ĐẠI CƯƠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 12) potx

5 211 0
ĐẠI CƯƠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 12) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI CƯƠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 12) 3.3.5. Điều trị liệt dạ dày: - Liệt dạ dày gây buồn nôn, hay nôn thì điều trị: + Metoclopramid (primperan), chất đối kháng dopamin, viên 10mg, uống 4 lần/ngày, nhưng nếu dạ dày liệt nặng thì phải dùng đường tiêm vì hấp thu thuốc tại dạ dày kém. Các thuốc khác như: + Cisapride (prepulside*): có thể làm gia tăng phóng thích acetylcholin từ tùng thần kinh cơ ruột (plexux myenteric), kích thích vận động hang vị và tá tràng, liều 10-40 mg trước ăn 30 phút. + Dopaminobloquant: domperidone (motilium), cải thiện rối loạn nhịp điện dạ dày, 20 mg/viên, liều 10-40 mg/ngày, có thể 80 mg/ngày chia 4 lần, cho 30 phút trước ăn. + Thuốc đồng vận cholinergic (giống phó giao cảm): bethanechol chloride 10mg, 2 lần/ngày. + Chất ức chế cholinesterasase: pyridostigmin bromid 1-2 mg/ngày, có thể làm giảm khô miệng. + Erythromycin: kích thích thụ thể motilin, kích thích co thắt hang vị sau ăn và đói. Nếu tất cả đều thất bại, có thể phẫu thuật cắt jujenum và nuôi ăn qua đường ruột. 3.3.6. Điều trị đi chảy ĐTĐ: + Primperan hay Loperamid (Imodium 2-4mg x 4 lần/ngày). Tác dụng của Loperamid làm giảm số lần đi cầu và cũng làm tăng áp lực cơ vòng hậu môn lúc nghỉ ngơi. + Hoặc phải viện tới Codein (30mg x 4 lần/ngày), Opinium. + Clonidin: tác dụng có lợi trên cả tăng nhu động ruột và tăng tiết ruột non, liều 0,6 mg/viên x 3 lần/ngày, giảm nhu động thấy rõ. + Octreotid: 50-75 g TDD 2-3 lần/ngày, có thể làm giảm số lần đi cầu từ 6 xuống 1 lần. Tuy nhiên Octreotide có thể đưa đến biến chứng hạ glucose máu tái diễn do giảm tiết các hormon chống điều hoà. + Diphénoxylat + Atropin: Lomotil 2-5 mg, 2-4 lần/ngày, uống. Chú ý Diphenoxylat là thuốc được sử dụng sau cùng, và thật cẩn thận vì dễ gây phình đại tràng (megacolon). - Đôi khi kết hợp kháng sinh chống nhiễm khuẩn. 3.3.7. Điều trị biến chứng tại bàng quang: Thường giảm kích thích bàng quang, nếu có cầu bàng quang, dùng thủ thuật Crede. Nếu thất bại thì dùng thuốc giống phó giao cảm như bethanechol HCl 10mg, 2 lần/ngày, có thể dùng alpha-bloquant (xatral) liều cao giảm đề kháng đường thoát tiểu, nhưng có thể gây hạ HA tư thế và rối loạn phóng tinh. Nếu thất bại, thì phẫu thuật cắt đoạn cổ bàng quang để làm mất sự co thắt của cơ vòng ở đoạn dưới ở nam giới. 3.3.8. Điều trị bất lực: + Thuốc đối kháng alpha-adrenergic: Yohimbin 4mg, 3 lần/ngày, có thể giảm 33% trường hợp, và nếu cần + Regitin và Papaverin: có thể tiêm trực tiếp vào dương vật, một số có kết quả tốt, nhưng dễ bị nhiễm trùng, hoặc cường quá mức hoặc xơ hoá. + Sidenafil (Viagra): thuốc làm tăng tỉ GMP vòng, gây cường dương; viên 25mg, 50mg, 100mg. Liều 25-50 mg, 1 giờ trước khi hoạt động sinh dục. + Caverject: là prostaglandine E1, gây dãn động mạch dương vật, và dãn cơ trơn thể hang, lọ 10-20g, tiêm vào thể hang 5-20 g. + Hoặc đặt prothese dương vật. 3.3.9. Điều trị triệu chứng đau trong bệnh thần kinh ngoại biên: - Gabapentin (Neurontin): thuộc nhóm chống động kinh, co giật, có cấu trúc gần giống cấu trúc của GABA/acid gamma aminobutyric, viên 100mg, 300mg và 400mg, liều 300mg x 2 lần/ngày, tối đa có thể tới 1200mg, tác dụng tối đa sau 2-3 giờ, nửa đời 5-7 giờ. Thận trọng không nên dùng: trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, suy thận, tài xế lái xe. - Thuốc kháng trầm cảm 3 vòng (Amitriptylin, Nortriptylin, Desipramin): đã được sử dụng chống đau trong bệnh thần kinh ĐTĐ từ lâu: * Liều lượng: Chia liều nhỏ để giảm tác dụng phụ. Đánh giá tim mạch trước khi chỉ định. Bắt đầu 10-25mg lúc đi ngủ có thể tăng liều mỗi tuần, liều đạt đến từ 25- 150 mg. Tác dụng phụ thuốc: mờ mắt, thay đổi thái độ nhận thức, khô môi, bón, hạ HA tư thế, tiết mồ hôi, rối loạn sinh dục, mạch nhanh, bí tiểu. 3.3.10. Điều trị loét bàn chân ĐTĐ: - Cắt lọc vết thương rộng. - Điều trị nhiễm trùng. - Tái lập tưới máu tốt. - Loại bỏ sang chấn. - Giảm áp. . ĐẠI CƯƠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Kỳ 12) 3.3.5. Điều trị liệt dạ dày: - Liệt dạ dày gây buồn nôn, hay nôn thì điều trị:. (primperan), chất đối kháng dopamin, viên 10mg, uống 4 lần/ngày, nhưng nếu dạ dày liệt nặng thì phải dùng đường tiêm vì hấp thu thuốc tại dạ dày kém. Các thuốc khác như: + Cisapride (prepulside*): có. hang vị sau ăn và đói. Nếu tất cả đều thất bại, có thể phẫu thuật cắt jujenum và nuôi ăn qua đường ruột. 3.3.6. Điều trị đi chảy ĐTĐ: + Primperan hay Loperamid (Imodium 2-4mg x 4 lần/ngày).

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan