Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 12 doc

4 265 0
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 12 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự ganh tị giữa anh em Sự ganh tỵ giữa anh em bọn trẻ là có thật và khá mạnh mẽ, khó có thể xóa bỏ trong ngày một ngày hai. Bạn không thể cấm đứa con lớn không được so bì với em vì em bé còn nhỏ và cần nhiều sự chăm sóc hơn. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao bé lại luôn ganh tỵ với em? Có phải bé không thương em bé, không nghe lời cha mẹ? Thật ra, lòng ganh tỵ ngày một lớn và lại xuất phát từ tình cảm sâu sắc bé dành cho cha mẹ và từ sức mạnh của sự ràng buộc thiêng liêng của các thành viên trong gia đình. Để giúp bé vượt qua cảm giác khó chịu đó một cách triệt để, bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của bé, suy nghĩ theo cách nghĩ trẻ thơ và cảm nhận mọi việc theo quan điểm của nó, lúc đó bạn sẽ thấy. Một tình huống được dựng lên để giúp bạn hiểu rõ được góc nhìn của trẻ. Bạn hãy tưởng tượng một ngày nào đó chồng của bạn trở về nhà cùng với một người phụ nữ khác. Vừa bước vào anh ta đã lớn tiếng thông báo “Em yêu. Em biết là anh yêu em biết bao nhưng từ bây giờ trở đi người này sẽ đến ở chung với chúng ta. Sẵn đây anh cho em biết luôn là anh cần rất nhiều thời gian để chăm sóc cho cô ta. Anh không thể nào rời khỏi cô ấy nửa bước vì anh đang yêu cô ấy phát điên lên được. Cô ta yếu đuối lắm, không được mạnh mẽ bằng em. Được không em?” Cảm giác của bạn lúc ấy ra sao? Bạn nghĩ gì về người mới đến? Có lần tôi đã chứng kiến một đứa trẻ chạy theo sau người y tá đến chăm sóc rốn cho em nó và hét to “Cô y tá ơi, cô quên ẵm con cô về rồi kìa!” Thật khó để thuyết phục một đứa bé phải yêu thương em nó khi mới mang em bé từ bệnh viện về. Bố mẹ đừng lo lắng, dần dần mối quan hệ ngày càng được thắt chặt, bé sẽ yêu thương em bé không kém gì cha mẹ. Thời gian đầu em bé là “cái rốn của vũ trụ”, là kẻ thù đe dọa đến quyền lợi của nó. Sự ganh ghét và vị trí của từng đứa trẻ. Cảm giác thù địch thể hiện rõ nhất ở đứa con cả bởi vì nó đã từng ở vị trí độc tôn trong một thời gian dài mà không có đối thủ cạnh tranh nào khác. Đứa con kế từ lúc mới sinh ra đã học được việc chia sẻ sự quan tâm và chăm sóc của người lớn, nó hiểu rằng nó chỉ là một trong những đứa con. Nhưng điều này không có nghĩa là đứa con thứ hai và thứ ba không ganh ghét đứa em kế của mình. Có đấy! Sự ganh ghét nhiều hay ít tùy thuộc phần lớn vào cách đối xử của cha mẹ hơn là vị trí nó là đứa con cả hay con thứ. Yếu tố về tuổi tác động sự ganh tỵ ra sao? Nói chung, sự ganh tỵ phát triển mạnh nhất ở trẻ dưới 5 tuổi bởi vì ở độ tuổi này bé vẫn phụ thuộc vào cha mẹ rất nhiều và bé cũng ít có những hoạt động hay sự quan tâm đến các hoạt động bên ngoài. Trẻ từ 6 tuổi trở lên không cần cha mẹ phải chăm bẵm từng ly từng tí, bé đã đi học và có một vị trí nào đó trong lòng của thầy cô và bè bạn, nếu không được lo lắng như trước đây thì bé cũng không cảm thấy hụt hẫng như trẻ dưới 5 tuổi. Mặc dù vậy, thật sai lầm khi nghĩ rằng sự trẻ lớn hơn nữa không ganh tỵ với em của mình. Dù lớn thế nào thì nó cũng cần sự quan tâm, những cử chỉ yêu thương của bố mẹ, đặc biệt là thời gian mẹ mới có em bé. Những đứa trẻ nhạy cảm hoặc những đứa trẻ cảm thấy thua kém trong cuộc sống ngoài xã hội cần được che chở như khi chúng còn nhỏ. Con riêng, vốn dĩ mối quan hệ của nó với gia đình đã căng thẳng và dễ vỡ, cần nhiều sự giúp đỡ và an ủi hơn nữa. Một bé gái trưởng thành, với ước muốn sớm trở thành người phụ nữ, cũng thường nảy sinh lòng ganh ghét khi biết mẹ có thai. Mặt tích cực của lòng ganh ghét ở bọn trẻ. Lòng ghen tuông và thù địch tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ ngay cả trẻ lớn. Một nhà nghiên cứu tâm lý trẻ cho rằng sự chào đời của đứa em là bắt nguồn của sự căm ghét. Trẻ nhỏ rất khổ sở vì sự căm hận này vì nó không hiểu và cũng không biết giải quyết ra sao. Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn sự ghen tuông nhưng bạn có thể giảm bớt bằng cách chuyển biến nó thành những tình cảm tốt đẹp. Nếu bạn giúp cho trẻ hiểu được chẳng có lý do nào phải lo lắng về chuyện “kẻ thù” sẽ phát huy cá tính của bé, sau này nó sẽ đối đầu với tình huống khó khăn trong cuộc sống, trong công việc và cả trong gia đình. Cha mẹ có thể giúp bọn trẻ chuyển đổi cảm giác thù địch thành hợp tác và vị tha. Những căng thẳng khi phải đối đầu với sự xuất hiện của đứa em sẽ trở thành sự chia sẻ và yêu thương. Bạn phải làm gì? Điều quan trọng không phải là đứa trẻ cảm thấy ganh tỵ vì điều đó là hoàn toàn bình thường mà bé giải quyết điều đó như thế nào. Khuyến khích trẻ nói ra những gì nó đang cảm nhận, bạn có thể nói “Mẹ biết con đang rất giận và cảm thấy ganh tỵ nhưng nếu có làm tổn hại đến em bé thì cũng không có ích gì cả. Mẹ thương con. Mẹ thương cả hai đứa. Bé còn nhỏ nên cần phải chăm sóc nhiều hơn nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ thương em hơn con”. Nếu thằng bé 2 tuổi đánh em thì bạn đừng vội hét toáng lên mà hãy cầm lấy tay nó vuốt nhẹ em bé và nói “Em thương con lắm, nó rất thích được con vuốt ve, nhìn xem, bé đang nhìn con cười này”. Bé lớn bối rối vì cảm giác yêu thương và thù ghét. Hãy giúp bé dẹp bỏ hết lòng thù hận và thể hiện tình yêu thương của mình. . ghét đứa em kế của mình. Có đấy! Sự ganh ghét nhiều hay ít tùy thuộc phần lớn vào cách đối xử của cha mẹ hơn là vị trí nó là đứa con cả hay con thứ. Yếu tố về tuổi tác động sự ganh tỵ ra sao?. kém gì cha mẹ. Thời gian đầu em bé là cái rốn của vũ trụ”, là kẻ thù đe dọa đến quyền lợi của nó. Sự ganh ghét và vị trí của từng đứa trẻ. Cảm giác thù địch thể hiện rõ nhất ở đứa con cả. tỵ ra sao? Nói chung, sự ganh tỵ phát triển mạnh nhất ở trẻ dưới 5 tuổi bởi vì ở độ tuổi này bé vẫn phụ thuộc vào cha mẹ rất nhiều và bé cũng ít có những hoạt động hay sự quan tâm đến các hoạt

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan