Để có được tinh thần hợp tác trong tổ chức doc

5 350 0
Để có được tinh thần hợp tác trong tổ chức doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để có được tinh thần hợp tác trong tổ chức Muốn xây dựng tinh thần hợp tác trong tổ chức cần nhớ nguyên lý vững bền của thế ba chân vạc : biết cách thể hiện ý chí ; chăm lo phát triển quan hệ nhân sự và thể hiện cảm xúc tình người . Ba yếu tố này phải cân bằng để có được sự bền vững của kim tự tháp Ai Cập. Phải biết cách thực thi quyền lực hi nghiên cứu cách thức các nhà lãnh đạo tài năng tiến hành công việc, các nhà tâm lý học đi đến kết luận, động cơ khiến người ta nỗ lực để đạt được vị trí quản lý cao là do nhu cầu quyền lực. Trò chơi quyền lực là một phần của quán lý, người chơi tốt nhất là người ham thích trò chơi nhất. Người tìm kiếm quyền lực có thể dựa vào nỗ lực cần mẫn để đạt được vị trí thực hiện quyền lực trên nhiều người. Vì sự thỏa mãn việc thực thi quyền lực nên người quản lý cấp cao không muốn chia sẻ quyền lực cho quản lý cấp dưới - những người mà một ngày nào đó có thể thay thế họ. Tương tự, các nhà quản lý cấp dưới, một mặt muốn chia sẻ quyền lực với cấp trên, mặt khác không muốn chia sẻ quyền lực với cấp thấp hơn. Điều này khiến cho tính hợp tác giữa cá nhân và ngay cả các đơn vị trong một tổ chức không phát triển được. Để hạn chế yếu tố này, các nhà quản lý phải được huấn luyện để có thể thực thi quyền lực thích hợp theo mỗi tình huống trên cơ sở mối quan hệ giữa con người với nhau trong tổ chức. Giúp họ nhận ra quyền lực thực sự là kiến thức, kỹ năng và sức mạnh của tính cách cá nhân chứ không phải từ vị trí. Hơn nữa, quá dựa vào quyền lực từ vị trí của mình mang lại có thể làm cho tinh thần học hỏi thăng tiến nghề nghiệp của nhà quản lý bị thui chột. Ngoài ra, khi thiếu kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc, các nhà quản lý cần phải biết làm thế nào để chia sẻ quyền lực với nhân viên nhằm đạt được kết quả tốt nhất Mặt khác, nếu có đủ kỹ năng và tính cách để tiến hành công việc đạt kết quả, các nhà quản lý phải biết tránh thực thi quyền lực mà mình không có. Quản lý là gánh vác trách nhiệm Nhiều người mong ước đạt được vị trí quản lý cao là đề hưởng lương cao, được nhiều bổng lộc chứ không phải nhằm đạt được thành quả công việc tốt hơn. Không mong muốn đạt được thỏa mãn từ thành quả của người dưới quyền hay đồng nghiệp là cản trở lớn trong việc xây dựng tinh thần hợp tác cứa tổ chức. Thật vậy, chỉ những ai có ước muốn tác động tích cực đến thành quả lao động của người khác và nhận lấy trách nhiệm, khuyến khích người khác đạt được thành quả tốt hơn mới chú ý nâng cao kỹ năng quan hệ nhân sự. Nhu cầu mạnh mẽ về tâm lý muốn tác động đến thành quả lao động của người khác hay nhu cầu quản lý là yếu tố tiên quyết để xác định xem một người sẽ học và ứng dụng trong công việc thực tế như thế nào. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao một học giá nổi tiếng chưa hẳn là một người dạy học giỏi, một kỹ sư có trình độ chuyên môn tuyệt vời không thể giám sát công việc tốt hơn một kỹ sư bình thường và một người bán hàng thành công lại không phải là một người quản lý bán hàng giỏi. Điều chính yếu là họ thiếu khả năng tác động đến người khác, thiếu động cơ và khí chất để khiến cho người khác thực hiện tốt công việc. Không thể thông qua nỗ lực của một cá nhân để bù lại thành quả công việc chất lượng thấp của người khác. Đây là điều cần lưu ý cho các cơ quan và doanh nghiệp khi tuyển chọn các ứng viên quán lý, chớ nên quá căn cứ trên kỷ lục của các ứng viên để rồi nhận nhầm người khiến cho tổ chức thêm rối rắm về san! Cảm xúc và tinh thần hợp tác Chuyện cảm thông hay khả năng đặt mình vào vị trí của người khác khi cùng làm việc với nhau trong một tổ chức là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển tính hợp tác của một tổ chức. Nhiều người có khả năng học các phương pháp và kỹ thuật quản lý nhưng lại thất bại vì không tạo được mối quan hệ với những nguời khác trong một tập thể. Họ mạnh về mặt lý trí nhưng thiếu khá năng cảm nhận, thiếu cảm xúc, nên không thể nhận ra những tình cảm không nói thành lời của người khác. Nhũng người này không thể nào học từ chính kinh nghiệm của mình để cảm thông, một yếu tố tiên quyết để thu phục lòng nhiệt thành hợp tác của người khác . Để có được tinh thần hợp tác trong tổ chức Muốn xây dựng tinh thần hợp tác trong tổ chức cần nhớ nguyên lý vững bền của thế ba chân vạc. mong muốn đạt được thỏa mãn từ thành quả của người dưới quyền hay đồng nghiệp là cản trở lớn trong việc xây dựng tinh thần hợp tác cứa tổ chức. Thật vậy, chỉ những ai có ước muốn tác động tích. nhân và ngay cả các đơn vị trong một tổ chức không phát triển được. Để hạn chế yếu tố này, các nhà quản lý phải được huấn luyện để có thể thực thi quyền lực thích hợp theo mỗi tình huống trên

Ngày đăng: 03/07/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan