Sa sinh dục (Kỳ 4) ppt

5 396 1
Sa sinh dục (Kỳ 4) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sa sinh dục (Kỳ 4) 6.2.3. Một số phẫu thuật thông thường * Các phẫu thuật bảo tồn âm đạo: · Phẫu thuật Manchester: - Chỉ định: + Phụ nữ trẻ, sa sinh dục độ II. + Người già, sa sinh dục độ II, không có điều kiện thực hiện PT Crossen hoặc cắt tử cung hoàn toàn đường bụng. - Kỹ thuật: + Cắt cổ tử cung. + Sửa chữa thành trước âm đạo sa. + Khâu treo bàng quang và khâu ngắn dây chằng Mackenroth. + Sửa chữa thành sau âm đạo sa, khâu chặt lại cơ nâng hậu môn. + Tái tạo lại tầng sinh môn. · Phẫu thuật Crossen: - Chỉ định: phương pháp này chủ yếu dùng cho người cao tuổi, từ 40 tuổi trở lên và sa sinh dục độ III. - Kỹ thuật: + Cắt tử cung đường âm đạo. + Sửa chữa thành trước âm đạo sa. + Khâu treo bàng quang. + Sửa chữa thành sau âm đạo sa, khâu chặt lại cơ nâng hậu môn. + Tái tạo lại tầng sinh môn. · Phẫu thuật Ameline – Huguier: Khâu treo tử cung vào mỏm nhô bằng một vạt da hay chất liệu tổng hợp, chỉ định cho những bệnh nhân trẻ bị sa sinh dục độ II, độ III. · Phẫu thuật Shirodkar: Làm ngắn dây chằng tử cung – cùng và đính nó vào eo trước tử cung, áp dụng cho người trẻ chưa sinh đẻ bị sa sinh dục độ II. * Các phẫu thuật làm bít âm đạo: - Chỉ định: sa sinh dục độ II hoặc độ III, bệnh nhân già trên 60 tuổi, không còn quan hệ tình dục nữa, cần được sự đồng ý của cả hai vợ chồng. - Một số phẫu thuật bít âm đạo: + Phương pháp Lefort: khâu kín âm đạo lại, là phương pháp đơn giản nhất. + Phương pháp Labharth: xén bớt thành âm đạo sa, khâu bít âm đạo, tái tạo tầng sinh môn. + Phương pháp Rouhier: cắt tử cung hoàn toàn rồi khâu kín âm đạo lại. 6.2.4. Theo dõi, chăm sóc sau mổ Đây là việc làm khá quan trọng đối với sa sinh dục, giúp người bệnh nhanh hồi phục, tránh các biến chứng sau mổ. - Theo dõi toàn trạng, các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật. - Theo dõi tình trạng chảy máu qua âm đạo và chảy máu trong ổ bụng (nếu có cắt tử cung). - Theo dõi, chăm sóc ống thông bàng quang tránh tắc ống và đề phòng nguy cơ viêm bàng quang ngược dòng. - Chế độ dinh dưỡng: cho ăn lỏng sớm, vận động sớm sau mổ. Những ngày sau cần ăn đủ chất dinh dưỡng, chất dễ tiêu, uống đủ nước. - Chế độ vệ sinh: lau âm đạo, tầng sinh môn hàng ngày bằng dung dịch betadin phụ khoa hoặc các dung dịch sát trùng. 7. DỰ PHÒNG SA SINH DỤC - Không nên đẻ sớm quá, đẻ nhiều quá, đẻ dày quá. Phải đẻ ở nơi có điều kiện đỡ đẻ an toàn, đỡ đẻ đúng kỹ thuật. - Không nên để chuyển dạ quá dài, không để rặn đẻ quá lâu. - Các thủ thuật sản khoa phải làm đúng chỉ định, đúng kỹ thuật và đủ điều kiện tránh gây sang chấn cho âm đạo và tầng sinh môn. - Nếu rách tầng sinh môn, dù nhỏ cũng phải khâu lại. - Sau đẻ không nên lao động quá sớm và quá nặng. Cần phát hiện và điều trị sớm các bệnh mãn tính gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên (táo bón trường diễn, ho kéo dài…) là nguyên nhân dẫn đến sa sinh dục. . Sa sinh dục (Kỳ 4) 6.2.3. Một số phẫu thuật thông thường * Các phẫu thuật bảo tồn âm đạo: · Phẫu thuật Manchester: - Chỉ định: + Phụ nữ trẻ, sa sinh dục độ II. + Người già, sa sinh dục. người trẻ chưa sinh đẻ bị sa sinh dục độ II. * Các phẫu thuật làm bít âm đạo: - Chỉ định: sa sinh dục độ II hoặc độ III, bệnh nhân già trên 60 tuổi, không còn quan hệ tình dục nữa, cần được. 40 tuổi trở lên và sa sinh dục độ III. - Kỹ thuật: + Cắt tử cung đường âm đạo. + Sửa chữa thành trước âm đạo sa. + Khâu treo bàng quang. + Sửa chữa thành sau âm đạo sa, khâu chặt lại cơ

Ngày đăng: 03/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan