Tiết 29: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

4 1.2K 0
Tiết 29: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần 29 § 16 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO ( tiết 1) Ngày soạn: 15/3/2010 Tiết 29 Ngày dạy: 20/3/2010 I/ Mục tiêu: -Kiến thức: Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Kể tên 1 số tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta. -Kĩ năng: Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu. -Thái độ: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. II/ Chuẩn bị: 1-Giáo viên: Tài liệu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam 2-Học sinh: Đọc thông tin, sự kiện về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. III/ Lên lớp: 1/ Ổn định: ( 1’ ) 2/ Kiểm tra bài cũ: sửa bài 1 tiết (10’) 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm TL Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bổ sung 15’ 1. Tín ngưỡng, tôn giáo : -Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào 1 cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình.(thần linh, chúa trời…) -Tôn giáo: là 1 hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và lễ nghi.( Phật giáo, Thiên chúa giáo…) Tôn giáo còn gọi là đạo. -Em biết gì về tín ngưỡng, tôn giáo? +Tín ngưỡng? Sợ ma có phải là tín ngưỡng? Giải thích? +Tôn giáo? Giải thích? +Giải thích từ “Tôn giáo” -Nêu sự giống nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo? -Nêu sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo? -Cúng giỗ ông bà tổ tiên là tín ngưỡng hay tôn giáo? Trả lời, bổ sung 3-4 ý kiến. Cho học sinh giải thích. Nêu tên 1 số tôn giáo. Nghe, ghi bài Là niềm tin của con người vào 1 cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình. -Tôn giáo có hệ thống tổ chức, có giáo lí và lễ nghi. Tín ngưỡng thì chưa có. -Cho học sinh thảo luận, tranh luận Hoạt động 2: Tìm hiểu quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo. TL Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bổ sung 15’ -Tín ngưỡng: Thờ Thánh thần, ông bà tổ tiên, cây cối (cây đa) , động vật (thần Kim quy)… -Tôn giáo: Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Cao Đài, Đạo Tin Lành, Đạo Hòa Hảo…. 2.Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo 1 tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở. -Khi phát hiện hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải báo với chính quyền địa phương? -Nêu 1 số tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta? -Thái độ của chính quyền đối với các tín ngưỡng, tôn giáo? +Có cưỡng ép theo hoặc không theo? +Có gây chia rẽ, kì thị người theo tôn giáo? +Chê bai tôn giáo của người khác? Vậy tự do tín ngưỡng có nghĩa là gì? -Hành vi nào vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Khi phát hiện hành vi đó, em phải làm gì? -Học sinh nêu tín ngưỡng. -Học sinh nêu tôn giáo. -Học sinh nêu -Học sinh nêu -Học sinh nêu -Học sinh nêu HS nêu các ý đã triển khai Ghi bài. -Trả lời, góp ý. 4/ Củng cố:( 3’) TL Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ -Phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo: -Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo : -Biết phát hiện và báo với người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu. -Sự khác nhau của tín ngưỡng và tôn giáo? -Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? -Khi phát hiện hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, em phải làm gì? -Trả lời -Trả lời. -Trả lời. 5/ Dặn dò: (1’) -Xem lại các khái niệm. -Làm bài tập e SGK , ở khu vực em ở, em thấy có tín ngưỡng và tôn giáo nào? Có gì làm cho em thích và không thích các tín ngưỡng và tôn giáo đó. Tuần 30 § 16 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO ( tiết 2) Ngày soạn: 20/3/2010 Tiết 30 Ngày dạy: 27/3/2010 I/ Mục tiêu: -Kiến thức: Phân biệt được tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín, dị đoan. Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo. -Kĩ năng: Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu. -Thái độ: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. II/ Chuẩn bị: 1-Giáo viên: Tài liệu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam 2-Học sinh: Đọc thông tin, sự kiện về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. III/ Lên lớp: 1/ Ổn định: ( 1’ ) 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’ TL Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bổ sung 6’ -Tín ngưỡng khác với tôn giáo ở chỗ nào? Kể tên 3 tôn giáo ở Việt Nam. -Hành vi nào vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Cách xử trí? -Nêu câu hỏi -Yêu cầu học sinh khác nhận xét, cho học sinh tự bổ sung hoặc học sinh khác bổ sung. GV đánh giá phần chuẩn bị bài cũng như việc ghi bài, cho điểm. -HS trả lời, nhận xét, bổ sung. -HS trả lời, nhận xét, bổ sung. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: TL Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bổ sung 10’ 4. Tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của người khác: Mọi người cần phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác. Không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa người có tôn giáo với người không có tôn giáo -Cho học sinh đọc thông tin SGK. -Nói thêm về hoạt động chia rẽ , gây mất đoàn kết của giặc ngoại xâm nhằm làm suy yếu lực lượng cách mạng. Nhưng nhân dân ta luôn luôn vượt qua. -HS đọc, nghe và ghi bài. Hoạt động 2: Các hành vi bị cấm: 5’ 5. Các hành vi bị cấm: Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. Cho học sinh đọc thông tin. GV giải thích thêm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. Học sinh nêu ý kiến. Học sinh nghe, ghi bài. TL Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bổ sung 10’ 6. Mê tín dị đoan: là tin tưởng một cách mù quáng, dẫn đến mất lí trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu. Ví dụ: Bói toán, lên đồng, chữa bệnh bắng phù phép. -Em biết gì về mê tín? Cho 3-4 học sinh nêu 1 số biểu hiện, hành vi. GV ghi các ý của học sinh lên bảng? -Các niềm tin nào vô lí? -Các niềm tin nào có hại đến sức khỏe, tinh thần? -GV chốt lại. -Học sinh nêu ý kiến. -Học sinh nhắc lại. 4/ Củng cố:( 7’) TL Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Không có hại và có hại. -Lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. -Biết phát hiện và báo với người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu. BT e: BT g: -Sự khác nhau của tín ngưỡng tôn giáo với mê tín dị đoan? -Các hành vi nào bị cấm? -Khi phát hiện hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, em phải làm gì? -Cho mỗi học sinh chọn 1 câu, giải thích? Gọi 2-3 học sinh nêu tại chỗ -Trả lời -Trả lời. -Trả lời. Tham gia ý kiến. Tham gia ý kiến. 5/ Dặn dò: (1’) -Xem lại toàn bài - Chuẩn bị bài 17: Vẽ sơ đồ phân công và sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước. . 16 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO ( tiết 1) Ngày soạn: 15/3/2010 Tiết 29 Ngày dạy: 20/3/2010 I/ Mục tiêu: -Kiến thức: Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. . làm những việc xấu. -Sự khác nhau của tín ngưỡng và tôn giáo? -Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? -Khi phát hiện hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, em phải làm gì? -Trả lời -Trả. thấy có tín ngưỡng và tôn giáo nào? Có gì làm cho em thích và không thích các tín ngưỡng và tôn giáo đó. Tuần 30 § 16 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO ( tiết 2) Ngày soạn: 20/3/2010 Tiết 30

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan