Gỉang dạy KT trong trường THPT - Phần 4 docx

33 307 0
Gỉang dạy KT trong trường THPT - Phần 4 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

87 Nhiệm vụ của hoạt động hướng nghiệp không chỉ là quá trình trang bị về mặt nhận thức nghề nghiệp cho học sinh mà còn là sự chuẩn bị bước đầu cho các em về tay nghề trong một số lĩnh vực sản xuất của địa phương, vì vậy không thể bỏ qua vị trí trọng yếu của các cơ sở sản xuất công, nông nghiệp và lao động dịch vụ. Những c ơ sở này là địa bàn thử sức của học sinh trước khi các em xác định cho mình hướng đi có ý nghĩa nhất. Sự tham gia của học sinh vào thực tế tại các cơ sở là thước đo tương đối toàn diện năng lực hiện có của các em về trí lực, đạo đức nghề nghiệp, về thái độ lao động và những phẩm chất khác của người lao động mới. Mặt khác, những cơ s ở sản xuất của địa phương thường đại diện cho những lĩnh vực nghề nghiệp cần thiết có quan hệ với sự sống còn của kinh tế trong khu vực vì thế sự có mặt của học sinh tại những cơ sở sản xuất này có sự giúp đỡ, cộng tác của các cơ sở sản xuất đối với nhà trường trong công tác hướng nghiệp chính là quá trình chuẩn bị một lực lượng lao động dự trữ đáp ứng đòi hỏi về phát triển kinh tế - xã hội, về sự phân công lao động ở địa phương. Ngoài các cơ sở sản xuất, nhà trường phổ thông khi tiến hành hoạt động hướng nghiệp không thể thiếu sự giúp đỡ của những tổ chức xã hội khác : Các cơ quan dân chính Đảng, các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ , các Liên hiệp hội ) sẽ tạo nên những điều kiện hữu hiệu về lực lượng hỗ trợ, giải quyết về mặt pháp lý, hành chính mà trong rất nhiều trường hợp hoạt động hướng nghiệp không thể bỏ qua được. Với tất cả tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của các tổ chức này trong hoạt động hướng nghiệp, chúng ta có thể đề cập tớ i một số nhiệm vụ chính của những tổ chức đó như sau : - Tạo điều kiện cho trường phổ thông về cơ sở thực hành, đội ngũ cán bộ hướng dẫn sản xuất, thông tin nghề nghiệp, trang thiết bị kỹ thuật và hạch toán kinh tế. - Giúp trường phổ thông xây dựng thiết bị vườn trường, xưởng trường, phòng hướng nghiệp, chỉ đạ o về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm, tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch hợp đồng ký kết. - Là cơ sở dạy nghề cho học sinh, đồng thời cũng là nơi sẽ thu nhận học sinh sau khi tốt nghiệp theo chỉ tiêu và kế hoạch cho phép. - Các tổ chức chính quyền có nhiệm vụ tạo ra những điều kiện cần thiết, giúp đỡ về mặt chủ trương, phương tiện hoạt động hướng nghiệp cho nhà trường : Cấp đất, vật tư, giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ về mặt nhân lực và cổ động phong trào. - Các tổ chức đoàn thể có nhiệm vụ vận động quần chúng hợp lực tham gia công tác hướng nghiệp tuỳ thuộc vào chức năng của tổ chức mình hoặc tạo đ iều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và nhân lực giúp cho hoạt động hướng nghiệp tiến hành được thuận lợi. 4.1.9. Nhiệm vụ hướng nghiệp của thư viện trong trường phổ thông Trong các trường phổ thông hiện nay, theo quy chế nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đều có bộ phận thư viện làm nhiệm vụ bảo quản, phân phát tài 88 liệu giáo khoa, sách báo phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục cho giáo viên, học sinh. Ngoài những phần việc trên, để tạo nên sức mạnh cho hoạt động hướng nghiệp của nhà trường, bộ phận thư viện cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau : - Lựa chọn và giới thiệu danh mục các sách báo, tạp chí có liên quan tới việc lựa chọn nghề của học sinh (theo năm học). - Sau mỗi h ọc kỳ hay sau mỗi năm học, tổ chức triển lãm các sách báo nói về nghề nghiệp và sự lựa chọn nghề (theo số sách hiện có của nhà trường và sách báo mượn lại của các cơ quan chuyên nghiệp) ; tổ chức các hội nghị độc giả nhằm cuốn hút sự chú ý của học sinh vào việc trên đọc các sách báo nói về nghề nghiệp. - Thông qua danh sách mượn đọc của học sinh, kết hợp với ban hướ ng nghiệp để lập kế hoạch tìm hiểu hứng thú đọc sách của học sinh để trên cơ sở đó giúp Ban hướng nghiệp có tư liệu trong công tác điều tra cơ bản, đồng thời trên cơ sở này có phương hướng giới thiệu cho học sinh đặt mua các tạp chí, sách báo có liên quan tới sự lựa chọn nghề của các em. 4.1.10. Nhiệm vụ hướng nghiệp của bộ phận y tế Hi ện nay, cơ sở y tế trong các trường phổ thông còn rất mỏng manh, mặc dù ở một số trường phổ thông lớn hoặc các trường nội trú có điều kiện bắt đầu hình thành bộ phận y tế đảm bảo sức khoẻ cho thầy và trò (trên thực tế, số lượng các trường này trong hệ thống giáo dục phổ thông của chúng ta là không đáng kể). Tuy nhiên, nếu nói tới hoạt động hướ ng nghiệp thiếu sự tham gia của y tế là điều phi lý bài bản thân sự lựa chọn nghề của học sinh không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân họ hay yêu cầu của xã hội mà còn tuỳ thuộc khá lớn vào sự phát triển thể lực của học sinh. Để nắm vững sự phát triển sinh học, tạo ra những cơ sở khoa học cho lựa chọn nghề của m ỗi cá nhân, sự tiếp nhận của các cơ quan chức năng tuyển chọn, cần thiết phải có sự tham gia của các cơ sở y tế trong và ngoài trường học. Mạng lưới y tế hiện nay có ở khắp mọi nơi, đó là điều kiện thuận lợi lớn cho nhà trường phổ thông. Tiến hành giám định y học cho học sinh trong hoạt động hướng nghiệp nếu chỉ trông chờ vào cơ sở y tế mỏng manh của trường học hoặc trông vào sự giúp đỡ của cấp trên thì chúng ta khó có thể thực hiện được hoạt động này. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải tận dụng triệt để sức mạnh của các cơ sở y tế sở tại, kết hợp với lực lượng y tế (nếu có) của nhà trường để thực hiện công tác hướng nghiệp. Kinh nghiệ m trước đây của nhiều trường phổ thông ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh đã làm tốt công tác giám định y học cho học sinh nhờ tận dụng sức mạnh của các bệnh viện, trạm xá, các cơ sở đào tạo y khoa là những hiện thực sinh động giúp chúng ta có cơ sở thực tiễn xác lập những nhiệm vụ chính của bộ phận y tế trong hoạt độ ng hướng nghiệp đó là : - Tiến hành trao đổi với tập thể (trường hoặc lớp) về những vấn đề y học có liên quan tới sự lựa chọn nghề nói chung và với một số nghề phổ biến nói riêng. - Kiểm tra tình trạng sức khoẻ của từng học sinh để đưa ra được những kết luận y học có quan hệ tới việc lựa chọn nghề của mình. 89 - Giúp Ban tư vấn nghề trao đổi với mỗi cá nhân hoặc gia đình học sinh những cơ sở khoa học về sự phù hợp hay không phù hợp giữa các tiêu chuẩn của nghề mà họ đã chọn với thực trạng sức khoẻ của bản thân chủ thể lựa chọn. - Cung cấp những tư liệu, tài liệu cho phòng hướng nghiệp trong việc thông tin nghề, đồng thời cuốn hút họ c sinh vào những nghề có đòi hỏi sự phát triển thể lực của họ. - Cung cấp tư liệu, số liệu cần thiết về tình trạng sức khoẻ học sinh cho công tác tuyển chọn nghề nghiệp. 4.1.11. Nhiệm vụ hướng nghiệp của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề Điều 2 và 3 quy chế về tổ chức và hoạt động củ a trung tâm KTTH-HN-DN có ghi "Trung tâm KTTH-HN-DN là đơn vị giáo dục thuộc bậc phổ thông trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của các Sở Giáo dục và Đào tạo" Trung tâm KTTH HN DN thực hiện chức năng : giáo dục kỹ thuật, tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề và lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất. Trung tâm KHTH-HN-DN có các nhiệm vụ : a) "Tổ chức cho học sinh các trường phổ thông gần địa bàn Trung tâm đến học lao động kỹ thuật tổng hợp, tư vấn nghề nghiệp và học nghề theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo". b) Lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ yêu cầu đào tạo tạo thêm của cải vật chất, đồ dùng dạy học. c) Bồi d ưỡng và giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, dạy nghề cho giáo viên kỹ thuật trường phổ thông ở địa phương. d) Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông, thử nghiệm và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. e) Dạy nghề cho thanh, thi ếu niên có nhu cầu học nghề ở địa phương. (Theo quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH-HN DN, Trung tâm KTTH-HN-DN là cơ sở hướng nghiệp-dạy nghề cho học sinh của nhiều trường phổ thông cùng khu vực có nhiệm vụ chính là tổ chức hoạt động dạy học kỹ thuật ứng dụng (nghề phổ thông) cho học sinh phổ thông bậc trung học nhằm cung cấp tri thức, hình thành kỹ n ăng lao động nghề nghiệp rất cần thiết và phát triển tư duy kinh tế thích hợp với trình độ học vấn phổ thông tương ứng, đồng thời phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế xã hội từng địa phương. Trên cơ sở các chức năng và nhiệm vụ nêu trên, chúng ta thấy trung tâm KTTH- HN-DN có nhiều ưu thế trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình bởi chính những đặc điểm cơ bản sau đây : 90 Một là, do được đầu tư tập trung, cho nên trung tâm KTTH-HN-DN có điều kiện xây dựng được một cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với sự thay đổi quy trình công nghệ, mặt khác trung tâm này lại tạo ra khả năng tận dụng được diện tích mặt bằng cũng như công suất máy móc, thiết bị một cách hợp lý và có hiệu quả. Hai là, Trung tâm KTTH-HN-DN có khả năng thu hút một số lượng l ớn học sinh phổ thông ở nhiều trường trong khu vực. Như vậy có thể thực hiện được một cách thống nhất việc tổ chức hoạt động dạy học kỹ thuật ứng dụng (nghề phổ thông) đối với học sinh phổ thông trên một địa bàn tương đối rộng (quận, huyện). Trung tâm còn là nơi tạo ra điều kiện thuận lợi để tổ chức "Hội thi kỹ thuật" giữa học sinh và các trường khác nhau. Ba là, tại các Trung tâm KTTH-HN-DN, học sinh có nhiều khả năng làm quen với kỹ thuật và sản xuất tương đối hiện đại, với quản lý và tổ chức lao động mang tính khoa học. Đây chính là nơi các em được chuẩn bị để đi vào lao động nghề nghiệp. Với ý nghĩa đó, trung tâm KTTH-HN-DN là những nhịp cầu dẫn dắt học sinh đi từ nhà trường phổ thông hội nhập vào các cơ sở sản xuất, dịch vụ của địa phương. Bốn là, trung tâm KTTH-HN-DN có điều kiện tổ chức hoạt động dạy học kỹ thuật ứng dụng (nghề phổ thông) với nhiều nghề trong danh mục nghề cho học sinh phổ thông bậc trung học. Hơn thế nữa, trung tâm KTTH-HN-DN có thể thiết lập những mối quan hệ hợ p tác chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, dịch vụ quốc doanh hoặc tư nhân ở địa phương. Đó là những yếu tố có tác dụng to lớn đối với việc tạo cơ hội cho học sinh làm quen với các tổ chức kinh tế và đi vào những ngành nghề khác nhau. Điều đó góp phần rất quan trọng vào công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Năm là, dựa vào cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối hiện đại, các trung tâm KTTH-HN-DN có khả năng đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của việc tổ chức hoạt động dạy học kỹ thuật ứng dụng trong điều kiện đông đảo học sinh thuộc những địa bàn khác nhau, thuộc nhiều trường phổ thông. Đây là chính là những điều kiện thuận lợi để trung tâm KTTH-HN-DN có thể tổ chức một số lớp học nghề phổ thông hoặc kỹ thuật ứng dụng phù hợp với nguyện vọng và năng lực của học sinh THPT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn [6]. 4.2. Hướng nghiệp cho học sinh THPT thông qua nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ năm 1982, Bộ Giáo dục đã ban hành chương trình hướng nghiệp đối với các lớp cuối cấp THCS và các trường THPT, năm học 2003- 2004, các trường THPT bắt đầu thực hiện chương trình thí điểm THPT về hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với các lớp 10-11-12. Những vấn đề cơ bản có liên quan tới việc thực hiện chương trình thí điểm này sẽ được rình bày dưới đây. ¾ Mục tiêu chung của chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp Trong chương trình (thí điểm) Trung học phổ thông, hoạt động giáo dục hướng nghiệp được học ở 3 lớp : 10, 11, 12. Mục tiêu chung của chương trình là phát hiện và 91 bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề. Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào lĩnh vực sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực. 4.2.1. Giáo dục hướng nghiệp lớp 10 ¾ Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở lớp 10 Để thực hiện được mục tiêu chung của chương trình giáo dục hướng nghiệp ở cấp THPT "Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 10" có những mục tiêu cụ thể sau : - Về kiến thức : Học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai ; nắm được thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng ; có được một số thông tin về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động, về hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tự đánh giá năng lực bản thân và điều kiện gia đình để bước đầu có hướng lập thân, lập nghiệp. - Về kỹ n ăng : Bước đầu học sinh biết tự đánh giá được năng lực của bản thân và điều kiện gia đình, phân tích được hướng đi của bản thân và sau này quyết định việc chọn nghề trên cơ sở lý giải hợp lý. - Về thái độ : Có ý thức tích cực tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, coi lao động nghề nghiệp là lẽ sống của mình. ¾ Phân bố chương trình và nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10 Chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp 10" gồm 27 tiết học với 9 bài. Mỗi bài được tiến hành trong 3 tiết liền nhau (trong 1 buổi). Do vậy, toàn bộ chương trình được dạy trong 9 buổi và rải đều ở 9 tháng học. 9 bài học về hoạt động giáo dục hướng nghiệp lo gồm 3 nội dung chính : - Những vấn đề chung mà h ọc sinh phải nắm chắc để làm cơ sở cho việc chọn nghề sau này (bài số 1, 2, 4, 9). - Những hiểu biết cần thiết về một số lĩnh vực lao động nghề nghiệp cụ thể (bài số 3, 5, 6, 8). - Tiếp xúc trực tiếp với con người và hoạt động lao động nghề nghiệp của họ để có ấn tượng rõ nét hơn về nghề nghiệp tương lai, đồng th ời có thái độ tôn trọng, yêu quý lao động sản xuất (bài số 7). Các bài học này được phân bố theo trình tự sau (xem bảng 2) 92 Bảng 2: Phân bố chương trinh hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh lớp 10 Bài Tên bài Số tiết giảng dạy 1 Em thích nghề gì 3 2 Năng lực bản thân và truyền thống gia đình 3 3 Nghề dạy học 3 4 Vấn đề giới trong chọn nghề 3 5 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 3 6 Tìm hiểu một số nghề trong lĩnh vực y và dược 3 7 Tham quan một số cơ sở sản xuất CN hoặc nông nghiệp 3 8 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành xây dựng 3 9 Nghề tương lai của tôi 3 4.2.2. Giáo dục hướng nghiệp lớp 11 ¾ Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở lớp 11 Từ mục tiêu chung của chương trình giáo dục hướng nghiệp ở cấp THPT, hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở lớp 11 có những mục tiêu cụ thể sau : - Về kiến thức : Học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của một số nghề đang trên đường hiện đại hoá, có nhu cầu về nguồn nhân l ực chất lượng cao, nắm được thông tin về thị trường lao động và về những điều kiện trở thành những lao động vững vàng về tay nghề, đóng góp được nhiều cho việc thực hiện mục liệu dân giầu, nước mạnh. Ngoài ra, chương trình sẽ giúp các em làm quen với một số cơ sở đào tạo để chuẩn bị cho việc chọn trường sau THPT. - Về kỹ n ăng : Học sinh biết được cách thức tìm hiểu một số nghề, đặc biệt là một số trường mà các em sẽ thi vào sau khi tốt nghiệp THPT. Mặt khác, học sinh cũng sẽ nắm lại những nguyên tắc chọn nghề để thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình một cách khoa học. - Về thái độ : Học sinh hiểu được những nghề có trong chương trình, từ đó có ý thức hoàn thi ện năng lực và phẩm chất đạo đức để chọn những nghề đó nếu có hứng thú với chúng. ¾ Phân bố chương trình và nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp tớp 11 * Chương trình "Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 11" có 27 tiết học, phân bố thành 8 bài học. Từ bài 1 đến bài 7, mỗi bài được thực hiện trong 3 tiết (l buổi), riêng bài 8 được thực hiện trong 6 tiết học (2 buổi). Nội dung cụ thể của 8 bài học như 93 sau : 4 bài đầu (từ bài 1 đến bài 4) đi vào những nhóm nghề khác nhau : - Một số nghề thuộc ngành Giao thông và Địa chất (bài l). - Một số nghề thuộc ngành Kinh doanh và Dịch vụ (bài 2). - Một số nghề thuộc ngành Năng lượng, Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin (bài 3). - Một số nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng (bài 4). 4 bài sau (từ bài 5 đến bài 8) đi sâu tìm hiểu những điều kiện chọn nghề : - Giao lưu vớ i những điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi, những gương vượt khó (bài 5). Thực chất của hoạt động giao lưu này là tìm hiểu điều kiện nào để người ta thành đạt trong nghề. - Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động (bài 6). Qua bài này, học sinh hiểu được những điều kiện phải có khi chọn nghề để đáp ứng nhu cầu lao động trong nướ c. - " Tôi muôn đạt ước mơ" (bài 7). Chủ đề này giúp học sinh hiểu rõ phải có những điều kiện nào thì ước mơ nghề nghiệp sẽ trở thành hiện thực. - Tham quan một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo công nhân) (bài 8). Qua tham quan học sinh hiểu rõ điều kiện tuyển chọn vào trường, điều kiện học hành trong trường và điều kiện lao độ ng nghề nghiệp trong tương lai nếu học ở trường đó. Phân bố cụ thể các bài học trên được phản ánh trên bảng 3. Bảng 3 : Phân phối chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh lớp 11 Bài Tên bài Số tiết g iản g d ạy 1 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành GTVT, Địa chất 3 2 Tìm hiểu một số nghê thuộc lĩnh vực KD- Dịch vụ 3 3 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Năng lượng, Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin. 3 4 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực An ninh. Quốc phòng. 3 5 Giao lưu với những điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi, những gương vượt khó (chủ đề : Làm gì sau khi tốt nghiệp THPT ?) 3 6 Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động 3 7 Tôi muốn đạt ước mơ 3 8 Tham quan Trường Đại học (hoặc Cao đẳng), TCCN, dạy nghề tại địa phương. 6 Toàn bộ chương trình được phân bố theo những nội dung chính như sau : 94 1. Các bài mở đầu đề cập tới vị trí, tầm quan trọng và cách thức lựa chọn nghề. 2. Các loại nghề phổ biến trong một số lĩnh vực kinh tế của trung ương và địa phương, một số nghề khác trong đời sống xã hội. 3. Các bài với nội dung trao đổi, toạ đàm giữa học sinh với các tổ chức xã hội, diễn đàn tranh luận trong nội bộ họ c sinh. 4. Các bài giới thiệu hệ thống các trường lớp, cơ quan đào tạo nghề nghiệp. 5. Các bài giới thiệu thủ tục tuyển chọn, thi cử, nghi thức bàn giao học sinh ra trường. Nội dung các bài trên được thực hiện thông qua các phương pháp chủ yếu : - Thuyết trình (đối với bài loại 1, 4, 5.) - Thuyết trình kết hợp với trao đổi, thảo luận (đối với các loại bài còn lại). Trong quá trình thực hiện nội dung các loạ i bài nêu trên, chúng ta đều có thể kết hợp việc sử dụng ngôn ngữ nói với các tranh ảnh, mẫu vật, mô hình hoặc giảng dạy trực tiếp tại cơ sở sản xuất hay đào tạo nghề nghiệp. Tuỳ thuộc vào tiềm năng chuyên môn và đặc điểm của đội ngũ cán bộ hướng dẫn, cơ sở vật chất, mối quan hệ giữa trường v ới các cơ sở bạn , khi thực hiện chương trình trên, chúng ta có thể sử dụng các hình thức phổ biến sau : - Làm việc với tập thể học sinh trên lớp học. - Làm việc với tập thể học sinh trong quá trình tham quan tại cơ sở sản xuất, tại phòng hướng nghiệp, tại các trung tâm khoa học, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và dạy nghề của địa phương. - T ập thể học sinh làm việc độc lập với sự chỉ đạo của các tổ chức đoàn thể. Như vậy, giáo dục hướng nghiệp theo chương trình của Bộ được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức tập thể, dưới dạng lớp - bài. Với quy định về nội dung, tính chất làm việc của chương trình, rõ ràng nó cần được bổ sung những nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp khác, với sự cộng đồng trách nhiệm của nhiều lực lượng xã hội cùng tham gia, dưới nhiều hình thức nội khoá và ngoại khoá, sinh hoạt có tính tập thể và cá nhân nhằm phát huy hết sở trường, hứng thú, năng lực của từng học sinh trong công tác hướng nghiệp. 4.2.3. Giáo dục hướng nghiệp lớp 12 ¾ Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 12 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 12 có những mục tiêu chính sau đây : - Về kiến thức : học sinh hiểu được một cách khái quát những định hướng chủ yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của địa phương em đang sinh sống, học tập nói riêng, giúp cho học sinh và cha mẹ các em nắm được nh ững thông tin về hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề cũng nhưng yêu cầu tuyển sinh do các cơ quan chức năng thông báo. Từ những hiểu biết nói trên, các em học sinh sẽ làm hồ sơ tuyển sinh với sự tư vấn của thầy, cô 95 giáo, của cán bộ tại các trung tâm hướng nghiệp hoặc tư vấn nghề nghiệp, của các chuyên gia các lĩnh vực y tế, lao động, kinh tế, giáo dục - Về kĩ năng : học sinh biết vận dụng nguyên tắc chọn nghề vào việc viết đơn xin đi học tiếp sau trung học phổ thông, xin vào làm việc ở một cơ quan hành chính hay sự nghiệp hoặc ở cơ sở sản xuất kinh doanh dịch v ụ. Giáo viên còn phải giúp học sinh biết cách thu thập các nguồn thông tin cần thiết cho việc chọn nghề của các em. - Về thái độ : học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc chọn nghề tương lai cho bản thân qua đơn xin đi học hoặc đi làm sau khi tốt nghiệp bậc trung học, tích cực chuẩn bị về mọi mặt, nhất là về mặt tâm lí đối với lao động nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn 12 n ăm ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. ¾ Phân bố chương trình và nội dung hoạt động hướng nghiệp lớp 12 Chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 12 có 27 tiết học trong 8 bài. Mỗi bài được thể hiện trong 3 tiết liền nhau (1 buổi), riêng bài thứ 8 (tham quan hoặc tổ chức hoạt động văn hoá theo chủ đề hướng nghiệp) thì được tiến hành trong 6 tiết học liền nhau (cả ngày). Do vậy chương trình được dạy trong 8 tháng học, mỗi tháng 1 bài. Tám bài học về giáo dục hướng nghiệp 12 gồm các nội dung chính sau đây : - Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. do tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Những con đường đi vào nghề nghiệp tương lai cũng những yêu cầu cụ thể đặt ra mà mỗi học sinh phải tự quyết định lựa chọn ngay trước khi t ốt nghiệp THPT. Phân bố cụ thể các nội dung nêu trên được phản ánh trên bảng 4 Bảng 4. Phân phối chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh lớp 12 trường THPT Bài Tên bài Số tiết giảng dạy 1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương 3 2 Những điều kiện để thành đạt trong nghề 3 3 Tìm hiểu hệ thống trường trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương 3 4 Tìm hiểu hệ thống dào tạo đại học và cao đẳng 3 5 Thanh niên lập thân lập nghiệp 3 6 Tư vấn chọn nghề trong quá trinh hướng nghiệp 3 7 Hướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh 3 8 Tổ chức tham quan hoặc hoạt động văn hoá theo chủ đề hướng nghiệp 6 96 Tất cả các bài nằm trong chương trình nêu trên đối với lớp 10 và lớp 11 có cấu trúc thống nhất bao gồm các phấn cơ bản : - Mục tiêu bài học. - Nội dung cơ bản của bài học. - Trọng tâm của bài học. - Công việc chuẩn bị của giáo viên. - Gợi ý tổ chức bài học. - Đánh giá bài học. - Tài liệu tham khảo. Ứng với mục đích của từng loại bài, cấu trúc chi tiế t có sự thay đổi. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc chi tiết của các loại bài này. ¾ Cấu trúc của loại bài giới thiệu một số lĩnh vực nghề cụ thể * Mục tiêu bài học : - Về nhận thức : Cung cấp cho học sinh kiến thức có liên quan tới đặc điểm và những yêu cầu chính của một số nghề. - Về kỹ năng : Hình thành cho học sinh kiến thức có liên quan tới đặc điểm và những yêu cầu chính của một số nghề mà mình có dự định lựa chọn. - Về thái độ : Giúp học sinh có được cách nhìn nhận đúng về sự tương hợp năng lực, hứng thú nghề của bản thân với nhu cầu của thị trường lao động xã hội. * Nội dung cơ bản của bài học: - Sơ lược lịch sử phát triển của lĩnh vực nghề. - Sự phát triển của lĩnh vực nghề trong giai đoạ n hiện nay. - Hướng phát triển của lĩnh vực nghề trong thời gian tới. - Đặc điểm yêu cầu của lĩnh vực nghề tương ứng. + Đối tượng lao động + Mục đích lao động + Nội dung lao động + Điều kiện lao động + Công cụ lao động - Chống chỉ định y học. - Giới thiệu một số cơ sở đào t ạo. + Các trường dạy nghề đào tạo công nhân + Các trường TCCN * Trọng tâm bài học: * Công việc chuẩn bị của giáo viên: [...]... có ý thức Nhóm quan trọng hơn cả trong hệ thống này là việc dạy môn học Kỹ thuật phổ thông (KTPT), nhưng mục đích của môn học KTPT không chỉ giới hạn trong việc giúp học sinh sử dụng các kiến thức khoa học cơ bản của quá trình lao động ở xưởng trường, vườn trường, và điều đó càng không thể đầy đủ trong lĩnh vực sản xuất thực tiễn Chính bởi thế, trong 1 14 giảng dạy KTPT, song song với việc sử dụng những... một cách chặt chẽ hơn ở những phần tiếp theo 4. 3.8 Hướng nghiệp trong giảng dạy các mô công nghệ (kỹ thuật phổ thông) và lao động Đặc điểm tao động của học sinh trong nhà trường phổ thông Học sinh trong trường phổ thông ngoài học tập là công việc chủ yếu và quan 112 trọng nhất, trong phần trình bày dưới đây, chúng tôi muốn đề cập tới những dạng lao động quan trọng khác góp phần to lớn vào sự nghiệp đào.. .- Thu thập thông tin về lĩnh vực nghề trong khu vực, trên đất nước và trên thế giới - Thu thập thông tin về các cơ sở đào tạo nghề, trong đó cần nêu rõ : + Tên trường, địa chỉ của trường, điện thoại liên hệ + Các nghề được đào tạo trong trường, các khoa thuộc trường + Số lượng tuyển sinh hàng năm (chủ yếu là các năm gần đây) các môn phải thi tuyển, thời gian đào tạo - Xây dựng hoạ đồ... toàn vẹn cho hệ thống giảng dạy KTPT Có thể rút ra một kết luận đúng đắn, có cơ sở rằng các môn công nghệ (KTPT) được coi là một phương tiện quan trọng nhất trong việc chuẩn bị kỹ năng, kỹ xảo nghề cho học sinh, là môi trường tạo ra sự thích ứng cần thiết trong việc tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp của học sinh Từ toàn bộ quá trình xem xét các dạng lao động chủ yếu trong nhà trường phổ thông, chúng ta... trình tổ chức hướng dẫn và giảng dạy lao động đạt được những hiệu quả trong công tác hướng nghiệp giúp chúng ta nhìn nhận đúng những vấn đề cơ bản : - Phương hướng lao động của nhà trường gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương - Xây dựng nội dung và cấu trúc chương trình lao động theo các phân môn - Xây dựng cơ sở vật chất cho giảng dạy và tổ chức lao động - Đào tạo đội ngũ hướng dẫn và giảng... động lao động của học sinh trong trường Như chúng ta thấy, việc tiến hành có hiệu quả công tác hướng nghiệp trong quá trình giảng dạy bộ môn KTPT nhằm đáp ứng những yêu cầu chung nhất như vừa trình bày ở trên phụ thuộc rất nhiều vào bản thân sự ý thức đối với công tác này trong chuẩn bị của người thầy giáo Sự chuẩn bị ấy phải đảm bảo những yêu cầu sau : - Biết cách đưa vào trong chương trình những phạm... học trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp : sản xuất đá vôi, muối ăn, xà phòng, sản xuất giấy, cao su nhân tạo, vải tổng hợp, thuốc nổ, khí đất Do đó cũng như vật lý hoá học cũng là một trong những môn học có ưu thế tiến hành hoạt động hướng nghiệp trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông Mặc dù các lĩnh vực sản xuất được nhắc tới trong giờ hoá học chỉ được coi như là những ví dụ minh hoạ cho phần. .. ngành nghề hàng năm 4. 3 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học Quá trình lĩnh hội kiến thức nằm trong các bộ môn khoa học cơ bản là một trong những con đường hình thành, phát triển khuynh hướng, sở trường của học sinh Vì thế, nội dung tài liệu học tập các môn học có thể và cần phải được sử dụng vào công tác hướng nghiệp Người giáo viên trong khi truyền... bơm nước Phần 1 : Các loại máy bơm nước - Máy bơm nước thông dụng dùng trong các công trình thuỷ lợi máy bơm công suất lớn dùng nạo vét lòng sông và hồ chứa nước, trong các hệ thống cống rãnh và các kênh đào, cung cấp nước cho các thành phố Phần 2 : Các nghề thợ có liên quan tới máy bơm nước Thợ lắp ráp máy bơm Thợ cơ khí máy nổ trạm bơm (thợ vận hành) Thợ sửa chữa máy bơm Thợ đường ống máy bơm Phần 3... sự đoàn kết nhất trí, không khí tập thể trong hoạt động của lớp học * Tổ chức diễn đàn: - Mọi học sinh trong lớp đều có quyền và trách nhiệm tham gia góp ý kiến của mình trước tập thể - Phải đảm bảo tự do tư tưởng, tránh gò ép, bó buộc - Diễn đàn phải đảm bảo không khí vui vẻ, phấn khởi, hình thức phải có sự góp ý của giáo viên hướng dẫn * Các bước tiên hành : - Chủ toạ diễn đàn nêu vấn đề, nói rõ ý . 4. 1.11. Nhiệm vụ hướng nghiệp của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề Điều 2 và 3 quy chế về tổ chức và hoạt động củ a trung tâm KTTH-HN-DN có ghi "Trung tâm KTTH-HN-DN. động của Trung tâm KTTH-HN DN, Trung tâm KTTH-HN-DN là cơ sở hướng nghiệp -dạy nghề cho học sinh của nhiều trường phổ thông cùng khu vực có nhiệm vụ chính là tổ chức hoạt động dạy học kỹ thuật. cuối cấp THCS và các trường THPT, năm học 200 3- 20 04, các trường THPT bắt đầu thực hiện chương trình thí điểm THPT về hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với các lớp 1 0-1 1-1 2. Những vấn đề cơ

Ngày đăng: 02/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan