ca dao và những đề tài mà ca dao thể hiện

24 9.6K 22
ca dao và những đề tài mà ca dao thể hiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dân tộc Việt Nam của chúng ta có một nền ca dao lâu đời và rất phong phú. Trải qua bốn ngàn năm thăng trầm,người Việt đã đúc kết một kho tàng dân ca thấm đẫm tình yêu Quê hương đất nước. Nghệ thuật gìn giữ và phát triển ca dao từ ngàn xưa đã trở thành nét văn hoá đặc biệt của người Việt Nam. Ca dao từ ngàn xưa gắn với cuộc sống vất vả và những sinh hoạt đời thường nhất của người dân Việt Nam. Nó là những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân, chứa đựng những đạo lý dân gian sâu sắc. Có ý kiến cho rằng: “Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng”. Không vội vàng nói về tính đúng sai của ý kiến này mà chúng ta hãy đi tìm hiểu xem nó có phải là muôn điệu không? Và điều gì đã tạo ra tính muôn điệu của ca dao?

I. GIỚI THIỆU VỀ CA DAO VÀ TIẾNG ĐÀN MÀ NÓ THỂ HIỆN Dân tộc Việt Nam của chúng ta có một nền ca dao lâu đời và rất phong phú. Trải qua bốn ngàn năm thăng trầm,người Việt đã đúc kết một kho tàng dân ca thấm đẫm tình yêu Quê hương đất nước. Nghệ thuật gìn giữ và phát triển ca dao từ ngàn xưa đã trở thành nét văn hoá đặc biệt của người Việt Nam. Ca dao từ ngàn xưa gắn với cuộc sống vất vả và những sinh hoạt đời thường nhất của người dân Việt Nam. Nó là những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình dân, chứa đựng những đạo lý dân gian sâu sắc. Có ý kiến cho rằng: “Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng”. Không vội vàng nói về tính đúng sai của ý kiến này mà chúng ta hãy đi tìm hiểu xem nó có phải là muôn điệu không? Và điều gì đã tạo ra tính muôn điệu của ca dao? Ca Dao là cây đàn muôn điệu của đời sống tâm hồn quần chúng. Hình ảnh so sánh ví von ca dao như một cây đàn thật là đặc biệt. Cây đàn thì trong chúng ta không một ai là không biết nó như thế nào rồi. Nhưng ở đây chúng ta hãy nói về tiếng đàn khi những sợi dây đàn hay phím đàn vang lên. Khi dây đàn chưa rung, phím đàn chưa đánh thì chúng ta chưa thể biết rằng cái gì sẽ đến tiếp theo nữa đây. Tiếng đàn, lúc trầm, lúc bổng, khi thì ngân lên những khúc tráng ca anh hùng, mạnh mẽ, đôi khi lại ngân lên những khúc ca thê lương, ai oán. Số phím, số dây đàn trên một cây đàn thì ta có thể đếm được, đoán được nhưng những tình cảm, tâm tư trong một giai điệu không ai có thể đếm cho hết được cả. Khi nó vang lên hùng hồn, mãnh liệt, khi thì lại ai oán tới não lòng. Nó rất phù hợp với ca dao bởi vì chưa có một mảng nào trong đời sống con người mà ca dao không phản ánh được hết cả. Ca dao chính là tiếng lòng của con người, là tiếng cười của cuộc sống hàng ngày và tiếng than thân trách phận. Để nói về tính muôn điệu của ca dao chúng ta hãy đi tìm hiểu về những đề tài mà ca dao thể hiện. Những đề tài mà ca dao thể hiện bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động, sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu chất phác của người lao động. Chính vì vậy, những hình ảnh của ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nổi niềm thân phận. Toát lên từ những lời ca, ý thức về phẩm giá, nhân 1 cách, những tình cảm thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được chia sẻ, ước ao về một cuộc sống thủy chung mặn nồng. II. NHỮNG ĐỀ TÀI CA DAO THỂ HIỆN 1. Ca dao về than thân Ca dao là sản phẩm tinh thần của tập thể nhân dân, là tấm gương phản chiếu tâm hồn người lao động một cách sâu sắc. Tính chất đồng sáng tạo đó đã tạo ra trong ca dao tiếng nói riêng, trong văn học dân gian nói chung các công thức truyền thống mang tính thẩm mĩ cộng đồng trong sáng tạo nghệ thuật. Khi tìm hiểu ca dao cần đặt bài ca dao đó trong hệ thống công thức nghệ thuật truyền thống để chúng có thể âm vang trong nguồn mạch chung và thể hiện được sắc thái chung độc đáo. Trong ca dao có niềm vui và nỗi buồn, có tiếng ca nghĩa tình và tiếng hát than thân. Khi nghĩ về thân phận của mình, người nông dân xưa kia thường cất lên tiếng ca chất chứa nỗi buồn tủi, đắng cay. Trong dòng mạch đó nổi lên rõ nhất là tiếng hát than thân về cuộc đời người phụ nữ mà hai bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng “Thân em” là minh chứng. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia có rất nhiều nỗi khổ cực, đắng cay. Nỗi khổ về vật chất, phải thức khuya dậy sớm dãi gió, dầm sương: Thân em như lá đài bi, Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương, Ngày ngày hai bữa cơm đèn, Lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng. Nhưng nỗi khổ lớn nhất của họ vẫn là nỗi khổ tinh thần. Xã hội phong kiến xưa kia với những quan điểm bất công như “tam tòng” (ở nhà phải theo cha, lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con) đã gây ra bao nỗi khổ cực cho người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời. Họ không có quyền định đoạt hạnh phúc cũng như cuộc đời mình. Chính vì thế, khi nghĩ về thân phận của mình, người phụ nữ thường cất lên tiếng hát than thân chứa chất nỗi buồn tủi, đắng cay. Nếu thống kê, ta sẽ thấy số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em như” chiếm số lượng khá lớn. Nỗi khổ về thân phận bị phụ thuộc ấy được thể hiện rõ nét qua biện pháp nghệ thuật so sánh quen thuộc của ca dao. 2 Bài ca dao mang nét chung trong biện pháp nghệ thuật và nội dung ý nghĩa. Hai bài ca dao đều sử dụng cụm từ mở đầu “Thân em như”. Sự giống nhau ở cấu trúc mở đầu là đặc điểm của một số bài ca dao tạo nên một hệ thống lối nói khắc sâu ấn tượng chung về “thân phận” con người. Bài ca dao đều sử dụng biện pháp so sánh trực tiếp. Hai vế so sánh được nối bởi từ “như” tạo nên sự đối chiếu những nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại, giúp người nghe hiểu đặc điểm của sự vật và cảm thông với tâm sự của nhân vật trữ tình. Thân phận con người có ý nghĩa vô cùng lớn lao lại được tác giả dân gian so sánh với những vật , những đối tượng mong manh, nhỏ bé, bị phụ thuộc, chỉ được xem xét, đánh giá ở giá trị sử dụng, bị “đồ vật hóa”: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Đây là một trong số ít bài ca mà người phụ nữ thể hiện rõ sự tự ý thức về vẻ đẹp hình thức của mình. Tấm lụa mềm mại, óng ả nổi bật về màu sắc. “Tấm lụa đào” là biểu tượng của tuổi thanh xuân tươi đẹp mà người phụ nữ đã ý thức được một cách rõ ràng. Câu thơ thứ nhất nêu lên hình ảnh so sánh một cách khái quát, còn câu thơ thứ hai mang tính chất bổ sung, làm rõ nghĩa cho câu trên. “Tấm lụa đào” là tấm lụa đẹp về hình thức và có giá trị nhưng lại “phất phơ giữa chợ”. Chợ là nơi kẻ qua, người lại, nơi người đời mua bán, trao đổi hàng hóa, vật dụng. Người ta có thể bán, có thể mua. “Tấm lụa đào” trở thành đối tượng sở hữu của bất kì người nào có nhu cầu mua bán, nó không có quyền lựa chọn, định đoạt số phận mình. Hình ảnh ẩn dụ và câu hỏi tu từ “biết vào tay ai” chứa đựng biết bao lo lắng về thân phận phụ thuộc, nổi trôi, mong manh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen 3 Ai ơi, nếm thử mà xem! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Đây là bài ca dao có nét chung với bài ca dao 1 như trên đã phân tích nhưng lại có sắc thái riêng độc đáo. Nếu ở bài 1, người phụ nữ ý thức được về vẻ đẹp hình thức thì ở bài 2 này, người phụ nữ muốn khẳng định về vẻ đẹp nội dung, phẩm chất bên trong dẫu bề ngoài không tương xứng. Củ ấu gai có vẻ đen đúa, xấu xí, gai góc nhưng ẩn chứa sau vẻ ngoài xấu xí ấy là ruột ấu trắng thơm, ngọt bùi. Ai đã một lần ăn chắc sẽ nhớ và càng nhớ hơn bài học tự rút ra về cách đánh giá sự vật trong cuộc đời. Bài ca sử dụng phương pháp đối lập ngay trong một dòng thơ (tiểu đối) với các cặp tương phản: trong – ngoài, trắng – đen “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”. Lời mời mọc, nhắn gửi của người phụ nữ với người đời vừa là sự tự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của mình song nghe cũng thật tủi hờn, xót xa: Ai ơi, nếm thử mà xem! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Với người con gái, sự mời mọc tha thiết và tự khẳng định ấy là sự “vạn bất đắc dĩ” bởi vì vẻ đẹp bên trong – giá trị thực của họ chẳng được ai biết đến. Bài ca dao có sự lựa chọn hình ảnh so sánh rất chính xác, vừa cụ thể vừa biểu cảm, chắc chắn đây phải là người phụ nữ lao động gắn bó với ruộng đồng mới có cái nhìn so sánh giản dị, tự nhiên như vậy. Hình ảnh so sánh đã cụ thể hóa tâm trạng tủi hờn của người phụ nữ. Bài ca có ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa ngầm phê phán những ai không coi trọng giá trị đích thực của con người. Hai bài ca dao trên bổ sung cho nhau, là sự tự khẳng định một vẻ đẹp bên ngoài, một vẻ đẹp bên trong nhưng bao trùm là cảm hứng ngậm ngùi, xót xa về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là giá trị tố cáo và giá trị nhân đạo sâu sắc trong tiếng hát than thân ướt đầm nước mắt của người phụ nữ. Các bài ca dao có cùng công thức mở đầu gần gũi nhau bởi nét tương đồng trong nội dung, ý nghĩa và cùng sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh. Bên cạnh đó, mỗi bài có nét riêng trong việc lựa chọn đối tượng miêu tả và biểu hiện. Cũng để diễn đạt thân phận chìm nổi của người phụ nữ mà có một loạt hình ảnh khác nhau để so sánh khiến biện pháp nghệ thuật và nội dung diễn đạt càng đa dạng, phong phú, 4 tránh được sự đơn điệu, nhàm chán. So sánh là sự khắc họa một cách cụ thể, làm sáng rõ hơn những khái niệm trừu tượng: “Thân em” là khái niệm trừu tượng được thể hiện thông qua những hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống con người: “tấm lụa đào”, “giếng nước giữa đàng”, “miếng cau khô”, “hạt mưa sa”,… Những vật thể rất khác nhau ấy được xích lại gần nhau nhờ những nét tương đồng bởi sự lựa chọn của biện pháp so sánh. Điều này giúp việc khắc họa sâu hơn đặc điểm đối tượng được đem ra so sánh mà vẫn giàu giá trị biểu cảm. Ta có thể thấy như có tiếng thở dài cam chịu, giọt nước mắt đắng cay của bao kiếp người phụ nữ xưa kia. Trong ca dao còn rất nhiều bài khác cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật này để thể hiện nội dung tương tự. Bởi vì ca dao là sáng tác của nhân dân lao động, được diễn xướng trong lao động, trong hát đối đáp nơi hội hè, đình đám. Từ đời này qua đời khác, ca dao được lưu truyền, khắc họa thêm tâm tình người lao động: Thân em như cái quả xoài trên cây Gió đông gió tây, gió nam gió bắc Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành. - Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân. - Thân em như giếng nước trong Để cho bèo tấm, bèo ong lọt vào. - Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. - Chàng ơi phụ thiếp làm chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng. Tiếp mạch cảm xúc chung về thân phận phụ thuộc, mỏng manh, nổi nênh của người phụ nữ trong ca dao, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã khắc họa rõ nét hơn trong tiếng thơ đầy bản sắc của bà tạo nên một tiếng nói chung, một mạch tiếp nối giữa văn học dân gian và văn học viết: 5 Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Những bài ca dao trên cho ta hiểu hơn về nỗi khổ của cuộc đời người phụ nữ xưa, giúp ta thêm yêu cuộc sống hiện nay. Người phụ nữ hiện đại vẫn giữ những nét dịu dàng, khiêm nhường của người phụ nữ truyền thống nhưng họ không còn phải cam chịu cuộc sống phụ thuộc mà đã ý thức được về vị thế xã hội của mình, chủ động và xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn: Một buổi sớm mai trớm bước chân mình trên cát Người mẹ cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng Là bác học hay là ai đi nữa Cũng là con của người phụ nữ Người đàn bà rất bình thường không ai biết tuổi tên (Xuân Quỳnh) 2. Ca dao về tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc tìn cảm đa dạng và phong phú Tình yêu vẫn luôn là một đề tài muôn thuở của văn học ở mọi giai đoạn. Nhắc đến những bài thơ tình ta không khỏi nhớ đến những nhà thơ lớn như: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận , hay những nhà thơ thời nay như: Đỗ Trung Quân, Phan Thị Thanh Nhàn Họ là những nhà thơ trong giai đoạn thơ văn hiện đạị Nhưng đã là người Việt Nam thì thật thiếu sót nếu ta không nhớ đến kho tàng văn chương truyền miệng của cha ông từ ngàn xưa để lại: Thơ ca dân gian. Ta hãy quay về cội nguồn như tìm lại chính mình qua một khía cạnh của thơ ca dân gian: Ca dao Việt Nam. Chúng ta cùng nhìn lại những bài ca dao mang chủ đề về tình yêụ Đó là những vần thơ trữ tình, sâu sắc, đậm đà chất dân tộc và rất phổ biến trong dân gian mà có thể bạn đã từng nghe qua. 6 Ca dao là một dạng của thơ và ở thời đại nào nó cũng chinh phục được người đọc. Hơn nữa, những bài ca dao với nội dung về tình yêu không cứng nhắc với những niêm luật phức tạp như thơ cổ điển. Để hiểu rõ ràng hơn, đầu tiên ta thấy rằng tình yêu nam nữ trong ca dao được thể hiện rất trong sáng và lành mạnh: Thuyền ai lơ lửng bên sông Có lòng đợi khách hay không hỡi thuyền? Ta thấy sự bài tỏ tình cảm tế nhị qua hình ảnh bến và thuyền: Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Trong bước đầu đi đến tình yêu, đâu có ai trong chúng ta dễ dàng bày tỏ được tình cảm của mình một cách "xuôi chèo mát mái" đâu. Chỉ với hai câu ca dao ngắn gọn mà đã lột tả được sự ngập ngừng rất dễ thương đó: Thò tay mà bứt cọng ngò Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ Ta tìm thấy trong ca dao Việt nam những hình ảnh nói lên tình cảm chân thật, sâu đậm của người dân: Nước sông Tô vừa trong vừa mát Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh Dừng chèo muốn tỏ tâm tình Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu. Lòng chung thuỷ của người Việt Nam là một trong những nội dung tất yếu thể hiện qua ca dao: 7 Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta tình nặng nghĩa dày Dù có xa nhau đi nữa cũng ba vạn chín nghìn ngày mới xa. Lòng chung thuỷ sắt son cũng được thể hiện thật tuyệt vời như: Chừng nào cho song bỏ ghành Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em. Đặc điểm của ca dao Việt Nam là ngắn gọn, súc tích. Nó được hình thành bằng những hình ảnh, ngôn từ hết sức giản dị và chân thật gần gũi với đời sống người dân. Do đó, chỉ cần đọc qua ta có thể nhớ được dễ dàng nhưng có đọc đi đọc lại ta mới thấy hết được cái hay, cái đẹp của ca dao Việt Nam trong cách thể hiện nội dung: Thương anh vô giá quá chừng Trèo truông quên mệt ngậm gừng quên cay Nhác trông thấy bóng anh đây Ăn chín lạng hạt ớt ngọt ngay như đường. Ca dao Việt Nam không phải là những lời thơ bóng bẩy, nó gợi lên những hình ảnh thiên nhiên gần gũi nên dễ dàng đi vào lòng người: Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng Em ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau. Bên cạnh đó, có những bài ca dao mà trong đó ta chỉ thấy niềm cảm thông và tình yêu cao thượng mà không thấy sự giận hờn hay trách móc: Mình nói dối ta mình hãy còn son Ta đi qua ngõ thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro 8 Ta đi xách nước rửa cho con mình. Tất cả những mối tình không phải lúc nào cũng đi đến kết cục hạnh phúc. Trong một mối tình sẽ có nước mắt, hạnh phúc hay sự khổ đau khi chia xa và ca dao Việt Nam cũng không ngoài quy luật đó: Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác xưa. Cùng với những lời than xót xa, ngậm ngùi, tiếng đàn trong ca dao còn được dùng là phương tiện để thể hiện tình cảm của con người, tình cảm của đôi lứa: Ở đâu năm cửa nàng ơi Sông nào sáu khúc chảy ra một dòng Sông nào bên đục, bên trong Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh Đền nào thiêng nhất xứ Thanh Ở đâu mà lại có thành tiên xây Tác giả dân gian dùng cách hỏi đố để diễn đạt ý định của mình. Hình thức hỏi đáp giữa chàng trai và cô gái cũng là một hình thức truyền đạt phổ biến trong văn học dân gian. Đây cũng là một nét đẹp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người lao động ngày xưa. Cô gái cũng không hề tỏ ra thua kém và cũng đối đáp lại rằng: Thành Hà Nội 5 cửa chàng ơi Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng Nước sông Thương bên đục bên trong Núi Đức Thánh Tản thắt cổ Bồng Lai có thánh sinh Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh lạng có thành tiên xây. 9 Trong ca dao tình yêu có muôn vàn giai điệu khác nhau giống như tiếng đàn vậy. Đó là khát vọng về tình yêu đôi lứa, muốn được tự do, được giải phóng khỏi xiềng xích của chế độ phong kiến, gò ép tình cảm của con người: Trách mình chẳng trách ai đây Trách con đò ngắn sông sâu khó dò Tình yêu đôi lứa trong ca dao xưa phải chịu trăm bề hủ tục. Họ phải chịu rào cản của gia đình, làng xóm và cả cái chế độ phong kiến cũ kĩ lạc hậu bóp nghẹt quyền tự do của họ. Tuy nhiên không hẳn vì thế mà tình yêu của họ lại không đẹp . Họ hẹn thề với nhau giẫu cho đứng giữa họ là trăm bề khoảng cách: Cây khô chết đứng giữa trời Chết thời chịu chết không bội lời hẹn xưa. Họ thề non, hẹn biển với nhau nhằm làm cho đối phương tin tưởng vào tình cảm của mình vậy. Nó thể hiện khát vọng về sự tự do trong tình yêu, sự giải thoát khỏi chế độ phong kiến và xã hội hiện tại lấy mất tự do và trói chặt họ trong tù ngục. 3. Ca dao châm biếm, đã kích, trào phúng Ca dao là tiếng đàn để con người ta có thể châm biếm, đã kích, trào phúng thể hiện tính cách, tâm hồn và quan niệm sống của người xưa. Khi họ châm biếm, đã kích là họ biết sống, biết phân biệt: phải-trái, tốt-xấu, đúng-sai. Bởi vậy những bài ca dao có nội dung vô cùng phong phú, thể hiện một cách nhìn rất sâu sắc, một bản lĩnh sống đàng hoàng của người dân lao động: Em là con gái còn trinh Em đi bán rượu qua dinh ông Nghè Ông Nghè cho lính ra ve Trăm lạy ông Nghè em đã có con Bài ca dao đã đã kích trực tiếp vào cái thế lực cường quyền ép buộc, bóc lột đến những thứ nhỏ nhất của người nông dân. Vừa đọc thì ta có cảm giác buồn cười 10 [...]... nhân dân mà tiêu biểu trong bài ca dao là ông Nghè Chó đâu chó sủa lỗ không Không thằng ăn trộm, cũng tên ăn mày Ở đây tiếng chó sủa được người dân miêu tả trong câu ca dao để thể hiện những kẻ ăn trộm hay ăn mày Những kẻ không công, không việc chỉ biết sống nhờ vào của cải của người khác Nhưng thực chất ở đây là tiếng chó báo hiệu cho những kẻ tu tô, thu thuế đang đến Bài ca dao còn nhằm thể hiện đời... và bạn bè 19 Ca dao là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc” Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở... nghĩa tình, ca dao Việt Nam còn vang 12 tiếng cười hài hước, châm biếm, trào phúng, đả kích rất vui, khoẻ, sắc nhọn, thể hiện tính cách, tâm hồn và quan niệm sống của người dân lao động Tiếng đàn trong ca dao còn được thể hiện rất rõ trong ca dao hài hước Đây là một tiếng đàn vui, nhằm mang lại tiếng cười cho con người Ca dao hài hước chứa đựng cả cái nhìn, thái độ, tình cảm của người dân trước hiện tượng... kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng... kén cá chọn canh của những cô gái và kết quả là cuối cùng ếch đực, cua kềnh cũng vơ 13 5 Ca dao về tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước Ca dao là những tiếng lòng của con người được phác họa qua những vần thơ dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ được kế thừa và phát huy trở thành “tinh hoa – bản sắc độc đáo riêng biệt của dân tộc” Hình ảnh của quê hương – đất nước ngự trị trong ca dao, trong... trong hai câu ca dao Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan,... lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người Như vậy có thể nói ca dao Việt Nam là kho 23 tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam Ca dao. .. người Việt Nam Ca dao đã gửi gắm mọi niềm vui, nỗi buồn của con người vào trong đó Có đàn lên mới biết được cuộc sống và những hoàn cảnh khác nhau của tâm hồn xưa lại nhiều tình cảnh éo le và khác nhau đến thế Chắc chắn, cây đàn đó sẽ còn được cất mãi lên, còn vang mãi lên trong đời sống tâm hồn nhân dân Và mỗi chúng ta cần phải biết cách tiếp thu nó và không ngừng phát triển ca dao nói riêng và văn học... trong sản xuất và dự báo những hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió rét, bão lụt có ảnh hưởng đến mùa màng, thời vụ Những kinh nghiệm máu xương của bao đời được tích tụ trong những câu tục ngữ, ca dao về trồng lúa, trồng cây, chăn nuôi… Đây chính là bài học quý giá mà người nông dân Việt Nam xưa kia truyền lại cho các thế hệ cháu con Khi chưa có khoa học khí tượng, cha ông ta đã biết dựa vào quá trình... bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi Bên cạnh tình cảm cha mẹ - con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con: Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao . của ca dao chúng ta hãy đi tìm hiểu về những đề tài mà ca dao thể hiện. Những đề tài mà ca dao thể hiện bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động, sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những. ước ao về một cuộc sống thủy chung mặn nồng. II. NHỮNG ĐỀ TÀI CA DAO THỂ HIỆN 1. Ca dao về than thân Ca dao là sản phẩm tinh thần của tập thể nhân dân, là tấm gương phản chiếu tâm hồn người. THIỆU VỀ CA DAO VÀ TIẾNG ĐÀN MÀ NÓ THỂ HIỆN Dân tộc Việt Nam của chúng ta có một nền ca dao lâu đời và rất phong phú. Trải qua bốn ngàn năm thăng trầm,người Việt đã đúc kết một kho tàng dân ca thấm

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan