SUY DINH DƯỠNG PROTEIN - NĂNG LƯỢNG TRẺ EM (Kỳ 3) ppt

5 579 1
SUY DINH DƯỠNG PROTEIN - NĂNG LƯỢNG TRẺ EM (Kỳ 3) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SUY DINH DƯỠNG PROTEIN - NĂNG LƯỢNG TRẺ EM (Kỳ 3) 6. Phân loại suy dinh dưỡng protein-năng lượng: 6.1. Cơ sở khoa học của các phương pháp đánh giá suy dinh dưỡng: 6.1.1. Đo trọng lượng của cơ thể (P): - Cân nặng (CN) tụt hoặc ngừng phát triển là triệu chứng giúp phát hiện sớm SDD. - Đánh giá tỷ lệ CN hiện có / CN chuẩn theo tuổi giúp chẩn đoán SDD và mức độ SDD. 6.1.2. Đo chiều cao (CC) và tính tỷ lệ CC hiện có / CC chuẩn theo tuổi giúp chẩn đoán tình trạng SDD kéo dài. 6.1.3. Tính tỷ lệ CN hiện có / CN chuẩn tương ứng với CC hiện có: xác định SDD cấp. 6.1.4. Đo vòng cánh tay (VCT) giúp xác định khối cơ bắp và lớp mỡ dưới da. 6.1.5. Đo nếp xếp da giúp xác định độ dày lớp mỡ dưới da. 6.1.6. Đánh giá ngăn nội bào dựa vào xét nghiệm sinh hoá: protid máu, điện giải đồ, bilan lipid máu 6.2. Các cách phân loại suy dinh dưỡng: 6.2.1. Theo lớp mỡ dưới da: Căn cứ vào sự mất lớp mỡ dưới da ở bụng, mặt và mông: - SDD độ I: chỉ mất lớp mỡ dưới da bụng. - SDD độ II: mất lớp mỡ dưới da bụng + mông. - SDD độ III: mất lớp mỡ dưới da bụng + mông + má. Tiêu chuẩn chẩn đoán về phân độ này không áp dụng đúng và rộng rãi được vì hiện tượng mất tổ chức mỡ xảy ra sớm và nhanh trong SDD do thiếu năng lượng, còn trong SDD do thiếu đạm chủ yếu thì lớp mỡ lại ít mất hơn. 6.2. 2. Vòng cánh tay (VCT): - VCT bình thường phát triển nhanh trong năm đầu. Từ 1 - 5 tuổi hầu như không thay đổi và trên 13,5 cm. Chỉ áp dụng đo VCT cho trẻ 1 - 5 tuổi. - Trong khám sức khoẻ hàng loạt, người ta làm sẵn những bản đo VCT với ba khoảng nhuộm màu: xanh > 13,5cm; vàng: 13,5 - 12,5 cm; đỏ < 12,5 cm. - Vì số đo vòng cánh tay (VCT) phụ thuộc khối cơ và độ dày lớp mỡ dưới da nên tiêu chuẩn này cũng có mặt hạn chế như tiêu chuẩn trên, nó có giá trị trong cộng đồng hơn là dùng để đánh giá SDDPNL một cách chính xác. 6.2.3. Cách phân độ SDD dựa theo tiêu chuẩn cân nặng / tuổi (CN/T) theo TCYTTG: Hiện nay, TCYTTG đề nghị lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (- 2SD) SD: Standard Deviation) so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Health Statistic) để coi là nhẹ cân. Qui ước 1 SD là 10% cân nặng chuẩn. Gồm có 3 độ: - Từ - 2SD đến - 3SD: Thiếu dinh dưỡng độ I. - Từ < - 3SD đến - 4SD: Thiếu dinh dưỡng độ II. - Dưới - 4SD: Thiếu dinh dưỡng độ III. 6.2.4. Theo Wellcome (1969): Cách đánh giá trên tuy dể thực hiện nhưng có mặt hạn chế nhất là khi trẻ bị phù do thiếu đạm vì cân nặng không thực. Do đó Wellcome đã đề nghị kết hợp 2 tiêu chuẩn giảm cân nặng và phù để đánh giá SDD. % CN/T Phù Không phù < 60 - 80% Kwashiorkor SDD nhẹ, trung bình < 60% Marasmus – Kwashiorkor Marasmus 6.2.5. Theo Waterlow: Những cách phân loại trên chỉ cho biết tình trạng trẻ hiện có SDD nhưng không cho biết tình trạng này kéo dài, mạn tính hay bị SDD trong quá khứ nhưng hiện nay trẻ đang hồi phục hoặc là trẻ mới bị SDD mà trong quá khứ không hề có tình trạng này. Vì vậy, Waterlow đã đưa thêm tiêu chuẩn chiều cao vào để đánh giá và đề xuất 2 danh từ còi cọc (stunting) và gầy mòn (wasting). CN/CC CC/T ≥ 80% < 80% ≥ 90% Trẻ bình thường SDD cấp (gầy mòn) < SDD mạn, di chứng SDD mạn, tiến triển (gầy mòn 90% (còi cọc) + còi cọc) - Còi cọc khi CC giảm > 10% so với chiều cao chuẩn theo tuổi. Biểu hiện SDD đã lâu hoặc xảy ra trong quá khứ với 1 thời gian dài nhất là vào năm đầu của đời sống. Đây là thể SDD kéo dài, hiện tại chỉ là di chứng, thể này đã được điều chỉnh về chế độ ăn. CN/CC > 80%, cân nặng đã được phục hồi phần nào nhưng chiều cao thì không, trẻ bị lùn so với chuẩn. Thể này có tỉ lệ cao ở các nước đang phát triển, tăng theo tuổi, nhất là khu lao động nghèo, các trại mồ côi. Ở nước ta trong thập kỷ 90, tỷ lệ này ở trẻ em < 5 tuổi giảm đi được 19,8%. Trong thập kỷ 90, bình quân hàng năm tỷ lệ thấp còi trẻ em nước ta giảm 1,9% (từ 56,7% năm 1990 xuống còn 36,7% năm 2000). - Gầy mòn: khi cân nặng hiện tại giảm > 20% so với cân nặng chuẩn ứng với chiều cao hiện có. Biểu hiện SDD cấp tính thường do nhiễm trùng cấp. Nếu được nhanh chóng điều chỉnh về chế độ ăn trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn. Ở nước ta trong 10 năm nay tỉ lệ mắc bệnh vẫn còn cao. - Thể còi cọc - gầy mòn: biểu hiệu tình trạng SDD mạn tiến triển. Trẻ có chế độ ăn thiếu nhiều ngày gây sụt cân và giảm chiều cao: CN/CC < 80%. CC/T < 90%. Trẻ thật sự cần được giúp đỡ. Bà mẹ vừa thiếu kiến thức lẫn kinh tế. . SUY DINH DƯỠNG PROTEIN - NĂNG LƯỢNG TRẺ EM (Kỳ 3) 6. Phân loại suy dinh dưỡng protein- năng lượng: 6.1. Cơ sở khoa học của các phương pháp đánh giá suy dinh dưỡng: 6.1.1. Đo trọng lượng. chuẩn. Gồm có 3 độ: - Từ - 2SD đến - 3SD: Thiếu dinh dưỡng độ I. - Từ < - 3SD đến - 4SD: Thiếu dinh dưỡng độ II. - Dưới - 4SD: Thiếu dinh dưỡng độ III. 6.2.4. Theo Wellcome (1969): Cách. đo VCT cho trẻ 1 - 5 tuổi. - Trong khám sức khoẻ hàng loạt, người ta làm sẵn những bản đo VCT với ba khoảng nhuộm màu: xanh > 13,5cm; vàng: 13,5 - 12,5 cm; đỏ < 12,5 cm. - Vì số đo

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan