Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay

104 2.1K 10
Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương tây trước mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở việt nam hiện nay. Trong bất cứ thời đại nào vấn đề hạnh phúc luôn chiếm vị trí trung tâm trong đời sống xã hội. Tất cả các tôn giáo đều có mục đích cuối cùng là mưu cầu hạnh phúc cho con người ở “Thiên đường” hay “Niết bàn” cực lạc. Các quan điểm thế tục thì mưu cầu hạnh phúc cho con người ở thế giới hiện thực. Quyền mưu cầu hạnh phúc được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, trong Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng Pháp. Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là mục đích của chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bất cứ thời đại nào vấn đề hạnh phúc luôn chiếm vị trí trung tâm trong đời sống xã hội. Tất cả các tôn giáo đều có mục đích cuối cùng là mưu cầu hạnh phúc cho con người ở “Thiên đường” hay “Niết bàn” cực lạc. Các quan điểm thế tục thì mưu cầu hạnh phúc cho con người ở thế giới hiện thực. Quyền mưu cầu hạnh phúc được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, trong Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng Pháp. Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là mục đích của chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, như Hồ Chí Minh đã từng nói, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [28, tr 56]. Như vậy đủ thấy hạnh phúc là mục đích cao nhất của con người. Tuy nhiên, thế nào là hạnh phúc thì trong lịch sử triết học phương Đông vấn đề này ít được bàn đến. Trái lại, trong lịch sử triết học phương Tây, các tác giả từ thời cổ đại đến cận đại đều ít nhiều đều bàn đến phạm trù “hạnh phúc” và chỉ ra mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức. Đối với các nhà triết học phương Tây, đạo đức luôn luôn đi liền với hạnh phúc, hạnh phúc là một phạm trù của Đạo đức học. Theo Arixtôt (Aristotle), mục đích trực tiếp của con người không phải là cái hay, cái đẹp mà chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính của một con người Hạnh phúc đồng nghĩa với đạo đức. Quan niệm về hạnh phúc của con người có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần nói chung và đời sống đạo đức nói riêng. Nó là một trong những nền tảng giúp con người xây dựng những lý tưởng, mục tiêu, thái độ sống. Nó cũng là hạt nhân, là thước đo, định hướng để con người thiết lập các khái niệm thiện, ác, phẩm giá và hàng loạt các khái niệm nhân bản khác. 1 Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc gìn giữ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như xây dựng hệ giá trị đạo đức mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Quan niệm nhân nghĩa của Nho giáo cho rằng hành vi đạo đức (việc nghĩa) đòi hỏi phải hy sinh lợi ích cá nhân vì hạnh phúc của người khác; “nghĩa” và “lợi” hoàn toàn đối lập, không thể dung hợp được với nhau đã từng được coi là chân lý tuyệt đối trong hàng nghìn năm lịch sử. Quan niệm này nếu không được đổi mới thì không còn phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Ngược lại, cũng có tình trạng một số không ít người đã chà đạp lên các quy phạm đạo đức truyền thống để đạt được hạnh phúc cá nhân. Do không am hiểu vấn đề bản chất của hạnh phúc và mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức nên nhiều người đã suy nghĩ một cách phiến diện rằng đạo đức là hy sinh hạnh phúc của cá nhân vì hạnh phúc của người khác; còn hạnh phúc của cá nhân thì không liên quan gì đến vấn đề đạo đức cả. Vì thế, nhiều người đã đặt ra mục tiêu “vật chất là mục đích của cuộc sống”, thậm chí còn chà đạp lên các quy phạm đạo đức để đạt được hạnh phúc cá nhân. Chính điều đó đã làm cho họ ngày càng trượt dốc về phẩm chất đạo đức. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh, coi thường những giá trị truyền thống của dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, đồng chí, đồng nghiệp… Các nhà triết học phương Tây từ thời cổ đại đã nghiên cứu sâu sắc vấn đề mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và đạo đức xã hội. Đạo đức không những không mâu thuẫn với hạnh phúc cá nhân, mà còn là một trong những yếu tố để cá nhân đạt đến hạnh phúc cao nhất. Do vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu vấn đề này để bổ sung cho triết lý phương Đông về đạo đức. Làm 2 rõ mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây trước Mác không chỉ có mục đích hệ thống được những quan niệm trong lịch sử, mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc đối với việc giáo dục về đạo đức, vì để giáo dục chuẩn mực và hành vi đạo đức, quan niệm đúng đắn về hạnh phúc cá nhân thì trước hết có một vấn đề quan trọng cần phải được làm rõ, đó là: Tại sao phải có đạo đức? Đạo đức có liên quan gì đến hạnh phúc? Đây không chỉ là vấn đề chính trị, đạo đức, mà còn là vấn đề triết học, nó đã đặt ra từ thời cổ đại và được tranh luận trong suốt lịch sử phát triển của triết học. Tìm hiểu vấn đề này là việc làm cần thiết để có được quan niệm đúng đắn và hệ thống, bởi lẽ, đây là vấn đề có ý nghĩa lớn trong việc xác định lẽ sống cho mỗi người, nhất là đối với việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Với mục đích làm rõ một cách có hệ thống mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức, góp phần định hướng về giá trị đạo đức cho bản thân mình và cho xã hội nên tôi chọn đề tài Luận văn của mình “Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương Tây trước Mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề đạo đức và quan niệm về hạnh phúc là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là vấn đề đạo đức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Có thể nói rằng, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, chúng ta đã và đang phải đối diện với một loạt biến đổi diễn ra trong lĩnh vực đạo đức. Vì vậy, từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề đạo đức được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng dưới tính chất là những chủ đề nghiên cứu riêng biệt, các phạm trù riêng lẽ, chưa trở thành hệ thống lý luận về vấn đề trên. 3 Nghiên cứu Phạm trù hạnh phúc và phạm trù đạo đức có một số công trình, tác phẩm tiêu biểu như: Đạo đức học, tập 1, 2, của G. Bandzeladze, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1985; Đạo đức học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1991; Giáo trình Đạo đức học của Khoa Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, (2000), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Cơ chế, chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức cá nhân của Đỗ Huy, Tạp chí triết học 2002; Đạo đức mới - Đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận khác nhau của Trịnh Duy Huy, Tạp chí Triết học, 2006 ; Một số biểu hiện sung đột giá trị trong lĩnh vực đạo đức của đời sống xã hội của Nguyễn Sinh Huy, Tạp chí triết học, 1995; Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay, của Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tạp chí triết học, số 2 năm 2007; Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay, của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí triết học, 1996; Vấn đề giá trị đạo đức trong đạo đức học Cantơ của Vũ Thị Thu Lan, Tạp chí triết học, số 5 năm 2006; Đạo đức học - Giáo trình cho các trường Đại học của Hà Nhật Thăng, Hà Nội, 1997; Bảo vệ giá trị truyền thống dân tộc của Nguyễn Tài Thư, Tạp chí Cộng sản, số 6 năm 1994. Về vấn đề đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo quản lý có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Đạo đức một bộ phận cán bộ quản lý nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp - Trần Văn Phòng, Tạp chí Thông tin lý luận số 6, năm 1995; Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay - Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý hiện nay - Nguyễn Thế Kiệt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001; Tác động của kinh thế thị trường đến đạo đức của người cán bộ lãnh đạo quản lý - Vũ Trọng 4 Dung, Tạp chí triết học số 5, năm 2004; Đạo đức cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, thực trạng và giải pháp - Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. Tuy nhiên, trong các tác phẩm trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu đa phần chỉ dừng lại ở các phạm trù đạo đức và hạnh phúc chứ không đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức một cách có hệ thống. Nghiên cứu mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức trong những năm gần đây đã được một số nhà nghiên cứu Phật học quan tâm, như: tác phẩm “Đạo đức Phật Giáo Và Hạnh Phúc Con Người” của Hòa thượng Thích Minh Châu, Nhà Xuất Bản Tôn giáo Hà Nội, 2002; Bài “Đạo đức và hạnh phúc” của Hòa Thượng Thích Viên Trí (phatgiaodaichung.com). Tuy nhiên trong các tác phẩm nói trên, mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức mới chỉ được nghiên cứu ở khía cạnh tôn giáo. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu đã đạt được của những người đi trước, Luận văn tiếp tục tìm hiểu, làm rõ vấn đề này, góp phần vào việc giáo dục, định hướng đạo đức cho người Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Nghiên cứu các quan niệm trong lịch sử triết học phương Tây trước Mác về mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức để từ đó làm rõ tính tất yếu, nêu ra những định hướng và đề ra những giải pháp nhằm góp phần vào việc giáo dục quan niệm về hạnh phúc phù hợp với giá trị đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào thực hiện các nhiệm sau: 5 1) Làm rõ các khái niệm “đạo đức”, “hạnh phúc”. Phân tích các quan niệm của các nhà triết học phương Tây trước Mác về hạnh phúc và mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức để chứng minh rằng đạo đức là con đường tất yếu để đi đến hạnh phúc. 2) Kế thừa có phê phán những nội dung về mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây trước Mác dưới ánh sáng của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nêu ra những định hướng và giải pháp trong việc giáo dục quan niệm về hạnh phúc phù hợp với giá trị đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Để thực hiện cho việc nghiên cứu của luận văn, người thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác - Lênin và đường lối xây dựng phát triển con người Việt Nam của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cơ sở xem xét, đánh giá để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu. Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luận văn, người thực hiện còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp lịch sử - logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh - đối chiếu để nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Vì đây là một vấn đề có phạm vi rộng nên trong khuôn khổ của một luận văn mang tính chuyên ngành, người thực hiện chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu của đề tài nằm trong lịch sử triết học trước Mác, từ triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại đến triết học Cổ diển Đức. Từ đó làm rõ một số quan niệm về mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây và nội 6 dung cơ bản của vấn đề trên đối với giáo dục quan niệm về hạnh phúc phù hợp với đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Để chứng minh quan điểm của triết học phương Tây về mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức là có tính tất yếu và phổ biến, Luận văn có so sánh với quan điểm phương Đông (ví dụ, với quan điểm của Khổng Tử). Để đánh giá và bổ sung, hoàn thiện các quan điểm phương Tây về hạnh phúc và đạo đức, Luận văn đứng trên quan điểm thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tuy nhiên, trọng tâm của Luận văn là triết học phương Tây trước Mác, các trích dẫn khác chỉ là để so sánh, đối chiếu hoặc làm cơ sở để phân tích, đánh giá mà thôi. Luận văn không bàn đến vấn đề giáo dục đạo đức và hạnh phúc nói chung vì đây là một vấn đề rất rộng. Luận văn chỉ vận dụng quan điểm triết học phương Tây trước Mác để định hướng việc giáo dục quan niệm về hạnh phúc phù hợp với đạo đức, khắc phục những quan niệm sai trái nảy sinh và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay là mưu cầu hạnh phúc cá nhân bằng bất cứ giá nào, bất chấp giá trị đạo đức. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Đề tài đã góp phần hệ thống hóa lý luận về mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức ttrong lịch sử triết học phương Tây trước Mác cũng như những quan niệm cơ bản về đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây trước Mác. Từ vấn đề lý luận trong lịch sử triết học, luận văn đã rút ra những vấn đề có ý nghĩa giáo dục định hướng trong xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện nay. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu tư tưởng triết học trước Mác về hạnh phúc và đạo đức, là một bộ phận rất quan trọng trong Lịch sử triết học. Nghiên cứu và nắm vững mối quan hệ này sẽ góp phần làm tăng thêm tính thuyết phục cho việc giảng dạy về đạo đức. 7 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có nội dung chính gồm 2 chương (5 tiết). 8 NỘI DUNG Chương 1 QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HẠNH PHÚC VỚI ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC Trước khi đi sâu nghiên cứu các quan điểm cụ thể của các nhà triết học phương Tây trước Mác về hạnh phúc và mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức, chúng ta cần làm rõ khái niệm “đạo đức”, khái niệm “hạnh phúc” và mối quan hệ giữa hai khái niệm này trong triết học nói chung cũng như trong đạo đức học nói riêng. 1.1. Khái niệm về đạo đức, hạnh phúc và mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức 1.1.1. Khái niệm đạo đức Thuật ngữ “đạo đức” trong ngôn ngữ phương Tây (thí dụ, ethics hay morality trong tiếng Anh) xuất phát từ “ethos” trong tiếng Hy lạp và “mores” trong tiếng Latinh đều có nghĩa là “tập tục”. Gắn với sự ra đời của Triết học (philosophia) là sự hình thành Đạo đức học (tiếng Hy Lạp: ethikos, tiếng latin: ethicus hay ethica) với tư cách là lý luận về đạo đức ra đời từ thời Hy Lạp cổ đại, khoảng thế kỷ thứ VIII (TrCN). Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực của một giai cấp, dân tộc có tác dụng điều chỉnh hành vi cá nhân phù hợp với lợi ích tập thể, xã hội nhằm đảm bảo sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Ý nghĩa triết học của thuật ngữ đạo đức nó bao quát một phạm vi rộng lớn, là mối quan hệ giữa con người với con người, là cung cách ứng xử của 9 con người trong đời sống xã hội, là đạo làm người trong đời sống. Mối quan hệ giữa con người với con người, từ góc độ đạo đức, được đồng nghĩa với cái thiện. Thiện là hành vi tốt đẹp của con người đưa lại lợi ích cho người khác và cho toàn xã hội. Nếu làm trái với quan hệ đạo đức tốt đẹp, tức là đối lập với cái thiện, sẽ là cái ác. Nhận thức đúng thế giới khách quan, thể hiện lý tính cao cả trong nhận thức, tư duy để hoạt động thực tiễn có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử, xã hội, đó là đạo đức. Ngược lại, nếu nhận thức sai lầm, phi khoa học, hạ thấp lý trí anh minh của con người, kéo lùi sự phát triển của lịch sử, đó là vô đạo đức. Hành vi tốt đẹp đem lại niềm vui và sự bình yên cho con người là có đạo đức. Hành vi gây ra hiệu quả xấu cho con người, đem đến cho con người cái ác và sự khổ đau, là đối lập với đạo đức. Đạo đức không chỉ là ý thức mà còn là quan hệ xã hội, hành vi, lối sống của con người trong xã hội. Trung tâm của đạo đức là “cái thiện” (cái tốt), đối lập với cái thiện là “cái ác” (cái xấu). Phạm trù “cái thiện” được cụ thể hóa trong một số khái niệm khác như “lương tâm”, “danh dự”, “công bằng”, “nghĩa vụ”, “hạnh phúc”, v.v Người sống có lương tâm, có nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội, đối xử công bằng với mọi người là người “thiện”. Trái lại, người không có lương tâm, không biết trọng danh dự, không có ý thức nghĩa vụ, không công chính là người ác, người xấu. Người thiện là người luôn luôn tìm cách đem lại hạnh phúc cho người khác. Người ác thì luôn luôn tìm cách chà đạp lên hạnh phúc của người khác. Tuy nhiên, thế nào là thiện, ác, danh dự, nghĩa vụ, lương tâm, hạnh phúc, ngoài yếu tố khách quan, còn phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan nữa. Do vậy, đạo đức ngoài tính khách quan, còn mang tính chất lịch sử, giai cấp, dân tộc. Tính lịch sử của đạo đức thể hiện ở chỗ: trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định 10 [...]... tộc và tính giai cấp, tính phổ biến và tính lịch sử cụ thể, tính tuyệt đối và tính tương đối 1.2 Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây trước Mác 1.2.1 Trong triết học Hy Lạp cổ đại Trong triết học Hy Lạp cổ đại có hai khuynh hướng khác nhau về mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức: Một là, khuynh hướng cực đoan gồm có chủ nghĩa khổ hạnh và chủ nghĩa khoái lạc Chủ nghĩa. .. năng trên có mối quan hệ thống nhất, không tách rời Trong đó, chức năng giáo dục là mục đích, các chức năng khác có vai trò là điều kiện, phương pháp, cách thức để chủ thể đạo đức có thể xác lập các yếu tố hiện thực và phù hợp, có kết quả cho quá trình giáo dục đạo đức con người - Mối quan hệ giữa đạo đức với các hình thái ý thức xã hội khác 14 Mối quan hệ giữa đạo đức với chính trị Đạo đức với chính... hạnh phúc được xét ở hai phương diện Với tư cách là một phạm trù triết học, hạnh phúc có quan hệ thống nhất và khác nhau với phạm trù đạo đức Với tư cách là một phạm trù của đạo đức học, hạnh phúc đóng vai trò là phạm trù cơ bản, là mục đích của đạo đức, chi phối các phạm trù khác của đạo đức, như thiện, ác, vinh dự, nghĩa vụ, lương tâm Đồng thời, phạm trù hạnh phúc cùng phạm trù đạo đức đều có tính nhân... nghĩa khổ hạnh hiểu hạnh phúc một cách đơn giản, đồng nhất hạnh phúc với đạo đức, chỉ cần có đạo 23 đức là có hạnh phúc Ngược lại, chủ nghĩa khoái lạc lại đồng nhất hạnh phúc với khoái lạc, coi khoái cảm vật chất là hạnh phúc và đồng thời là cái thiện cao nhất Hai là, quan điểm coi đạo đức và hạnh phúc có quan hệ đan xen lẫn nhau, tiếp cận vấn đề đạo đức một cách phức tạp hơn, để đạt đến hạnh phúc có... Hy Lạp cổ đại Xuất phát từ học thuyết cho rằng ý niệm là bản nguyên của thế giới, Platôn xem ý niệm là cội nguồn của đạo đức Ý niệm về phúc lợi của con người là hạt nhân bao trùm của mọi loại ý niệm Ý niệm là cái bản thể tuyệt đối, vì vậy ý niệm đạo đức cao hơn thế giới hiện thực của các quan hệ đạo đức, và quyết định các quan hệ đạo đức hiện thực đó Trên cơ sở sự tồn tại của linh hồn bất tử, ông chia... nào ở trong tâm hồn Chính vì thế người thiếu đạo đức sẽ có động cơ sống đạo đức để có hạnh phúc Platôn không chỉ gắn hạnh phúc với đạo đức, mà còn gắn hạnh phúc với tri thức Đối với Platôn, đức hạnh là tri thức, và sống có đức hạnh là bản chất của cuộc sống hạnh phúc Arixtôt (Aristotle, 384 - 322 TCN), với tư cách là bộ óc bách khoa của triết học Hy Lạp cổ đại, đã nêu lên những vấn đề rất phong phú của. .. trùng nhau Hạnh phúc không phải là bộ phận nằm hoàn toàn trong đạo đức, vì nó còn có yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, văn minh… nữa Khi người ta nói rằng hạnh phúc là một phạm trù của đạo đức học thì người ta đứng ở góc độ đạo đức học để xem xét, chứ không phải ở góc độ triết học Trong triết học, có nhiều quan điểm coi hạnh phúc là mục đích cao nhất; đạo đức là một yếu tố của hạnh phúc, là một con... trị trong đời sống xã hội, văn hóa, tinh thần và đạo đức của con người Triết học trở thành nô lệ, tôi tớ của thần học Mục đích cao nhất của triết học (khoa học nói chung) là phục vụ tôn giáo và nhà thờ 33 Lẽ đương nhiên, trong một xã hội như vậy, thì đạo đức cao nhất, sáng suốt nhất là tư tưởng đạo đức Kitô giáo Tình yêu, đạo đức, niềm mong ước, nỗi bất hạnh, sự sáng tạo của con người, đều do ý chí của. .. thức đúng hành vi của mình thì sẽ đạt được giá trị đạo đức trong suy nghĩ, lời nói và hành động một cách đúng đắn và tốt đẹp Mặt khác, theo quan niệm của Socrates, đức hạnh của con người chính là hạnh phúc Ông nhấn mạnh vai trò của đức hạnh trong hạnh phúc Điều này hoàn toàn có lý, bởi khi con người hành động có đạo đức, điều đó có ý nghĩa là mang lại hạnh phúc cho bản thân mình và cho người khác Socrates... trị đạo đức cũng không phải là những cái vĩnh viễn, bất di bất dịch, tuy nhiên nó có tính lâu dài hơn so với những quan niệm đạo đức thông thường Vì vậy, đạo đức là biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, thể hiện từ ý thức đạo đức tới hành vi đạo đức Theo nghĩa hẹp, đạo đức thể hiện mặt hành vi, thái độ, cách ứng xử, từ nhận thức tới hành động của con người Theo nghĩa rộng, đạo đức bao . đức cho bản thân mình và cho xã hội nên tôi chọn đề tài Luận văn của mình Mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong triết học phương Tây trước Mác và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức. mối quan hệ giữa hạnh phúc với đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây và nội 6 dung cơ bản của vấn đề trên đối với giáo dục quan niệm về hạnh phúc phù hợp với đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Để. MỐI QUAN HỆ GIỮA HẠNH PHÚC VỚI ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC Trước khi đi sâu nghiên cứu các quan điểm cụ thể của các nhà triết học phương Tây trước Mác về hạnh phúc và

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 7. Thích Minh Châu, Đạo đức Phật Giáo Và Hạnh Phúc Con Người, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2002

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan