ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 4) doc

5 288 1
ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 4) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 4) VI. ĐIỀU TRỊ 1. Thuốc điều trị có cấu trúc giống AVP: 1.1. Desmopressine (DDAVP): 1.1.1. Biệt dược: Minirin 1.1.2. Trình bày: Thuốc được trình bày dưới 2 dạng: Dạng xịt mũi, lọ chứa 2,5ml. Dạng chích 4 µg/ml. Bảo quản ở +2 đến +8°C. 1.1.3. Chỉ đinh: Đây là thuốc được chọn lựa đầu tiên trong điều trị bệnh đái tháo nhạt trung ương. Riêng dạng chích chỉ định cho bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương nhưng bệnh nhân không thể dùng dạng xịt do khó chịu hoặc đái tháo nhạt sau phẫu thuật thần kinh hoặc sau chấn thương. 1.1.4. Dược động học: Desmopressine có cấu trúc giống ADH tự nhiên. Tuy nhiên so với ADH tự nhiên desmopressine có tác dụng chống lại sự tiểu tiện (tác dụng lên thụ thể V2) mạnh hơn và kéo dài lâu hơn, nhưng các tác dụng khác lên thụ thể V1 lại ít hơn AVP. Sau khi chích liều 1-4 µg TM chỉ 15-30 phút sau là có tác dụng giảm tiểu, tác dụng kéo dài 5-20 giờ tuỳ theo liều lượng. Với liều cao hơn (0,3-0,4 µg/kg cân nặng) thuốc có tác dụng làm tăng yếu tố VIII và yếu tố von Willebrand gấp 3-4 lần nồng đọ căn bản. Với liều 0,4 µg/kg cân nặng, thuốc có tác dụng giãn mạch, mặt ửng đỏ, huyết áp tâm trương sụt và nhịp tim gia tăng thoáng qua. Bằng đường xịt mũi thuốc chỉ cần cho 2 lần/ngày là đủ. 1.1.5. Liều lượng: - Với dạng xịt mũi: Người lớn 0,1-0,2 ml (10-20 µg). Trẻ em 0,05-0,1 ml (5-10 µg) ngày 1-2 lần. Thông thường mỗi lọ Minirin chứa 25 lần xịt, mỗi lần xịt chứa 0,1ml tức là 10µg desmopressine. - Với dạng chích: có thể chích TM, bắp hoặc dưới da 1-2 lần/ngày. Người lớn: 1-4 µg (0,25-1 ml). Trẻ em trên 1 tuổi: 0,4-1 µg (0,10-0,25 ml). Trẻ em tử 1 tuổi trở xuống: 0,2-0,4 µg (0,05-0,10 ml). 1.1.6. Chống chỉ định: - Nhạy cảm với các thành phần của thuốc sử dụng. - Mang thai, cho con bú. 1.1.7. Tương tác thuốc: Dù thuốc ít tác dụng lên thụ thể V1, không ảnh hưởng nhiều lên tim mạch, tuy nhiên khi dùng đồng thời với các thuốc vận mạch khác cũng cần thận trọng. Tác dụng chống tiểu tiện có thể thay đổi khi dùng chung các thuốc khác: - Clofibrate, indometacine, carbamazepine, chlorpropamid: tăng tác dụng chống tiểu tiện. - Glibenclamide: giảm tác dụng chống tiểu tiện. 1.2. Lypressine: 1.2.1. Biệt dược, trình bày, dược động học: Diapid, trình bày dưới dạng dung dịch xịt mũi. Lọ 12ml. Bảo quản ở +2 đến +15°C. Thuốc tổng hợp có cấu trúc giống AVP có tác dụng kích thích sự tái hấp thu nước ở phần xa của ống thận. 1.2.2. Chỉ định: Điều trị đái tháo nhạt do thiếu ADH do bất kỳ nguyên nhân nào. 1.2.3. Liều lượng, chống chỉ định: Một xịt cho mỗi lỗ mũi, 3-6 lần/ngày, phải cách nhau ít nhất 4 giờ giữa các lần xịt (mỗi xịt phóng thích 0,12ml dung dịch tức là 6 đ/v lypressine. Mỗi lọ xịt được 100 lần). Không dùng cho người suy mạch vành, mẫn cảm với thuốc, gây mê với hallogen, phụ nữ mang thai, cho con bú. 2. Các loại thuốc uống: 2.1. Chlorpropamide: 2.1.1. Biệt dược, trình bày, dược động học: Dabinese (Pfizer), Diabetoral (Boehring Mannheim), Chloronase (Hoechst) trình bày dưới dạng viên nén, hàm lượng 250 mg/viên. Thuốc thuộc nhóm sulfonylurease thế hệ I làm hạ glucose huyết, riêng đối với đái tháo nhạt, ở liều lượng 250-500 mg/ngày, thuốc làm tăng độ thẩm thấu của nước tiểu và làm giảm sự tiểu tiện 25-75% trên các bệnh nhân ĐTN nặng. Tuy nhiên thời gian cần để thuốc có tác dụng giảm tiểu rất thay đổi. Thuốc có tác dụng tăng cường hoạt động của ADH trên ống thận. Tác dụng phụ quan trọng là hạ glucose máu. 2.1.2. Chỉ định: Đái tháo đường typ 2, ĐTN trung ương, có thể dùng phối hợp với DDAVP, ĐTN thận. 2.1.3. Liều lượng, chống chỉ định: 250-500 mg/ngày. Chống chỉ định trong trường hợp suy gan, suy thận hoặc suy giáp nặng, tiền sử dị ứng với sulfamide, phụ nữ có thai, cho con bú. . trong điều trị bệnh đái tháo nhạt trung ương. Riêng dạng chích chỉ định cho bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương nhưng bệnh nhân không thể dùng dạng xịt do khó chịu hoặc đái tháo nhạt sau phẫu thuật. ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 4) VI. ĐIỀU TRỊ 1. Thuốc điều trị có cấu trúc giống AVP: 1.1. Desmopressine (DDAVP):. tác dụng kích thích sự tái hấp thu nước ở phần xa của ống thận. 1.2.2. Chỉ định: Điều trị đái tháo nhạt do thiếu ADH do bất kỳ nguyên nhân nào. 1.2.3. Liều lượng, chống chỉ định: Một xịt cho

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan