SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIẾNG ANH CỰC HAY

7 2.4K 66
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIẾNG ANH CỰC HAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Nguyễn Tất Thành Sáng kiến kinh nghiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU: GIÚP HỌC SINH LUYỆN TẬP THEO NHÓM – THEO CẶP A/ XUẤT PHÁT ĐIỂM: Ngày nay, Tiếng Anh là một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, được sử dụng rộng rãi trong nhiều linh vực như kinh tế, khoa học, y học, kó thuật… trên toàn thế giới. Chính vì vậy, bộ môn tiếng anh đã được đưa vào giảng dạy trong các trường tiểu học, THCS… việc dạy và học ngoại ngữ ngày càng được coi trọng. hoàn cảnh Việt Nam chúng ta, lớp học ngoại ngữ thường đông, giờ học ngắn, không đủ cho đại bộ phận học sinh tham gia đóng góp vào bài học. Trừ việc luyện đọc đồng thanh. Muốn tăng thời gian học sinh được luyện nói trong buổi học phải tổ chức các hoạt động để tất cả đều được nói. Có nhiều hoạt động để luyện tập từ, cấu trúc câu, ngữ pháp, trò chơi, thảo luận…. Rất thích hợp với việc luyện tập theo cặp, theo nhóm. Viẹc tổ chức luyện tập theo cặp, nhóm không khó và lại rất cần thiết để đát được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bò cho người học khả năng giao tiếp, trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngoại ngữ. Lợi thế của loại hình bài tập này là việc tạo cho học sinh những cơ hội để luyện nói và giao tiếp gần giống ngoài đời thực. Quan điểm cũ cho rằng, nếu tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia nói một lúc thì lớp học sẽ trở nên hết sức ồn ào, mất trật tự, khó kiểm soát. Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Với sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên và việc thiết lập những quy đònh khi làm việc theo nhóm, tổ thì tiếng ồn trao đổi bằng ngoại ngữ là tiêng ồn mang tính chất tích cực, là biểu hiện của việc học hành. Với những lý do thiết thực như trên, tôi đã chọn đề tài này. B/ NỘI DUNG: I/ Tổ chức luyện tập theo cặp: 1/ Vai trò của giáo viên khi học sinh luyện tập theo cặp. Giáo viên sẽ có hai chức năng: - là người theo dõi. Giáo viên đi từ nhóm này sang nhóm khác lăng nghe và ghi nhận những lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh nhưng vẫn để hs nói tự nhiên, tránh ngắt lời hs, trừ khi nếu thấy cần thiết. Những lỗi trầm trọng sẽ được giải quyết vào lúc khác, có thể là cuối buổi luyện tập hoặc đầu buổi học sau. - Là người cung cấp tư liệu, giúp đỡ, giải đáp cho học sinh những vấn đề khó về ngữ liệu, hoặc kiến thức chung. • Giới thiệu cho học sinh cách thức luyện tập theo cặp: Khi sử dụng loại hình bài tập này lần đầu nên giải thích cho học sinh những ưu điểm và lí do sử dụng. Có thể thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ. Cần thống nhất cho học sinh những nguyên tắc sau: GV thực hiện: Huỳnh Thò Hoàng Điệp 1 Trường THCS Nguyễn Tất Thành Sáng kiến kinh nghiệm a/ Luyện tập theo cặp không phải là thời gian nói chuyện phiếm b/ Sau khi hoàn thành bài tập, học sinh có thể đổi vai và làm bài tập đó một lần nữa c/ Nếu hết thời gian, học sinh chưa làm bài xong thì không có gì đáng lo ngại. Việc quan trọng hơn là họ đã được thực hành luyện tập. d/ Học sinh có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ nếu thấy cần e/ Sau khi hết thời gian làm bài, nhất thiết giáo viên phải kiểm tra đánh giá kết quả những công việc học sinh vừa thực hiện theo cặp f/ Tất cả học sinh đều phải tham gia vào hoạt động này trong một cặp nào đó. Khi bò lẻ học sinh thì yêu cầu học sinh đó tham gia vào cặp ngồi gần mình nhất 2/ Các bược tiến hành luyện tập theo cặp. Bước 1: Chuẩn bò Cần chuẩn bò hết sức cẩn thận thông qua việc giới thiệu và thực hành ngư liệu, làm cho tất cả học sinh đều tự tin khi sử dụng ngoại ngữ. Sau bước giới thiệu và thực hành ngư liệu nên để lại các thông tin trên bảng. Bước hai: Giáo viên làm mẫu với một học sinh Giáo viên cùng một học sinh khá trong lớp đóng vai làm mẫu trọn gói một bài tập để cho học sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thức luyện tập Bước ba: Hai học sinh làm mẫu Gọi hai học sinh khá giỏi lên làm mẫu trước lớp một lần, to, rõ ràng cho cả lớp nghe Bước bốn: Quy đònh thời gian Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập này ( khoảng 2 đến 4 phút) Bước năm: học sinh làm bài theo cặp Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh làm bai cùng mot lúc. Giáo viên theo dõi và giúp đỡ họ khi cần thiết Bước sáu: Kiểm tra trước lớp Hết giờ làm bài, yêu cầu học sinh dừng lại. Chọn vài cặp bất kì và yêu cầu học sinh trình bày lại trước lớp. 3/ Các loại hình luyện tập theo cặp. a/ Hội thoại. Sau khi học một bài đối thoại mẫu, học sinh đã nắm được cấu trúc và hiểu được các vấn đề ngữ pháp, giáo viên có thể yêu cầu từng cặp HS đóng vai bài đó nhưng có thay thế một số chi tiết ( tên, tuổi, nghề nghiệp và sở thích v v…) để biến lời thoại thành của họ về chính bản thân họ hoặc những vấn đề mà họ quan tâm. b/ Bài luyện thay thế. GV thực hiện: Huỳnh Thò Hoàng Điệp 2 Trường THCS Nguyễn Tất Thành Sáng kiến kinh nghiệm Sau khi giới thiêu các mẫu câu và cho luyện tập thể thật nhanh, giáo viên viết các từ để thay thế lên bảng rồi yêu cầu HS luyện tập theo cặp. Nên để nhiều chỗ trống ở phần gợi ý để HS phát huy khả năng sáng tạo của mình VD: When I’m alone, I’d love to + V(inf)…. (chat, watch TV, read books, listen to music…) c/ Thực hành ngữ pháp. Sau khi hoc sinh nắmđược vấn đề ngữ pháp và đã được luyện tập tập thề .Bằng các bài tập nhắc lại hay chuyển đổi , chia học sinh từng cặp và yêu cầu các em trao đổi với nhau về chính bản thân mình hoặc có liên quan đến cuộc sống. VD: Về luyện tập thì quá khứ của động từ. 1 2 3 Last month I went………………… Last Sunday my friends saw…………………… During the last holiday my sister played…………… d/ Mô tả tranh: Tranh ảnh có thể dùng như các yếu tố kích thích cho rất nhiều loại hình bài tập luyện theo cặp. VD: Nhìn vào một bức tranh đi kèm với một bài đọc, một học sinh trong cặp tìm ra những chỗ đúng, sai trong tranh, còn học sinh kia nêu lên ý kiến tán thành hay phản đối (so sánh tranh với bài học). Hoặc hai học sinh có hai tranh toàn cảnh giống nhau, nhưng chi tiết trong tranh khác nhau (như vò trí đồ vật trong tranh, màu sắc, loại quần áo, hình dáng…). Một học sinh tả các chi tiết trong tranh của mình còn người kia tìm ra những điểm khác biệt trong bức tranh thứ hai. e/ Tìm dầu đề cho bài đọc. Trước khi cả lớp học một bài đọc, yêu cầu từng cặp học sinh đọc lướt qua, sau đó đặt cho bài đọc một đầu đề. Tuỳ độ dài của bài mà ấn đònh thời gian, không được quá nhiều vì đây thực chất là loại hình bài tập luyện kỹ năng đọc lướt lấy ý chính. Hơn thế nữa, hoạt động này rất tuyệt vời vì nó cho học sinh một cơ hội đọc có mục đích thực tế, đọc để lấy thông tin thực sự. Kết quả đọc có thể được kiểm tra miệng với từng học sinh hoặc cả lớp. f/ Viết câu minh hoạ Cuối các bài học thường có các câu hỏi .Học sinh co ùthể thảo luận tìm câu trả lời cho các câu hỏi này theo cặp. Đầu tiên học sinh làm miệng, sau đó giáo viên gọi một vài HS bất kì để kiểm tra. Hoặc làm cho hoạt động này phong phú hơn bằng cách cho học sinh thảo luận miệng rồi viết câu trả lời ra giấy, các cặp đổi chấm chéo các câu trả lời cho nhau dưới sự kiểm soát của giáo viên. g/ Hỏi và trả lời GV thực hiện: Huỳnh Thò Hoàng Điệp 3 Trường THCS Nguyễn Tất Thành Sáng kiến kinh nghiệm Sau khi dạy và luyện từ mới, ở cuối buổi học, vẫn để các từ mới đó trên bảng, chỉ xoá các câu minh hoạ đi rồi yêu cầu học sinh viết lại các câu minh hoạ khác cho các từ mới đó để kiểm tra xem học sinh đã thực sự hiểu nghóa và cách sử dụng các từ mới đó không. II/ TỔ CHỨC LUYỆN TẬP THEO NHÓM. Do đặc điểm lớp học ở Việt Nam không thể di chuyển quanh lớp học được vì vậy chỉ có thể yêu cầu HS bàn trên quay xuống bàn dưới tạo thành các nhóm từ 4 đến 6 người, sau khi chia xong nên chỉ đònh hoặc để thành viên các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng hoặc thư kí nhóm. Học sinh này sẽ trực tiếp liên hệ với giáo viên khi nhóm gặp khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu của bài tập, điều này sẽ giúp cho viêïc kiểm soát tất cả các nhóm nhẹ nhàng, dễ làm hơn. Nên chỉ đònh hoặc hướng dẫn học sinh có khiếu khẩu ngữ linh hoạt hơn để làm việc này. Nhưng đôi khi vẫn cần chọn một HS khá nhưng còn rụt rè để tạo điều kiện cho HS đó rèn luyện để trở nên mạnh dạn hơn hoặc cũng có thể để cho các thành viên trong nhóm lần lượt làm nhóm trưởng, điều quan trọng là công việc nay cần phải làm nhanh gọn, dứt khoát và HS phải được thông báo ngay ai là nhóm trưởng của họ để không bò lãng phí thời gian. Việc chia nhóm có thể thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ. Nếu dùng tiếng Anh thì trước đó phải cho HS làm quen, hiểu được các mệnh lệnh như: “First row, turn and face the second. Third row, turn and face the fourth, please. Now, work in groups” 1/ Vai trò của giáo viên. Giáo viên là người quản lí mọi hoạt động của lớp học. Do vậy, phải đặt kếâ hoạch cho nó, tổ chức, bắt đầu, theo dõi và cách dùng thời gian, kết thúc nó. Giáo viên có thể đi từ nhóm nọ sang nhóm kia, kiểm tra HS xem có thực hiện đúng yêu cầu bài tập không. Giáo viên cần tích cực và nhạy cảm với bầu không khí lớp học cũng như nhòp điệu làm việc của các nhóm, ghi nhớ các lỗi lặp đi lặp lại của hs để điều chỉnh lại bài dạy sau này. Nếu thấy đa số hs gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập, nên dừng các nhóm lại giải thích thêm, yêu cầu bài tập, cho cả lớp luyện lại vấn đè rồi mới tiếp tục làm việc theo nhóm. 2/ Các loại hình luyện tập theo nhóm. a/. Trò chơi. Các trò chơi đoán thông tin để luyện câu hỏi Yes – No đơn giản nhất là trò đoán . “Who am I thinking of? What’s my profession?” Hoặc “Guess what I did?” Đề tiêu đề lên bảng, cung cấp một số từ gợi ý từ vựng, kiến thức nền, sau đó làm mẫu rồi cho học sinh tự chơi. b/ Đặt câu hỏi. GV thực hiện: Huỳnh Thò Hoàng Điệp 4 Trường THCS Nguyễn Tất Thành Sáng kiến kinh nghiệm Yêu cầu các nhóm đọc bài khoá,sau đó đặt câu hỏi về bài đó. Sau vài phút các nhóm gấp sách lại, lần lượt trưởng nhóm hoặc thư ký đứng lên đặt một vài câu hỏi, các thành viên nhóm khác có nhiệm vụ trả lời. Để HS có hứng thú hơn, nên tổ chức nó như một cuộc thi, các câu trả lời được chấm điểm dựa vào độ chính xác về ngôn ngữ cũng như thông tin. c/ Thực hành có hướng dẫn. Sau khi dùng bài luyện thay thế để HS làm quen với cấu trúc và chức năng của nó nên tổ chức thêm bài luyện tập có ý nghóa giao tiếp hơn bằng các hoạt động theo nhóm mang tính chất trò chơi và sáng tạo riêng VD: Sau khi dạy cấu trúc với Should / Shouldn’t với nghóa khuyên bảo You should/ shouldn’t + V( inf) You should eat more fruit Giáo viên cho một vài từ gợi ý lên bảng để HS làm việc theo nhóm. Một người trong nhóm đưa ra vấn đề của mình và những HS khác trong nhóm đưa ra các lời khuyên. Môt vấn đề có thể có nhiều lời khuyên khác nhau. Để HS tham gia tích cực hơn nên biến hoạt động này thành một cuộc thi: Xem nhóm nào đưa ra được nhiều lời khuyên nhất và có những lời khuyên sáng suốt nhất không thể bắt bẻ được. d/ Đọc và viết chính tả. Tại sao GV lại luôn là người đọc chính tả? Công việc này có thể giao cho một người trong nhóm đọc cho các thành viên khác nghe. Nên chọn những đoạn văn ngắn, được học từ trước. HS đọc bài có thể có trách nhiệm kiểm tra và chữa lỗi cho nhau. e/ Trò chơi đóng vai. Sau khi cả lớp đã luyện một cấu trúc với một chức năng nào đó, trò chơi này có tác dụng rất tốt để củng cố những hiểu biết của HS về chức năng của cấu trúc đó trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn. VD: Có thể yêu cầu các nhóm đóng cảnh trong đó một người phàn nàn muốn đổi một thứ quần áo mới mua hôm trước hoặc thu lượm thông tin cho một kỳ nghỉ. Các nhóm có thể dựng lên những vở kòch trong đó mỗi thành viên đóng một vai. Trong khi các thành viên trong nhóm đóng kòch, thư kí nhóm ghi chép vắn tắt các lời thoại để sau đó duyệt lại rồi cả nhóm sẽ trình bày trước lớp. f/ Tiên đoán. Bài tập này thường dùng cho các HS ở trình độ tương đối cao. Trước khi đọc một bài khoá yêu cầu các nhóm đoán trước về nội dung của bài hoặc nghóa từ vựng có thể gặp trong bài GV thực hiện: Huỳnh Thò Hoàng Điệp 5 Trường THCS Nguyễn Tất Thành Sáng kiến kinh nghiệm VD: Trước khi HS đọc một bài về nạn ô nhiễm, có thể đoán trước được rằng bài đó sẽ nói đến các vấn đề được liên quan đến biển, rừng, các tài nguyên, khói xe… g/ Trả lời các câu hỏi suy đoán Sau mỗi bài đọc, GV có thể đưa ra một số câu hỏi để HS suy đoán về những tình tiết xảy ra trong bài. Câu trả lời chỉ dựa trên suy luận của HS chứ không có trong bài. HS trong nhóm thảo luận và đi tới một câu trả lời chung cho cả nhóm. h/ Thảo luận Dùng cho HS có kiến thức tương đối cao. Thảo luận cho phép HS tự do diễn đạt các quan điểm, ý kiến của mình. GV có thể đưa ra chủ đề nào đó VD: What do you think about women?. Who work as politicicens? Rồi để cho tất cả nhóm bàn bạc, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên trong nhomsẽ báo cáo chung lại ý kiến của cả nhóm( nếu thống nhất ) hoặc tóm tắt lại các ý kiến ( nếu có sự khác nhau ). Tiếp theo để cho HS cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó. GV không cần thiết phải bày tỏ quan điểm của mình, trừ khi có những ý kiến sai mà không có ai phản bác. i/ Viết luận: Nên tổ chức cho HS làm việc thành từng nhóm, GV của những lớp đông sẽ có thể đồng thời kiểm soát và hướng dẫn tất cả các bài viết sáng tạo của HS trong lớp. Có thể hướng dẫn bài luận bằng các câu hỏi trên bảng, các bức tranh hoặc các từ gợi ý. Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải đóng góp ý kiến xây dựng bài. Vai trò của trưởng nhóm lúc này rất quan trọng. Họ phải biết lôi cuốn, khuyến khích các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến. C. BÀI HỌC SƯ PHẠM. Việc tổ chức HS làm bài tập theo cặp, nhóm tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thực của HS. Hơn thế nữa, sự thay đổi trong các hoạt động học tập và kiểu giao tiếp giúp duy trì được sự tập trung, chú ý của HS. Qua cacù hoạt động này, HS cũng ý thức được rằng bản thân HS có quyền tự chủ và trách nhiệm đối với sự tiến bộ của mình. Việc tổ chức luyện tập ngoại ngữ theo cặp, nhóm còn giúp cho HS mạnh dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. HS yếu kém thường lo sợ sẽ mắc lỗi trước mặt thầy cô nhưng nếu chỉ có các bạn cùng lớp thì sự e dè đó sẽ ít hơn nhiều, HS sẽ vượt qua được những nhược điểm về tính cách của bản thân để học tốt hơn. Ngoài ra HS cũng có cơ hội để giúp đỡ học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Các kết quả thu được từ việc quan sát, lắng nghe và chấm các bài viết sẽ hết sức quý giá vì giúp HS hiểu sâu hơn về quá trình học tập của mình, GV sẽ nắm được các điểm yếu, điểm mạnh của HS, GV thực hiện: Huỳnh Thò Hoàng Điệp 6 Trường THCS Nguyễn Tất Thành Sáng kiến kinh nghiệm những vấn đề cần bổ sung cho các bài sau, những chỗ cần điều chỉnh trong giáo trình, giáo án của mình. GV cũng học được cách khoan dung với ngững lỗi không quan trọng, không làm ảnh hưởng đến nghóa của lời nói và khuyến khích HS mạnh dạn hơn khi sử dụng ngoại ngữ. Quan trọng hơn cả là HS sẽ nhìn nhận GV như những người hết sức nhạy cảm với quá trình học tập của mình, nhừng người mà HS có thể xin lời khuyên. Nhờ vậy mà mối quan hệ giữa GV và HS sẽ tốt đẹp hơn. D. KẾT QUẢ. Trong suốt quá trình giảng dạy. Tôi đã học hỏi, áp dụng một số kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên khác, cùng với phương pháp sư phạm của riêng mình, sự linh hoạt khi lựa chọn phương hướng giảng dạy, tôi đã đạt được một số kết quả nhất đònh. HS cảm thấy hứng thú, phấn khởi, thoải mái khi học ngoại ngữ, nhấùt là HS lớp 6,7, các em tiếp thu và nắm vững kiến thức cơ bản, ứng dụng tốt vào các tình huống thực tế, có khả năng giao tiếp. Nhiều HS đã đạt HS giỏi cấp trường, cấp huyện. Đặc biệt việc áp dụng phương pháp giảng dạy chia cặp hay nhóm đã giúp HS được thực hành nhiều trên lớp, tăng tính tự quản, tự giác, óc sáng tạo của HS. Các em dễ nhớ và khắc sâu hơn nội dung bài học. Để việc dạy và học bộ môn ngày càng tốt hơn tôi xin đề nghò các cấp lãnh đạo nên xem xét viêc áp dụng phương pháp mới đối với HS khối 6,7 sao cho linh hoạt, phù hợp với trình độ và môi trường học tập của các em. Đặc biệt là những HS có học lực TB, yếu. Đồng thời trang bò thêm cho bộ môn tiếng Anh nhiều trang thiết bò giảng dạy, nhiều loại sách tham khảo, sách nâng cao hơn nữa. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi qua việc áp dụng một số phương pháp giảng dạy trong quá trình công tác. Tôi mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp để giúp tôi nâng cao tay nghề hơn nữa trong quá trình giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nam Dong, ngày 02 tháng 01 năm 2010 GV thực hiện: Huỳnh Thò Hoàng Điệp 7 . Trường THCS Nguyễn Tất Thành Sáng kiến kinh nghiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU: GIÚP HỌC SINH LUYỆN TẬP THEO NHÓM – THEO CẶP A/ XUẤT PHÁT ĐIỂM: Ngày nay, Tiếng Anh là một ngôn ngữ giao. Hoàng Điệp 2 Trường THCS Nguyễn Tất Thành Sáng kiến kinh nghiệm Sau khi giới thiêu các mẫu câu và cho luyện tập thể thật nhanh, giáo viên viết các từ để thay thế lên bảng rồi yêu cầu HS luyện tập. đúng, sai trong tranh, còn học sinh kia nêu lên ý kiến tán thành hay phản đối (so sánh tranh với bài học). Hoặc hai học sinh có hai tranh toàn cảnh giống nhau, nhưng chi tiết trong tranh khác nhau

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan