Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay

79 1.5K 8
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Chương 2 Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 2.1. Thực trạng đạo đức của sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay 2.2. Tính cấp thiết của giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 2.3. Những nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

Khóa luận tốt nghiệp 2010 - 2014 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 A: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu: 3 5. Kết cấu của đề tài: 3 B. PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG 5 HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 5 1.1. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh của đạo đức 5 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng 8 1.2.1. Trung với nước, hiếu với dân 10 1.2.2. Yêu thương đối với con người, sống có nghĩa tình 12 1.2.3. Cần kiên liêm chính, chí công vô tư 15 1.2.4. Có tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung 20 1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc cơ bản của rèn luyện đạo đức cách mạng 22 1.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức 22 1.3.2. Xây đi đối với chống và phải là phong trào quần chúng rộng rãi 26 1.3.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời 28 Chương 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG 31 CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ HIỆN NAY 31 THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 31 2.1 Thực trạng đạo đức của sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay 31 2.1.1. Những mặt tích cực 31 2.1.2. Những mặt tiêu cực 40 2.2. Tính cấp thiết của giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 43 2.3. Những nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 49 2.3.1 Nội dung 49 2.3.2. Giải pháp 55 2.3.3 Về những biện pháp rèn luyện đạo đức cho sinh viên 69 C. KẾT LUẬN 71 SVTH: Lê Văn Tuấn GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh Khóa luận tốt nghiệp 2010 - 2014 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 SVTH: Lê Văn Tuấn GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh Khóa luận tốt nghiệp 2010 - 2014 A: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội ra đời rất sớm cùng với sự xuất hiện của loài người. Khi đó con người đã là những cá nhân, những tập đoàn sản xuất, trong đó các tư liệu sản xuất thuộc về tập thể và dựa trên nguyên tắc phân phối đều nhau, ngay từ trên những quan hệ còn giản đơn của buổi bình minh lịch sử này, quy luật tất yếu là phải có những quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp giữa những con người với nhau, để họ có thể sinh tồn và phát triển. Từ những quan hệ ban đầu đó, cùng với sự phát triển của xã hội thì quan hệ giữa người với người ngày càng phức tạp hơn. Đặc biệt là khi tư hữu xuất hiện, chính điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn cách giao tiếp, ứng xử, điều chỉnh thái độ, hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của bản thân, của cộng đồng và xã hội. Chính thế, đạo đức bao giờ cũng mang tính thời đại và giai cấp, một mặt nó gắn liền với con người cụ thể, mặt khác nó cũng gắn với mỗi giai cấp, mỗi tập đoàn, mỗi nghề nghiệp, với xã hội và dân tộc tạo nên nền tảng đạo đức của mỗi xã hội nhất định. Đạo đức là một trong những lĩnh vực được chủ nghĩa Mác-Lênin đặc biệt quan tâm. Nội dung đạo đức được các nhà kinh điển bàn đến ở hầu hết trong tất cả những bài viết, lời nói của họ. Hồ Chí Minh đã tiếp thu nền tảng đạo đức Mác-Lênin, trên cơ sở nền tảng những chuẩn mực đạo đức dân tộc truyền thống và thời đại mà tạo ra hệ thống những quan điểm về đạo đức mới của mình, nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng đưa Việt Nam lên ngang tầm thời đại. Hồ Chí Minh là một trong số hiếm các nguyên thủ quốc gia trên thế giới vừa nguyên thủ quốc gia, vừa là nhà đạo đức học. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Việt Nam đạt rất nhiều thành tựu to lớn, nhưng cũng đang đứng trước một thách thức xuống cấp về đạo đức. Nền kinh tế thị trường và sự mở cửa, giao lưu hội nhập mạnh mẽ với văn minh nhân loại, đã làm thay đổi diện mạo đời sống đất nước theo cả hai xu hướng tích cực và tiêu cực. Sự mở cửa mang đến cho sinh viên lối sống phương Tây không chỉ các yếu tố SVTH: Lê Văn Tuấn 1 GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh Khóa luận tốt nghiệp 2010 - 2014 tích cực, mà chủ yếu lẫn nhiều tiêu cực. Trong đó nhiều yếu tố, giá trị đạo đức không phù hợp với đạo đức truyền thống dân tộc, làm băng hoại đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có không ít sinh viên tỏ ra giao động, mất phương hướng, lệch lạc về lý tưởng đạo đức cách mạng, thậm chí suy đồi về đạo đức. Chính vì điều đó, trong các trường Đại Học và Cao Đẳng, sinh viên không chỉ học tập nghiên cứu chuyên môn, mà còn phải học tập và rèn luyện mình theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu tối cần thiết. Đặc biệt là rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Để góp phần tìm hiểu nâng cao nhận thức và tầm quan trọng về xây dựng đạo đức của sinh viên trường Đại học Khoa học Huế hiện nay, cho nên tôi quyết định chọn Đề tài “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay” để làm khóa luận tốt nghiệp đại học của tôi. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Bàn về giáo dục đạo đức đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong nước như sau: - Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc, “Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 - Trần Minh Đoàn, “Giáo dục đạo đức cho Thanh niên học sinh theo tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002 - GS La Quốc Kiệt, “Tu dưỡng đạo đức tư tưởng”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003 - Nguyễn Chí Mỳ, “Sự biển đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quán lý ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 - Phạm Quốc Thành, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cho cán bộ đảng viên”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 Nói chung vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng hiện đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta quan tâm. Nhưng mỗi đề tài đề cập đến những SVTH: Lê Văn Tuấn 2 GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh Khóa luận tốt nghiệp 2010 - 2014 khía cạnh khác nhau và là những vấn đề chung về đạo đức, chưa có đề tài nào nghiên cứu riêng cho mảng giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên. Đề tài “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay” là sự cố gắng dũng cảm đi vào lĩnh vực riêng ấy. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. - Mục đích của đề tài là khái quát những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức, từ đó đề xuất những biện pháp và giải pháp vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay. - Nhiệm vụ của đề tài là làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò sức mạnh của đạo đức, về các chuẩn mực đạo đức cách mạng, về các nguyên tắc rèn luyện đạo đức cách mạng. Chỉ rõ thực trạng của sinh viên Đại học Khoa học Huế; đề xuất các nhóm giải pháp và biện pháp nhằm giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu: Cơ sở phương pháp luận xuyên suốt của đề tài là phép biện chứng duy vật. Cơ sở phương pháp luận trực tiếp và chủ yếu của đề tài là các phương pháp nghiên cứu của Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp logic-lịch sử và phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp điều tra thu thập thông tin và so sánh… Giới hạn của đề tài: Về không gian là Đại học Khoa học Huế; về thời gian là từ 2001 đến nay. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu thành 2 chương, 6 tiết. Chương 1: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 1.1. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh của đạo đức SVTH: Lê Văn Tuấn 3 GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh Khóa luận tốt nghiệp 2010 - 2014 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng 1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc cơ bản của rèn luyện đạo đức cách mạng Chương 2 Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 2.1. Thực trạng đạo đức của sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay 2.2. Tính cấp thiết của giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 2.3. Những nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức SVTH: Lê Văn Tuấn 4 GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh Khóa luận tốt nghiệp 2010 - 2014 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 1.1. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh của đạo đức Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước, Hồ Chí Minh sớm tiếp thu được những giá trị đạo đức truyền thống quan trọng, thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm đướng cứu nước, cứu dân. Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ tiêu biểu của nhân loại quan tâm một cách toàn diện đến vấn đề đạo đức và nêu cao tấm gương đạo đức. Người không để lại tác phẩm đạo đức lớn, nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài nói, bài viết ngắn gọn, diễn đạt rất cô đọng, theo phong cách Phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất và nhiều nhất những tư tưởng ấy, thực hiện nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức. Có thể nói, quá trình hình thành nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng phản ánh phương pháp tư duy mới rất biện chứng về sự tiếp nhận các nguồn giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại, bất kể đó là thuộc nguồn gốc nào, là Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, chủ nghĩa Mác-Lênin hay truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Giê-su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ điều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”[10; 870]. Câu nói nổi tiếng này của Hồ Chí Minh chẳng những phản ảnh rõ thái độ của Người đối với các giá trị đạo đức truyền thống và tinh hoa đạo đức nhân loại, mà SVTH: Lê Văn Tuấn 5 GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh Khóa luận tốt nghiệp 2010 - 2014 còn thể hiện một quan điểm bao dung trân trọng đối với những di sản văn hoá đạo đức có nguồn gốc và khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tiếp thu, phát triển nhiều nguồn tư tưởng đạo đức, chủ yếu là tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng đối với Người nền đạo đức truyền thống, đặt biệt là các hệ tư tưởng đạo đức của Nho giáo, Phật giáo, đã được dân tộc hoá cũng có vị trí hết sức quan trọng. Trong quá trình chuyển hoá tư tưởng đạo đức cũ thành đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn tư duy biện chứng khi nhìn nhận các mặt đối lập trong xã hội, trong mỗi người và trong các phạm trù đạo đức, để gạt bỏ đi những mặt cần gạt bỏ, cải tạo lại những gì có thể cải tạo được và nhất là thấy rõ vị trí của mỗi mặt. Cũng như các nhà kinh điển mác-xít, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp nhận những tinh hoa đạo đức hình thành trong thời đại cách mạng tư sản, mà Người còn vận dụng nó rất sáng tạo trong điều kiện và trong hoàn cảnh cách mạng nước ta. Nếu chú ý đến ý nghĩa và tính chất kết hợp giữa dân tộc và quốc tế, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữa truyền thống và hiện đại, chúng ta sẽ thấy rất rõ tinh thần sáng tạo của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đạo đức. Hồ Chí Minh không chỉ tiếp nhận các khái niệm tự do, bình đẳng, bác ái vốn là khẩu hiệu của giai cấp tư sản trong thời đại cách mạng tư sản đang phát triển, mà Người còn tìm cách giữ lại, đồng thời phát triển nội dung các phạm trù ấy trong các phạm trù cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong hệ thống đạo đức truyền thống. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng. Bắt nguồn từ chức năng điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người, đạo đức cách mạng tạo ra động cơ hành động đúng đắn, tạo ra ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của con người. Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Người thường khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của SVTH: Lê Văn Tuấn 6 GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh Khóa luận tốt nghiệp 2010 - 2014 sông suối: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[3; 252-253]. Vai trò nền tảng của đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là công việc vẻ vang nhưng cũng rất khó khăn, nặng nề, “sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm cụ cách mạng vẻ vang”[2; 283]. Người cách mạng muốn cho dân tin, dân yêu thì phải có tư cách đạo đức đã. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người luôn trăn trở với nguy cơ thoái hoá biến chất của cán bộ, đảng viên. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước, khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, mới lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Người luôn đặt đức - tài trong mối quan hệ gắn bó mật thiết. Đức là gốc nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, năng lực và phẩm chất phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Người phân tích: Người nào có đức mà không có tài thì cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì. Ngược lại, nếu có tài mà không có đức thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắp của công, thì như vậy chỉ có hại cho dân, cho nước, còn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. “Có tài mà không có đức là người vô dụng/ Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. SVTH: Lê Văn Tuấn 7 GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh Khóa luận tốt nghiệp 2010 - 2014 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản luôn sống và chiến đấu cho lý tưởng đó của loài người thành hiện thực. Bác nói: “Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. Và cuộc đời của Người chính là một tấm gương đạo đức sáng ngời, chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới. Tấm gương của Người trở thành nguồn cổ vũ, động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một tài sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng của Người. Trong đó, nổi bật là tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là một tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Bác trong sự nghiệp cách mạng. Nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là qua các tác phẩm, bài viết bài nói của người trong thời kỳ 1945-1954, chúng ta thấy Người đề ra những chuẩn mục đạo đức cụ thể đối với từng đối tượng: cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, phụ nữ, thanh niên đó là những lời khen ngợi, biểu dương hay phê bình nhắc nhở, hay đó là những lời khuyên nên tránh hay nên làm, cần xây hay cần chống. Bao giờ Người cũng phân biệt mặt tốt với mặt xấu, cái thiện với cái ác trong động cơ cũng như trong hành động của mỗi con người, trong mối quan hệ xã hội vô cùng đa dạng, để làm rõ những vấn đề đạo đức cần phải xây dựng. SVTH: Lê Văn Tuấn 8 GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh [...]... 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 2.1 Thực trạng đạo đức của sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay 2.1.1 Những mặt tích cực - Về số lượng: Sinh viên nói chung và sinh viên trường đại học Khoa học Huế nói riêng là nguồn nhân lực trí thức cao, một bộ phận quan trọng của xã hội Cùng với sự phát triển của đất nước lực lượng sinh. .. thông và tặng quà cho các gia đình chính sách, các em học sinh tiểu học với trị giá trên 70 triệu đồng Đặc biệt, hàng năm đến mùa tuyển sinh, Đại học Khoa học Huế đón trên 10 ngàn thí sinh và người nhà thí sinh đến Huế dự thi; nhằm tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho thí sinh về chỗ trọ, đi lại, ăn uống, sinh hoạt với giá cả hợp lý và những vấn đề thí sinh quan tâm của sinh viên Đại học Khoa học Huế và thanh... tính cách mạng, phản ánh đạo đức cao rộng hơn Người viết: Đạo đức, ngày trước thì trung với Vua, hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới Phải trung với nước, phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”[4; 320-321] Như vậy, theo Hồ Chí Minh, trung là trung với nước, với đảng, với lý tư ng cách mạng, còn hiếu không chỉ đối với cha mẹ mà còn bao hàm một nội dung sâu rộng hơn là hiếu với. .. sống có lý tư ng, yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng Trong những năm gần đây, công tác giáo dục lý tư ng cách mạng cho sinh viên có bước chuyển biến tích cực Đoàn thanh niên trường, Hội sinh viên trường các cấp đã tiến hành nhiều đợt sinh hoạt chính trị, hội thảo diễn đàn để giáo dục lý tư ng cho sinh viên đã góp phần quan trọng làm cho sinh viên ngày... sinh viên hiện nay ở nước ta ngày càng tăng lên về số lượng Theo số liệu báo cáo thống kê của Phòng Đào tạo & Công tác sinh viên trường Đại học Khoa học Huế, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, hiện nay số sinh viên đang đào tạo tại trường theo ngành đào tạo hình thức chính quy có tổng cộng 5.936 sinh viên trong đó có 6 sinh viên nước ngoài (tính đến ngày 03/04/2014) trong đó nữ là 2.803 sinh viên, sinh viên. .. đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hoá hoà bình cho nhân loại 1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc cơ bản của rèn luyện đạo đức cách mạng Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh để lại, chúng ta thấy Người không chỉ nêu ra những chuẩn mực cơ bản về đạo đức, mà còn chỉ ra những nguyên tắc để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng cho tốt Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới đó là:... dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện, Đoàn thanh niên – Hội sinh viên Đại học Huế đã tổ chức tốt chiến dịch sinh viên tình nguyện mà đỉnh cao là tình nguyện hè 2012 Phát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua, trường Đại học Khoa học và Đại học Ngoại Ngữ đã tổ chức cho 90 sinh viên đến xã Hồng Thái, huyện A Lưới xây dựng mới 2 sân bóng chuyền cho xã, tổ chức 05 đêm sinh hoạt văn hoá... của thầy cô giáo đối với học sinh; Trong tổ chức, tập thể Đảng, nhà nước là tấm gương của những người phụ trách, lãnh đạo của cấp trên đối với cấp dưới; Trong xã hôị đó là tấm gương của người này đối với người khác, những “gương người tốt việc tốt” mà Hồ Chí Minh đã phát hiện để mọi người học tập và noi theo Nêu gương đạo đức là một nguyên tắc cơ bản trong giáo dục đạo đức mới Đạo đức cách mạng Điều... gương về đạo đức là một nét đẹp trong truyền thống phương Đông Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[1; 263] Nói đi đôi với làm phải gắn với nêu gương về đạo đức Hồ Chí Minh cho rằng, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng đạo làm... động riêng cho từng ngành, từng giới Qua đó lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây dựng, xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng, thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân, để mọi người phấn đấu tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng Xây dựng đạo đức mới là phải giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ gia . đạo đức có nguồn gốc và khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tiếp thu, phát triển nhiều nguồn tư tưởng đạo đức, chủ yếu là tư tưởng đạo. DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG 5 HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 5 1.1. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh của đạo đức 5 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng 8 1.2.1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 2.3. Những nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức SVTH:

Ngày đăng: 03/07/2014, 09:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • A: PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài:

  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

  • 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:

  • 5. Kết cấu của đề tài:

  • B. PHẦN NỘI DUNG

  • Chương 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG

  • HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

  • 1.1. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh của đạo đức

  • 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng

  • 1.2.1. Trung với nước, hiếu với dân

  • 1.2.2. Yêu thương đối với con người, sống có nghĩa tình

  • 1.2.3. Cần kiên liêm chính, chí công vô tư

  • 1.2.4. Có tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung

  • 1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc cơ bản của rèn luyện đạo đức cách mạng

  • 1.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

  • 1.3.2. Xây đi đối với chống và phải là phong trào quần chúng rộng rãi

  • 1.3.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

  • Chương 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

  • CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ HIỆN NAY

  • THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

  • 2.1 Thực trạng đạo đức của sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay

  • 2.1.1. Những mặt tích cực

  • 2.1.2. Những mặt tiêu cực

  • 2.2. Tính cấp thiết của giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

  • 2.3. Những nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

  • 2.3.1 Nội dung

  • 2.3.2. Giải pháp

  • 2.3.3 Về những biện pháp rèn luyện đạo đức cho sinh viên

  • C. KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan