NANG ĐƠN THẬN (Kỳ 2) potx

6 268 0
NANG ĐƠN THẬN (Kỳ 2) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NANG ĐƠN THẬN (Kỳ 2) III. CHẨN ĐOÁN 1. Lâm sàng: Nang đơn thận thường không gây các triệu chứng lâm sàng rầm rộ nên bệnh nhân không để ý. Phần lớn nang đơn thận được phát hiện tình cờ trên siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính. Dấu hiệu lâm sàng phụ thuộc vào các nang đó có gây nên chèn ép đài bể thận và làm ứ nước thận hay không. Một số ít trường hợp, nang thận được phát hiện khi đã vỡ do chấn thương. Tuy vậy, nang đơn thận có thể gây triệu chứng: - Đau thắt lưng hoặc tức nặng vùng thắt lưng bên thận có nang là triệu chứng hay gặp khi kích thước nang lớn khiến bệnh nhân phải đi khám. - Tăng huyết áp: những nang thận có kích thước lớn, lại nằm ở vùng nhu mô thận làm choán chỗ một vùng thận gây ra thiếu máu tại vùng đó, dẫn đến tăng bài tiết Renin và làm tăng huyết áp thứ phát. - Thận to: khi nang thận quá to, có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy một khối u ở bụng. - Triệu chứng về đường tiết niệu: đái buốt, đái rắt, đái khó, đái ra máu hoặc nước tiểu đục. 2. Cận lâm sàng: a. Xét nghiệm: - Máu: công thức máu, chức năng thận (urê, creatinin) bình thường. Trừ trường hợp nang bị nhiễm khuẩn, bạch cầu máu có thể tăng. - Nước tiểu: bạch cầu, hồng cầu từ (++) đến dày đặc tùy theo tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc đái máu; protein niệu thường rất thấp (< 0,5 g/l). b. Siêu âm thận: Siêu âm là kỹ thuật được lựa chọn đầu tiên để chẩn đoán bệnh nang đơn thận. Nhờ có siêu âm mà nang thận ngày càng được phát hiện nhiều hơn, chẩn đoán xác định nang đơn thận chủ yếu dựa vào kỹ thuật siêu âm với các tiêu chuẩn sau: - Khối trống âm (Echo free). - Hình tròn hoặc bầu dục. - Thành nang nhẵn, mỏng, bờ đều rõ. - Cho sóng âm xuyên qua tốt. Làm tăng âm phía sau của nang. c. Chụp thận thuốc - tĩnh mạch (UIV): - Là thủ thuật được sử dụng nhiều khi chưa có siêu âm chẩn đoán. - Những nang có kích thước nhỏ chưa đủ để gây chèn ép đài bể thận hoặc những nang không nằm ở vùng nhu mô thận thì rất khó phát hiện trên phim UIV. Do đó chụp thuốc thận - tĩnh mạch được chỉ định cho những bệnh nhân có kích thước nang từ 4 cm trở lên hoặc trường hợp nghi ngờ nang với giãn đài bể thận. - Trên phim chụp UIV, có thể thấy bóng của nang thận và hình ảnh đè đẩy hệ thống đài bể thận do nang chèn ép, đồng thời còn xem nang có thông với đài bể thận hay không. d. Chụp cắt lớp vi tính (nếu cần thiết): 3. Chẩn đoán phân biệt: - Thận đa nang: . Bệnh di truyền theo kiểu gen trội (trong phả hệ gia đình nhiều người bị bệnh). . Hai thận to do bị thay thế bởi nhiều nang. . Kích thước nang to nhỏ không đều nhau. Có nang rất lớn (> 10cm) nhưng cũng có nang rất nhỏ (khoảng 0,5cm). . Có thể kèm theo gan đa nang. - Nang thận mắc phải ở bệnh nhân suy thận mạn (urê máu cao) hoặc chạy thận nhân tạo kéo dài. - Giãn đài bể thận: có hình ảnh thông giữa các đài bể thận với nhau trên siêu âm hoặc trên phim chụp UIV. IV. ĐIỀU TRỊ 1. Điều trị triệu chứng: - Đau thắt lưng và tức nặng vùng thắt lưng: . Thuốc giảm đau. . Thuốc giãn cơ. - Tăng huyết áp: có thể cho thuốc hạ áp các nhóm. - Nhiễm trùng đường tiết niệu: . Kháng sinh (theo kháng sinh đồ nếu có). . Xem phần điều trị bài Nhiễm khuẩn tiết niệu. 2. Chọc hút dịch nang thận: Trước kia phần lớn các nang thận đều được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ nang, cắt bán phần thận có nang hoặc điều trị nội soi cắt bỏ một phần nang thận. Nhiều năm gần đây, nhờ có kỹ thuật siêu âm, việc điều trị nang đơn thận đã có nhiều tiến bộ. Phương pháp chọc hút dịch nang thận qua da phối hợp bơm cồn tuyệt đối (Ethanol 95%) làm xơ hóa vỏ nang dưới hướng dẫn của siêu âm đã đem lại nhiều kết quả tốt. Chọc hút dịch nang thận qua da có thể tiến hành cho các nang thận có kích thước từ 6cm trở lên. Đây là một kỹ thuật đơn giản dễ làm, rẻ tiền và an toàn, có thể thực hiện được ở tất cả các bệnh viện đã có máy siêu âm. V. BIẾN CHỨNG - Tắc đài bể thận do nang to chèn ép. - Viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc tạo sỏi do tắc nghẽn cơ học. - Vỡ nang vào hệ thống đài bể thận gây đái máu thứ phát hoặc có thể vỡ ra ngoài bao thận gây đau dữ dội, nặng hơn có thể dẫn đến sốc mất máu (hiếm gặp). - Chảy máu trong nang gây đau lưng dữ dội, kèm theo các triệu chứng của đường tiết niệu và nước tiểu. - Nang thận có thể áp xe hoặc ung thư hóa (ít gặp). VI. KẾT LUẬN Bệnh nang đơn thận là một bệnh lành tính, thường gặp ở người lớn. Lứa tuổi gặp nhiều nhất từ 40 trở lên. Nang đơn thận ít có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và cũng không ảnh hưởng đến chức năng thận. Dấu hiệu lâm sàng chỉ xuất hiện khi nang có kích thước lớn gây chèn ép nhiều vào nhu mô thận hay đài bể thận gây nên các triệu chứng: đau thắt lưng hoặc tức nặng vùng thắt lưng bên có nang, tăng huyết áp thứ phát và thận to do nang. Các biến chứng của bệnh nang đơn thận hay gặp khi nang có kích thước lớn như viêm đường tiết niệu, đái máu và sỏi thận tiết niệu. Siêu âm là kỹ thuật được chọn để chẩn đoán nang đơn thận. Đây là phương pháp đơn giản, an toàn và dễ thực hiện, đem lại hiệu quả cao. Qua siêu âm, giúp ta xác định được kích thước, vị trí nang để hướng dẫn chọc hút dịch nang khi có chỉ định. . NANG ĐƠN THẬN (Kỳ 2) III. CHẨN ĐOÁN 1. Lâm sàng: Nang đơn thận thường không gây các triệu chứng lâm sàng rầm rộ nên bệnh nhân không để ý. Phần lớn nang đơn thận được phát. Siêu âm thận: Siêu âm là kỹ thuật được lựa chọn đầu tiên để chẩn đoán bệnh nang đơn thận. Nhờ có siêu âm mà nang thận ngày càng được phát hiện nhiều hơn, chẩn đoán xác định nang đơn thận chủ. Chọc hút dịch nang thận: Trước kia phần lớn các nang thận đều được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ nang, cắt bán phần thận có nang hoặc điều trị nội soi cắt bỏ một phần nang thận. Nhiều năm

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan