BỆNH THIẾU VITAMIN A Ở TRẺ EM (Kỳ 2) pot

5 577 1
BỆNH THIẾU VITAMIN A Ở TRẺ EM (Kỳ 2) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH THIẾU VITAMIN A Ở TRẺ EM (Kỳ 2) Bộ môn Nhi Trường Đại học Y dược Huế 3. Nguyên nhân thiếu vitamin A: 3.1. Do cung cấp giảm: Thiếu vitamin A kéo dài trong chế độ ăn thường gặp ở trẻ kiêng khem quá mức: ăn ít rau và hoa quả, không ăn dầu, mỡ. Hoặc trẻ được nuôi nhân tạo bằng nước cháo, sữa bột tách bơ, sữa sấy khô ở 115°C; thường ở những trẻ có bà mẹ kém kiến thức về dinh dưỡng. 3.2. Do rối loạn quá trình hấp thu: - Do rối loạn quá trình hấp thu vitamin A ở ruột: ỉa chảy kéo dài, lỵ, tắc mật. - Do suy gan: gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vitamin A. Vitamin A tan trong mỡ, gan tiết ra mật điều hòa chuyển hóa mỡ giúp chuyển hóa vitamin A. Hơn nữa gan có vai trò tổng hợp vitamin A. - Suy dinh dưỡng protein-năng lượng đặc biệt là thể Kwashiokor. 3.3. Do tăng nhu cầu vitamin A: trẻ càng nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin A vì nhu cầu cao gấp 5 - 6 lần người lớn. Trẻ bị sởi, thủy đậu, viêm phế quản, lao, nhiễm trùng tiết niệu thì nhu cầu vitamin A tăng trong thời gian bị bệnh mà thức ăn không đủ cung cấp. 3.4. Yếu tố nguy cơ: - Tuổi < 5 tuổi, đặc biệt là trẻ < 1 tuổi. - Không bú sữa non, không bú mẹ. Ăn dặm sớm, hay thức ăn dặm không đủ chất. - Nhiễm trùng tái diễn nhất là ỉa chảy kéo dài. - Suy dinh dưỡng nặng. - Kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng thấp. 4. Lâm sàng: 4.1. Triệu chứng toàn thân: Trẻ mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn. Da khô, tóc dễ rụng. Hay bị rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, viêm mũi họng. 4.2. Triệu chứng đặc hiệu là ở mắt: Bệnh tiến triển âm thầm, thường ở 2 bên mắt nhưng có thể ở các giai đoạn khác nhau. Phân loại theo OMS (1982) 1. XN : Quáng gà 2. X1A : Khô kết mạc 3. X1B : Vệt Bitot 4. X2 : Khô giác mạc 5. X3A : Loét nhuyễn < 1/3 diện tích giác mạc 6. X3B : Loét nhuyễn > 1/3 diện tích giác mạc 7. Xs : Sẹo giác mạc 8. Xf : Khô đáy mắt. 4.2.1. Quáng gà (XN): Là biểu hiện sớm nhất của bệnh thiếu vitamin A (xem vai trò). Chẩn đoán xác định dựa vào: Tiền sử suy dinh dưỡng, mới mắc các bệnh sởi, ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa. Dễ bị vấp ngã, đi quờ quạng khi chiều tối. Khỏi nhanh khi điều trị vitamin A. 4.2.2. Khô kết mạc (X1A): Là tổn thương đặc hiệu do thiếu vitamin A gây nên biến đổi thực thể sớm nhất ở bán phần trước kết mạc. Mắt hay chớp, lim dim. Hay gặp cả hai mắt. Kết mạc bình thường bóng ướt, trong suốt trở nên xù xì, vàng, nhăn nheo, có bọt nhỏ, không thấy rõ các mạch máu. Hồi phục nhanh nếu được điều trị bằng vitamin A. 4.2.3. Vệt Bitot (X1B): Là triệu chứng đặc hiệu của tổn thương kết mạc. Là những đám tế bào biểu mô kết mạc bị sừng hóa, dày lên thành từng đám và bong vảy, có màu trắng xám nổi lên bề mặt kết mạc nhãn cầu. Bề mặt kết mạc phủ một chất như bọt xà phòng hoặc lổn nhổn như bã đậu. Gặp ở kết mạc nhãn cầu sát rìa giác mạc điểm 3 giờ và 9 giờ. Thường có hình tam giác đáy quay về phía rìa giác mạc. Có thể kết hợp với khô kết mạc hoặc đơn độc. Khỏi nhanh khi điều trị vitamin A tấn công. 4.2.4. Khô giác mạc (X2): Là giai đoạn biến đổi bệnh lý ở giác mạc. Có thể hồi phục hoàn toàn không để lại sẹo nếu điều trị kịp thời. - Biểu hiện cơ năng: sợ ánh sáng, chói mắt, hay nheo mắt. - Biểu hiện thực thể: giác mạc mất bóng sáng, mờ đi như màn sương phủ. Biểu mô giác mạc bị trợt, cảm giác giác mạc bị giảm sút. Sau đó nhu mô có thể bị thâm nhiễm tế bào viêm làm giác mạc đục, thường ở nửa dưới của giác mạc. Có thể có mủ tiền phòng, có thể có cả khô kết mạc (đây là yếu tố để chẩn đoán xác định khô giác mạc do thiếu vitamin A). 4.2.5. Loét nhuyễn giác mạc dưới 1/3 diện tích giác mạc (X3A): Là tổn thương không hồi phục của giác mạc để lại sẹo giác mạc và giảm thị lực. Nếu loét sâu có thể gây phòi mống mắt để lại sẹo dày, dính mống mắt. Hay gặp ở nửa dưới của giác mạc. 4.2.6. Loét nhuyễn giác mạc trên 1/3 diện tích giác mạc (X3B): Là tổn thương nặng nề gây hoại tử tất cả các lớp của giác mạc. Gây phá hủy nhãn cầu hoặc biến dạng. Toàn bộ giác mạc bị hoại tử, lộ mống mắt ra ngoài, lòi thủy tinh thể và dịch kính ra ngoài, teo nhãn cầu. 4.2.7. Sẹo giác mạc (Xs): Là di chứng của loét giác mạc. Sẹo dúm dó, màu trắng. Phân biệt với sẹo giác mạc do các nguyên nhân khác bằng hỏi kỹ tiền sử, bị cả 2 bên hay 1 bên 4.2.8. Khô đáy mắt (Xf): Là tổn thương võng mạc do thiếu vitamin A mãn tính. Thường gặp ở trẻ lớn, lứa tuổi đi học, có kèm theo quáng gà. Soi đáy mắt: Thấy xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt rải rác dọc theo mạch máu võng mạc. Chẩn đoán phân biệt: - Viêm võng mạc chấm trắng. - Viêm võng mạc do viêm thận cấp hoặc mãn. . hấp thu vitamin A ở ruột: a chảy kéo dài, lỵ, tắc mật. - Do suy gan: gan có vai trò quan trọng trong chuyển h a vitamin A. Vitamin A tan trong mỡ, gan tiết ra mật điều h a chuyển h a mỡ giúp. BỆNH THIẾU VITAMIN A Ở TRẺ EM (Kỳ 2) Bộ môn Nhi Trường Đại học Y dược Huế 3. Nguyên nhân thiếu vitamin A: 3.1. Do cung cấp giảm: Thiếu vitamin A kéo dài trong chế độ ăn thường gặp ở trẻ. h a vitamin A. Hơn n a gan có vai trò tổng hợp vitamin A. - Suy dinh dưỡng protein-năng lượng đặc biệt là thể Kwashiokor. 3.3. Do tăng nhu cầu vitamin A: trẻ càng nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan