự: CPU > RAM và cuối cùng là Vid - Phải làm mọi việc thật từ từ và bình tĩnh - step by step. Thật vậy, bạn nên biết Training - luyện tập là thuật ngữ chỉ việc làm cho CPU/RAM có thể tiếp tục chạy với speed cao hơn khi nó đã đạt tới giới hạn và không thể lên cao hơn nữa. Đây là một trong vô số những công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức trong quá trình Overclock. Đòi hỏi bạn phải thật bình tĩnh và biết chờ đợi thì mới có kết quả - thành công. - PSU - Power Supply. Bạn đừng xem thường bộ nguồn máy tính. Muốn OC đạt kết quả tốt thì bạn phải chú ý tới bộ nguồn. Khi tăng điện cho các thành phần thì bộ nguồn phải luôn đảm bảo không bị sụt điện bất ngờ. Đã có trường hợp đường điện 12V và 5V bị sụt thê thảm khi kéo vcore ( Core Voltage - điện áp CPU ) và vdimm ( điện áp RAM ) lên quá cao trong khi dùng bộ nguồn no name chất lượng kém. Hậu quả dĩ nhiên là hư hỏng thiết bị. Một bộ nguồn tốt của các hãng có tên tuổi như OCZ ModStream 520W, Zippy 600W, hay ít nhất là Cooler Master RealPower Series sẽ là nền tảng tốt cho hệ thống của bạn trước khi bước vào quá trình Overclock. - Cooling - hệ thống tản nhiệt. Nhiệt độ là kẻ thù của phần cứng, cũng như giới Overclocker. Một Overclocker thường tìm mọi cách hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất có thể được. Khi tăng điện áp thì nhiệt độ cũng sẽ tăng theo. Bạn phải luôn đảm bảo rằng hệ thống Cooling của mình thực sự tốt. Một số giải pháp tản nhiệt như Water Cooling hay các giải pháp Aircool như CoolerMaster Hyper 6, CoolerMaster Hyper 48, Thermalright XP-90C là sự lựa chọn tốt. Các hệ thống cao cấp như LN2, Vapochill hay Dry Ice thường chỉ dùng để đua clock và không thể dùng để chạy hàng ngày. - Cuối cùng là hãy trang bị cho mình đủ kiến thức căn bản cần thiết, và bây giờ Let's rock, baby . 3. Những địa chỉ tham khảo. Bạn có thể tham gia các forum chuyên về hardware, overclocking có tiếng trên thế giới để học hỏi cũng như trao đổi thêm với các Overclocker nước ngoài như: - EXtreme Systems: h3xp://xtremesystems.org/forum - EXtreme Overclocking h3xp://forums.extremeoverclocking.com - Guru]3D: h3xp://forums.guru3d.com - Club Overclocker: h3xp://forums.cluboverclocker.com - Planet AMD 64: h3xp://planetamd64.com - DFI Street: h3xp://dfi-street.com 4. Một số thuật ngữ Giới Overclocker có một số thuật ngữ or một số từ viết tắt mà bạn nên biết: Vcore : CPU Core Voltage Vdimm : Dimm Voltage Vgpu : GPU Voltage Vid : Video Card HSF : Heatsink Fan BSOD : Blue Screen of Dead @ : at VD: AMD Athlon 64 3000+ 1.8GHz @ 2.8GHz 2 x 256MB Corsair C2PT 270 @ 2-2-2-5 . kịp CPU. - Vì vậy bạn cần chạy vói divider khác 200 ( 1:1 ). Đến đây phải tìm ra divider phù hợp. Trong trường hợp này là 166 ( CPU:RAM = 6:5 ). Như vậy khi bạn set HTT là 320 để CPU chạy. Overclocker có một số thuật ngữ or một số từ viết tắt mà bạn nên biết: Vcore : CPU Core Voltage Vdimm : Dimm Voltage Vgpu : GPU Voltage Vid : Video Card HSF : Heatsink Fan BSOD : Blue Screen of. cho RAM của mình, như đã nói trong phần trên. - Trước hết là bạn hạ CPU Multiplier xuống một chút - Set divider 200 CPU:RAM là 1:1 - Vcore df - Cũng df - Bắt đầu tăng HTT mỗi lần 3 - 5

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan