Đối phó với chứng đau khung xương chậu khi mang thai ppsx

5 299 0
Đối phó với chứng đau khung xương chậu khi mang thai ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đối phó với chứng đau khung xương chậu khi mang thai Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì cứ 35 phụ nữ mang thai sẽ có một người mắc chứng đau khung xương chậu (rối loạn mu khớp xương). Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý để đối phó với triệu chứng không mong muốn này. Đau khung xương chậu là gì? SPD (symphysis pubis dysfunction - đau khung xương chậu) là tình trạng rối loạn khung xương và có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Triệu chứng này xuất hiện chỉ trong vòng 12 tuần đầu. Hai nửa xương chậu trước của bạn được nối với nhau bằng một khớp nối gọi là mu khớp xương. Khớp nối này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho khung xương chậu vững chắc khi bạn cử động cẳng chân. Nếu khớp này không chắc chắn, nó làm cho tất cả khớp nối còn lại trong khung xương chậu bị căng quá mức, gây đau khi cử động cẳng chân. Suốt thời gian mang thai, dây chằng quanh khung xương chậu bớt căng ra cùng với lượng hooc-môn do nhau thai tiết ra và hooc-môn giới tính duy trì thai cho phép xương chậu cử động tự do hơn nhằm thích ứng với việc mang thai và chuẩn bị cho cơn trở dạ. Chưa ai chứng minh được vì sao cùng mang thai nhưng ở một số phụ nữ gặp phải vấn đề này nhưng một số khác thì không. Tuy nhiên theo lý thuyết, khung xương chậu rất có thể bị trật khỏi sự liên kết, làm cho cử động bị giới hạn và kéo căng sụn ở mu khớp xương. Triệu chứng Phần trước khung xương chậu bị đau dữ dội, có thể vô cùng nhức nhối khi chạm vào. Đồng thời, bạn cũng bị đau hông, háng, bụng dưới và thậm chí thỉnh thoảng bạn còn nghe được tiếng lách cách đâu đó. Cơn đau còn tồi tệ hơn khi đi bộ hoặc cử động, đặc biệt là khi leo cầu thang. Cách điều trị Phải tính đến việc xem xét những vấn đề cơ bản để giải quyết triệu chứng như lệch liên kết. Nghiên cứu cho thấy rằng cách điều trị khác như thuật nắn xương hay còn gọi là phương pháp nắn khớp xương có thể cũng mang lại kết quả tốt nhất. Liệu pháp phản xạ này có thể giúp cải thiện triệu chứng nhưng không điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra. Những liệu pháp đối phó với SPD - Đặt một chiếc gối giữa hai cẳng chân và dưới bụng lúc ngủ giúp ổn định khung xương chậu. - Bơi lội (tránh bơi ếch) và tập thể dục nhịp điệu dưới nước sâu. - Tránh cúi người xuống bất cứ khi nào có thể, thử dùng cái gì đó để nhặt đồ vật và khi mặc đồ nên ở tư thế ngồi trên ghế. - Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bạn cần dùng nạng để di chuyển. Đau khung xương chậu có ảnh hưởng đến sinh sản? Nếu tình trạng của bạn không trầm trọng, bạn vẫn có thể sinh con bình thường, nhưng bạn cần nhận biết khả năng mình có thể lựa chọn được khoảng cách giữa hai đầu gối được bao xa. Có lẽ bạn cũng nên thử những tư thế khác để xem tư thế nào là an toàn nhất cho bạn. Cơn đau có biến mất sau khi sinh không? Đối với hầu hết phụ nữ, vấn đề này sẽ biến mất ngay sau khi sinh hoặc sau sinh 6 tháng. . Đối phó với chứng đau khung xương chậu khi mang thai Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì cứ 35 phụ nữ mang thai sẽ có một người mắc chứng đau khung xương chậu (rối. khớp xương) . Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý để đối phó với triệu chứng không mong muốn này. Đau khung xương chậu là gì? SPD (symphysis pubis dysfunction - đau khung xương. lại trong khung xương chậu bị căng quá mức, gây đau khi cử động cẳng chân. Suốt thời gian mang thai, dây chằng quanh khung xương chậu bớt căng ra cùng với lượng hooc-môn do nhau thai tiết

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan