UNG THƯ TUYẾN GIÁP (Kỳ 3) doc

5 370 0
UNG THƯ TUYẾN GIÁP (Kỳ 3) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UNG THƯ TUYẾN GIÁP (Kỳ 3) VI. Chẩn đoán: 1. Chẩn đoán xác định: cần dựa vào + Nguyên nhân sinh bệnh: có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao (tuổi, giới, nơi ở, tiền sử. . . ). + Tính chất U và những rối loạn cục bộ do U gây ra: U rắn chắc, xâm nhiễm mạnh các cơ quan xung quanh, di động kém, nói khàn, đau tức lan lên vùng góc hàm cùng bên, loét da. . . + Kết quả chẩn đoán tế bào học và đặc biệt là xét nghiệm mô bệnh học khối U sau mổ cho giá trị chẩn đoán quyết định. 2. Chẩn đoán phân biệt: + Các viêm tuyến giáp không đặc hiệu (Hashimoto, Riedel. . . ): thường xác định được bằng chẩn đoán tế bào học (sinh thiết hút kim nhỏ) và mô học sau mổ. + Bướu giáp thể nang biến chứng chảy máu trong nang: bướu giáp to ra nhanh, chắc cứng, đau và các biểu hiện chèn ép các cơ quan vùng cổ. Chọc hút khối U thấy có máu, không thấy tế bào Ung thư. + Viêm tuyến giáp đặc hiệu và Apxe tuyến giáp: tuyến giáp hay Bướu giáp to ra nhanh, đau, nóng, đỏ. Chọc hút sinh thiết không thấy có tế bào Ung thư mà là các tế bào viêm mủ. Điều trị kháng sinh có hiệu quả. 3. Chẩn đoán giai đoạn bệnh: Theo Hiệp hội quốc tế chống ung thư (1994) có thể phân loại Ung thư tuyến giáp dựa theo T (Tumor), N (Node) và M (Metastasis) như sau: +T: U tuyến giáp nguyên phát - T x : U nguyên phát không ghi nhận được. - T 0 : không có U nguyên phát. - T 1 : U có đường kính < 1 cm, còn nằm trong giới hạn tuyến giáp. - T 2 : U có đường kính 1-4 cm, còn nằm trong giới hạn tuyến giáp. - T 3 : U có đường kính > 4 cm nhưng vẫn còn nằm trong giới hạn tuyến giáp. - T 4 : U có đường kính bất kỳ nhưng đã xâm lấn ra ngoài vỏ bao tuyến giáp. + N: Hạch to vùng cổ - N x : hạch vùng cổ không khám thấy. - N 0: không có hạch di căn vùng cổ. - N 1 : di căn một hạch cùng bên, kích thước < 3 cm. - N 2 : hạch di căn có kích thước 3-6 cm. . N 2a : di căn một hạch cùng bên. . N 2b : di căn nhiều hạch cùng bên. . N 2c : di căn hạch hai bên hoặc bên đối diện. - N 3 : hạch di căn có kích thước > 6 cm. + M: Di căn xa - M x : di căn không phát hiện thấy. - M 0: không có di căn. - M 1 : có di căn xa. VII. Một số đặc điểm thể bệnh của Ung thư tuyến giáp: 1. Thể nhú (Papillom carcinoma): + Là thể Ung thư tuyến giáp hay gặp nhất (chiếm 70% các Ung thư tuyến giáp). Là thể có tiên lượng tốt nhất. + Thường gặp ở tuổi trẻ (hơn 80% số bệnh nhân là dưới 40 tuổi). Thường biểu hiện ban đầu là một khối U đơn độc nhỏ ở tuyến giáp nên ít khi phát hiện được sớm. Sau đó khi đã có di căn hạch cổ hoặc khi U to ra và gây các hiện tượng chèn ép vùng cổ thì bệnh nhân mới đến khám để điều trị. Thể này có thể di căn vào phổi, xương và các nơi khác trong khi khối U nguyên phát vẫn còn nhỏ. + Tỉ lệ sống sau mổ 10 năm có thể đạt tới 70-80% nếu được phẫu thuật sớm, triệt để và điều trị bổ sung sau mổ đầy đủ. 2. Thể nang (Vesiculary carcinoma): + Chiếm khoảng 20-25% các Ung thư tuyến giáp. Tuy cũng là loại tiến triển chậm nhưng tiên lượng kém hơn thể nhú. + Thường ở tuổi 50-60 và ở vùng có bướu cổ địa phương. U thường ở một thuỳ, ít có di căn hạch cổ nhưng ở giai đoạn cuối thường có di căn xa theo đường máu, đặc biệt là hay di căn đến tổ chức xương. . thể bệnh của Ung thư tuyến giáp: 1. Thể nhú (Papillom carcinoma): + Là thể Ung thư tuyến giáp hay gặp nhất (chiếm 70% các Ung thư tuyến giáp) . Là thể có tiên lượng tốt nhất. + Thư ng gặp ở. bệnh: Theo Hiệp hội quốc tế chống ung thư (1994) có thể phân loại Ung thư tuyến giáp dựa theo T (Tumor), N (Node) và M (Metastasis) như sau: +T: U tuyến giáp nguyên phát - T x : U nguyên. bướu giáp to ra nhanh, chắc cứng, đau và các biểu hiện chèn ép các cơ quan vùng cổ. Chọc hút khối U thấy có máu, không thấy tế bào Ung thư. + Viêm tuyến giáp đặc hiệu và Apxe tuyến giáp: tuyến

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan