CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN (Kỳ 1) potx

6 690 6
CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN (Kỳ 1) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Chấn thương bụng kín (CTBK) là một cầp cứu ngoại khoa gặp cả trong thời bình và thời chiến. 1. Thời bình gặp chấn thương bụng kín do: - Tai nạn giao thông. - Tai nạn lao động. - Tai nạn trong luyện tập. - Tai nạn trong sinh hoạt. 2. Thời chiến thường gặp chấn thương bụng kín do: Bom, đạn pháo của địch oanh tạc hoặc những loại vũ khí khác có sức nổ mạnh. Các loại vũ khí trên, ngoài việc sát thương bằng mảnh còn sát thương bằng sức mạnh của sóng nổ. Sóng nổ gây tổn thương bằng hai cách: - Tác động gián tiếp: làm đố nhà, sập hầm làm cho chiến sĩ bị thương. - Hoặc trực tiếp tác động lên cơ thể đối với những người ở trong tầm bán kính sát thương mà không có vật che khuất. Loại tác động trực tiếp này gây nên những thương tổn rất phức tạp, trong đó có tổn thương các cơ quan trong ổ bụng. Tỷ lệ chấn thương bụng kín của quân đội Liên Xô trong đại chiến thế giới lần thứ II là 3,8% so với các vết thương bụng của quân đội Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam là 9,8%. Dự kiến trong tương lai nếu địch sử dụng vũ khí giết người hàng loạt (bom nguyên tử) thì tỷ lệ chấn thương bụng kín sẽ tăng rất nhiều và phức tạp II. CÁC TỔN THƯƠNG TRONG CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN Bất cứ tạng nào trong ổ bụng đều có thể bị tổn thương, tính chất và mức độ tổn thương còn phụ thuộc vào vị trí, hướng và lực chấn thương, trong chấn thương bụng kín có thể gặp các loại tổn thương. 1. Tổn thương tạng đặc - Vỡ gan: với các mức độ khác nhau. - Vỡ hoặc đứt rời lách: tổn thương lách trong chấn thương bụng kín hay gặp, đặc biệt trong lách bệnh lý như: lách to do sốt rét, bệnh Banti Đối với gan và lách có thể gặp kiểu vỡ hai thì: ban đầu chấn thương mới chỉ gây máu tụ dưới vỏ hoặc máu tụ ở trung tâm. Vài ngày có khi vài tuần sau, khối máu tụ phát triền dần rồi vỡ, gây chảy máu ồ ạt vào khoang bụng sau: - Tổn thương tụy: ít gặp nhưng đã gặp thì rất nặng vì: + Tụy ở sâu, trước cột sống, lực chấn thương phải rất mạnh mới gây được tổn thương. + Khi tụy bi giập thì kèm theo tắc mạch nên các tế bào tụy đang tổn thương nhanh chóng bị hoại tử. Ngoài ra dịch tụy chảy ra làm tiêu hủy các tổ chức xung quanh, bệnh nhân sẽ lâm vào tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. 2. Tổn thương các tạng rỗng. - Vỡ dạ dày. - Vỡ tá tràng. - Vỡ thủng ruột non. - Vỡ thủng đại tràng. - Vỡ bàng quang. - Tổn thương các tạng khác: hiếm gặp hơn. 3. Khối máu tụ. Chấn thương bụng kín do tai nạn thời bình có thể gây nên khối máu tụ sau phúc mạc còn các tạng khác không bị tổn thương. Chấn thương do tác nhân chiến tranh (sóng nổ) thường gặp nhiều khối máu tụ rải rác trong các cơ quan, cả ở thành bụng. Vì lực chấn động có diện rộng. Những trường hơp này bệnh nhân vẫn bị mất máu, vẫn có hội chứng kích thích phúc mạc, mặc dù không có vỡ tạng rỗng; vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên nếu có máu tụ rải rác và kèm theo có tổn thương tạng thì phải mổ. Nhưng nếu chỉ có các máu tụ đơn thuần mà mổ sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. 4. Số lượng cơ quan tổn thương. - Có thể chỉ gặp một cơ quan bị tổn thương. - Có thể hai hay nhiều tạng cùng bị tổn thưong. 5. Tổn thương ổ bụng kết hợp với tồn thương các cơ quan. - Tổn thương ở phổi. - Chấn động hoặc giập não. - Tổn thương ổ bụng kèm theo gãy xương: tứ chi, cột sống III. TRIỆU CHỨNG Bảng lâm sàng của chấn thương bụng kín hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của các tạng tổn thương, nhìn chung lâm sàng biểu hiện với 3 nội dung: - Choáng chấn thương. - Hội chứng mất máu cấp. - Hội chứng viêm phúc mạc toàn bộ Cần phải khám toàn diện tỉ mỉ để phát hiện hết các triệu chứng không bỏ sót một cơ quan nào. Để có thái độ xử trí đúng cần phải: - Xác định cho được có choáng hay không, nếu có thì ở mức độ nào. - Có chảy máu trong không. - Có thủng tạng rỗng gây viêm phúc mạc không. Để xác định được chính xác cần phải làm: - XN máu và thử nước tiểu. - X quang: Chiếu hoặc chụp ổ bụng không chuẩn bị. - Chọc dò ổ bụng. - Chọc rửa ổ bụng: Đang được áp dụng rộng rãi ở các trung tâm hồi sức cấp cứu trong nước cũng như nước ngoài, nhằm phát hiện thật nhanh những tổn thương gây chảy máu trong ổ bụng. Đặc biệt ở những bệnh nhân đang hôn mê, có kèm theo chấn thương bụng kín thì thủ thuật chọc rửa ổ bụng vô cùng quan trọng. - Siêu âm: Nhờ có siêu âm, việc chẩn đoán tổn thương trong chấn thương bụng kín được dễ dàng hơn, nhất là tổn thương gan, lách, thận . CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Chấn thương bụng kín (CTBK) là một cầp cứu ngoại khoa gặp cả trong thời bình và thời chiến. 1. Thời bình gặp chấn thương bụng kín do: -. tỷ lệ chấn thương bụng kín sẽ tăng rất nhiều và phức tạp II. CÁC TỔN THƯƠNG TRONG CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN Bất cứ tạng nào trong ổ bụng đều có thể bị tổn thương, tính chất và mức độ tổn thương. lực chấn thương, trong chấn thương bụng kín có thể gặp các loại tổn thương. 1. Tổn thương tạng đặc - Vỡ gan: với các mức độ khác nhau. - Vỡ hoặc đứt rời lách: tổn thương lách trong chấn thương

Ngày đăng: 03/07/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan