KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 7 2014

130 1.8K 0
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 7 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

. Đèo Ngang thuộc địa phận nào?A. Đà Nẵng. B. Quảng Bình. C. Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình.D. Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.2. Bài Qua Đèo Ngang thuộc thể thơ nào?A. Song thất lục bát. B. Lục bát. C. Thất ngôn bát cú. D. Ngũ ngôn.3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào?A. Xế trưa. B. Xế chiều. C. Ban mai. D. Đêm khuya.4. Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào?A. Tươi tắn, sinh động. B. Phong phú, đầy sức sống. C. Um tùm, rậm rạp. D. Hoang vắng, thê lương.5. Nghệ thuật miêu tả nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư là:A. So sánh B. Nhân hóa C. Đảo ngữ D. Điệp ngữ.

Tuần 23 - Tiết 89. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A – Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Khái niệm, tác dụng và cách dùng câu rút gọn.câu đặc biệt - Ý nghĩa, công dụng của trạng ngữ, biết cách tách trạng ngữ thành câu riêng. 2. Kĩ năng: - Nhận biết, phân tích, sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Vận dụng trong tạo lập văn bản. - Nhận diện trạng ngữ, thông hiểu công dụng và vận dụng trong taọ văn bản 3. Thái độ: Làm bài nghiêm túc, tự giác B Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Soạn bài, ( ma trận , đề bài, đáp án, biểu điểm .) 2. Học sinh: Ôn tập, chuẩn bị cho kiểm tra. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Thứ Ngày: Lớp 7b, Sĩ số: 38, Vắng :… 2. Kiểm tra bài cũ: ( không) 3. Bài mới. MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dung Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Rút gọn câu Nhận diện được câu rút gọn. Nắm thể loại vh thường sử dụng câu rút gọn Số câu, số điểm tỉ lệ % - 1( C2) - 0,25 - 2,5% - 1( C6) - 0,25 - 2,5% - 2 - 0,5 đ - 5% Câu đặc biệt Nhớ được kn câu đặc biệt, nhận diện được câu đặc biệt Nhận diện được câu đặc biệt Xác định được t/d của câu đặc biệt Số câu, số điểm tỉ lệ % -2( C1,3) - 0,5 - 1( C1) - 1 - 1( C1) - 1 - 3 - 2,5 đ 40 - 5% - 10% - 10% - 25% Thêm trạng ngữ cho câu Khái niệm trạng ngữ. Nhận diện được TN và t/d của TN Nhận diện được TN trong câu Hiểu được t/d của trạng ngữ Hiểu được ý nghĩa của mỗi TN được sd trong câu Số câu, số điểm tỉ lệ % -3( C4,7,8) - 0,75 - 7,5% - 1( C2) - 1 - 10% - 1( C7) - 0,25 - 2,5% - 1( C1) - 1 - 10% - 5 - 3đ - 30% Luyện tập tổng hợp Biết viết đoạn văn đúng chủ đề có sd cđb, crg, tn Vận dụng sáng tạo, linh hoạt, có hiệu quả cao. Số câu, số điểm tỉ lệ % -1 ( C3) - 3 - 30% - 1( C3) - 1 - 10% - 1 - 4đ - 40% T.Sốcâu: TS điểm: Tỉ lệ % - 8 - 3,5 đ - 35% - 4 - 2,5 - 5% - 1 - 4 - 40% - 11 - 10đ - 100% Đề bài Phần I: Trắc nghiệm ( 2đ) : Chọn phương án đúng nhất? Câu 1: Câu đặc biệt là gì ? A. Là câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ C. Là câu chỉ có chủ ngữ D. Là câu chỉ có vị ngữ Câu 2: Câu nào trong số các câu cho sau đây là câu rút gọn ? A. Học ăn, học nói, học gói, học mở. B. B. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở. C. Anh trai tôi học ăn, học nói, học gói, học mở. D. Ai cũng phải học ăn, học nói, học gói, học mở. Câu 3: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ? A. Buổi lao động. B. Câu chuyện của tôi. C. Cánh đồng hoang D. Tiếng người gọi nhau í ới. Câu 4: Trạng ngữ là gì ? A. Là thành phần chính của câu. B. Là biện pháp tu từ trong câu. C. Là thành phần phụ của câu. D. Là thành phần biệt lập của câu. 41 Câu 5: Trạng ngữ trong câu : " Trước mặt cô giáo , con đã thiếu lễ độ với mẹ" bổ sung ý nghĩa gì cho câu? A. Nguyên nhân diễn ra các hành động được nói đến trong câu. B. Cách thức diễn ra các hành động được nói đến trong câu. C. Mục đích thực hiện các hành động được nói đến trong câu. D. Nơi chốn diễn ra các hành động được nói đến trong câu. Câu 6. Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau: Trong …………… … ta thường gặp nhiều câu rút gọn A. Văn xuôi B. Truyện cổ dân gian C. Truyện ngắn D. Văn vần (thơ, ca dao) Câu 7: Trong văn nghị luận trạng ngữ có vai trò nối kết các câu, các đoạn văn góp phần làm cho trình tự lập luận được logic, mạch lạc. Đúng hay Sai? A. Đúng B. Sai. Câu 8: Việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong ví dụ dưới đây có tác dụng gì? “Chị ấy đã ngã xuống. Năm 1973” A. Chuyển ý. C. Tạo tình huống B. Bộc lộ cảm xúc D. Nhấn mạnh thời gian Phần II: Tự luận: ( 8đ) Câu 1 ( 2đ) : Tìm các câu đặc biệt và chỉ rõ tác dụng của các câu đó trong các trường hợp sau: a, Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ vào. ( Thạch Lam) b, Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế? ( Phạm Duy Tốn) Câu 2 ( 2đ) Xác định và nêu rõ ý nghĩa của các trạng ngữ trong các câu sau: a, Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót du dương. b, Để gặp lại những người đồng đội, tôi về thăm lại chiến trường xưa. Câu 3: ( 4đ) Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 – 10 câu) với chủ đề: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. ( trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt, 1 câu rút gọn và 1 trạng ngữ. Gạch chân dưới câu đặc biệt, câu rút gọn và trạng ngữ đó) III. Đáp án - biểu điểm. * Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A D C D D A D * Tự luận: Câu 1: ( 2 điểm) Xác định đúng câu đặc biệt; mỗi câu được 0,5 điểm, chỉ rõ tác dụng: 0,5đ a, Chiều, chiều rồi. => Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu. b, Ôi! => Bộc lộ cảm xúc. Câu 2: (2,0 điểm) Xác định và gọi tên đúng 1 trạng ngữ trong các câu được 0,5 điểm. a, - Buổi sáng,=> Trạng ngữ chỉ thời gian. Câu 42 - trên cây gạo ở đầu làng, => Trạng ngữ chỉ nơi chốn. - bằng chất giọng thiên phú=> Trạng ngữ chỉ phương tiện b, - Để gặp lại những người đồng đội=> Trạng ngữ chỉ mục đích. Câu 3: (4 điểm) - Viết được một đoạn văn ngắn ( 7 -10 câu) - HS viết được một đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung ( theo đúng chủ đề, nêu được một số lợi ích của rừng)và hình thức. - Diễn đạt tốt, câu viết đúng, không sai chính tả. - Nội dung của đoạn văn phải phù hợp, có ý nghĩa giáo dục. - Sử dụng ít nhất một câu đặc biệt, một câu rút gọn, một trạng ngữ. - Xác định được chính xác câu đặc biệt, câu rauts gọn và trạng ngữ đã sử dụng. - Sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn, trạng ngữ một cách linh hoạt, phù hợp với sắc thái biểu cảm - Điểm 4: Đảm bảo được các yêu cầu trên. - Điểm 2; Đảm bảo được các yêu cầu cơ bản, có thể còn mắc một số lỗi, nội dung còn sơ sài. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi. ( Giáo viên có thể linh hoạt dựa vào bài của học sinh để chấm điểm cho phù hợp) 4. Củng cố: - Thu bài - Nhận xét 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại kiến thức Tiếng Việt. - Soạn: Cách làm bài văn lập luận CM Tiết 90 Tập làm văn CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH A – Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được khái niệm văn chứng minh - Đặc điểm của văn chứng minh. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn trong bài văn chứng minh 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng lập luận chứng minh trong sáng tạo văn bản và trong c/s B Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Soạn bài, 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. C. Phương pháp: Tìm tòi vấn đáp, thuyết trình, phân tích ví dụ, D. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: 1’ Thứ Ngày: Lớp 7b, Sĩ số 38: Vắng :… 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ ? Thế nào là phép lập luận chứng minh. ? Yêu cầu về dẫn chứng, lí lẽ sử dụng trong bài văn lập luận chứng minh? 3. Bài mới: 35’ 43 Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học HS đọc lại hai văn bản “ Tinh thần…”; “ Đừng sợ vấp ngã” ? Đây là những văn bản nghị luận chứng minh. ? Văn chứng minh là gì? ? Vậy căn cứ xác thực để chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong văn bản “ Tinh thần…” là gì? - Kết quả của các cuộc kháng chiến, biểu hiện của tinh thần yêu nước. * Trong văn bản: Đừng sợ vấp ngã: Lấy ví dụ trong thực tế: Ai cũng từng vấp ngã. Những người nổi tiếng thế giới cũng từng thất bại HS đọc kĩ đề bài trong SGK * Qua các văn bản nghị luận chứng minh đã được tìm hiểu. ? Em thấy, Văn nghị luận chứng minh có những đặc điểm gì? ? Khi chọn dẫn chứng phải đảm bảo yêu cầu gì? ? Chỉ có dẫn chứng mà không có lí lẽ có được không? ? Hãy lấy một ví dụ về một văn bản nghị luận chứng minh.Chỉ ra dẫn chứng và lí lẽ? ( GV lấy VD phân tích) I. Văn Chứng minh là gì? 7’ - Là bài văn nghị luận trong đó người viết tìm ra những dẫn chứng xác thực, đã được mọi người chấp nhận để làm sáng tỏ cho một ý kiến, một nhận định hoặc một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. II. Đặc điểm của văn chứng minh: 8’ - Tuân thủ đặc điểm chung của văn nghị luận. Có đầy đủ hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng mạch lạc. Hệ thống lập luận chặt chẽ, khoa học…. - Trong bài văn nghị luận chứng minh yếu tố dẫn chứng là quan trọng hơn cả. Phải đảm bảo: tiêu biểu, toàn diệu, chính xác và có sức thuyết phục. - Kết hợp với việc dùng lí lẽ phân tích, giải thích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề càn chứng minh. III/ Các bước làm bài văn lập luận chứng minh: 20’ * Ví dụ: Đề văn: Chứng minh câu tục ngữ "Có chí thì nên" ? Trong bước này chúng ta phải làm gì? ? Xác định thể loại của đề? ? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? ? Tính chất của đề ntn? ? Làm thế nào để chứng minh tính chất đúng đắn 1/ Tìm hiểu đề và tìm ý: a/ Xác định yêu cầu chung của đề - Thể loại: Nghị luận Cm - Yêu cầu của đề: Tính chất đúng đắn của câu tục ngữ. - Phạm vi tính chất: Khẳng định b/ Chứng minh: 44 của câu tục ngữ. => Nêu lí lẽ, dẫn chứng * Có thể hiểu “chí” là muốn bền bỉ theo đuổi một việc gì tốt đẹp và “nên” là kết quả, là thành công. Nếu hiểu như trên thì có thể thêm lí lẽ nào? - Một người có thể đạt tới thành công, tới kết quả, nếu không theo đuổi một mục đích, một lí tưởng tốt đẹp. ? Dẫn chứng như thế nào? - Những tấm gương tiêu biểu của các nhà khoa học, vận động viên, nhà doanh nghiệp - Những tấm gương học sinh nghèo vượt khó. ? Một bài văn nghị luận có mấy phần? Nội dung của mỗi phần? + Lí lẽ: + Dẫn chứng (Thực tế đời sống, sach vở ) 2 - Lập dàn bài: ( 3 phần) HS đọc dàn bài (SGK-T. 49), các đoạn mở bài (SGK) ? Khi viết mở bài có cần lập luận không? Ba cách mở bài khác nhau về cách lập luận như thế nào? - Cách 1: đi thẳng vào vấn đề - Cách 2: Suy từ cái chung đến cái riêng - Cách 3: Suy từ tâm lí con người. ? Các cách mở bài ấy có phù hợp với yêu cầu của bài không? ? Phần thân bài của một bài văn nghị luận chỉ có một đoạn. Đúng hay sai? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết với mở bài? và các phần sau của thân bài kết bài được với phần trước đó? => Dùng từ ngữ chuyển tiếp. ? : Nên viết đoạn văn chứng minh như thế nào? ( Phân tích lí lẽ như thế nào? Nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau hay là ngược lại?) => Lí lẽ-> phân tích ->dẫn chứng HS viết đoạn văn trong phần thân bài => trình bày GV nhận xét HS đọc đoạn kết bài GV: Em có nhận xét gì về phần kết bài? HS: - Kết bài hô ứng với mở bài HS đọc phần ghi nhớ SGK a/ Mở bài: Có nhiều cách / SGK b/ Thân bài: Gồm nhiều đoạn văn. - Các đoạn liên kết với nhau bằng các từ ngữ chuyển tiếp. - Dùng lí lẽ phân tích -> tìm dẫn chứng tiêu biểu -> Phân tíc dẫn chứng để kết luận. c/ Kết bài: VD: Oanđixnây, Lep-Tôn-xtôi, Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Kí 4 - Đọc và sửa bài: * Các bước làm bài văn chứng minh - Tìm hiểu đề, tìm ý - Lập dàn ý 45 - Viết bài - Đọc và sửa Chia nhóm ( 4 nhóm) Yêu cầu các nhóm viết từng đoạn: Mở bài → Kết bài Chú ý: Cần có những từ chuyển đoạn từ Mở bài → Thân bài * Bố cục: Mở bài Thân bài Kết bài * Kết luận: Ghi nhớ: (SGK) ? Bố cục bài văn chứng minh gồm mấy phần. Nội dung khái quát của mỗi phần là gì? Tiết 91 Tập làm văn CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH ( Tiếp ) A – Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nắm được các bước làm bài văn lập luận chứng minh. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn trong bài văn chứng minh 3. Thái độ: - Học và làm bài nghiêm túc, tự giác B Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Soạn bài, 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi luyện tập trong sách giáo khoa. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: 1’ Thứ Ngày: Lớp 7b Sĩ số 38: Vắng :… 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Nhắc lại khái niệm văn thuyết minh? - Nêu đặc điểm của văn chứng minh? - Các bước làm bài văn chứng minh? 3. Bài mới : 35’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Luyện tập ( Chia lớp thành hai nhóm: Nhóm 1: đề 1; Nhóm hai: đề 2) Gợi ý: * Nêu các bước: Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý - Xác định vấn đề cần chứng minh I/ Luyện tập : 35’ Đề 1: Chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim. Đề 2 : Chứng minh tính chân lí trong bài thơ: Không có việc gì khó Chỉ sự lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên ( Hồ Chí Minh) Hướng dẫn Đề 1/ I - Tìm hiểu đề, tìm ý: - Thể loại: Nghị luận chứng minh 46 - Luận điểm cơ bản - Tìm ý Đề1:- Vai trò, ý nghĩa của lòng kiên trì, bền bỉ - Lí lẽ: Nếu có lòng bền bỉ, chí quyết tâm thì việc khó cũng thành công. - Dẫn chứng: Đề2:- Vai trò, ý nghĩa của lòng kiên trì, ý chí vượt khó - lí lẽ: Nếu không bền lòng -> không làm được việc. Nếu quyết chí thì việc lớn lao phi thường cũng có thể làm được * So sánh đề 1- 2 với đề mẫu (phần I) - Giống: Khuyên nhủ con người ta phải bền lòng, không nản chí - Yêu cầu: Chứng minh câu tục ngữ là đúng đắn. - Tính chất khẳng định: Có lòng kiên trì nhất định sẽ thành công. - Phương pháp chứng minh: + Lí lẽ: Có lòng nhẫn nại, quyết tâm vượt khó sẽ dẫn đến sự thành công. + Dẫn chứng: Cuộc sống lao động học tập, gương vượt khó trong và ngoài nước. II - Dàn ý: 1) Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ - Nêu nghĩa chung nhất 2) Thân bài: - Giải thích: Có công mài sắt Có ngày nên kim + Nghĩa đen: Sắt - Kim loại cứng thô, mài mãi cũng + Nghĩa bóng: Có lòng kiên trì nhẫn nại sẽ thành công. - Dẫn chứng: Ví dụ tấm gương trong cuộc sống, lao động, học tập. 3) Kết bài: - Ý nghĩa của câu tục ngữ. - Rút ra bài học cho bản thân. Đề 2 a/ Mở bài: - Giới thiệu xuất xứ câu nói. - Khái quát nội dung, ý nghĩa của câu nói b/ Thân bài - Khẳng định tính chân lí của câu nói. - Lí lẽ: Nếu không bền lòng -> không làm được việc. Nếu quyết chí thì việc lớn lao phi thường cũng có thể làm được - Dẫn chứng: Trong chiến đấu, lao động, chống giặc ngoại xâm 3) Kết bài: - Nêu ý nghĩa của câu nói đối với thế hệ trẻ, đặc biệt trogn thời đại hiện nay. 47 - Khác: + Đề 1: CM theo chiều thuận. + Đề 2: CM theo chiều nghịch HS trình bày trên bảng -> GV nhận xét , chốt kiến thức. 4/ Củng cố: 2’ Cách làm bài văn lập luận chứng minh? 5/ Hướng dẫn: 2’ - Học bài, hoàn thành hai bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài luyện tập lập luận chứng minh. Tiết 92 Tập làm văn: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH A – Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Cách làm bài văn lậpluận chứngminh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xãa hội gần gũi quen thuộc. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn trong bài văn chứng minh - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, các đoạn trong bài văn chứng minh 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác. Có ý thức vận dụng phép lập luận chứng minh trong sáng tạo văn bản và trong c/s B Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Soạn bài, 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. C. . Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: 1’ Thứ Ngày: Lớp 7b Sĩ số 38: Vắng :… 2. Kiểm tra bài cũ: ( Lồng ghép trong bài) 3 - Bài mới: 40’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học I - Đề vă n: 2’ - Học sinh đọc đề bài ? Nhắc lại các bước làm bài văn chứng minh? Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn II - Cách làm bài: 38’ 1 - Tìm hiểu đề, tìm ý: ? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? - Yêu cầu: Chứng minh: Lòng biết ơn những người tạo ra thành quả để mình được hưởng. 1 đạo lí đẹp của dân tộc ta ? Yêu cầu lập luận chứng minh đòi hỏi phải làm như thế nào? + Đưa ra những chứng cứ để người nghe hiểu rõ điều nêu ở đề bài là đúng 48 Cho học sinh thảo luận câu hỏi theo đơn vị bàn. Diễn giải câu tục ngữ - Tìm ý + Ăn quả và Uống nước Là biểu hiện của lòng biết ơn, ân nghĩa thuỷ chung của người Việt Nam Được thừa hưởng giá trị vật chất, tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn hướng về nơi xuất phát để bày tỏ lòng kính trọng và có hành động trả ơn đó. ? Những biểu hiện uống nước nhớ nguồn - Dẫn chứng: Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên 10/03, Lễ hội Đống Đa (Quang Trung) Trần Hưng Đạo + Cúng lễ trong gia đình + Ngày: 27/07; 20/11; 08/03 ? Đạo lý đó cho em những suy nghĩa gì? - Suy nghĩ về lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người 2 - Lập dàn ý: ? Nêu nội dung phần mở bài a) Mở bài: - Lòng biết ơn là truyền thống dân tộc Việt Nam - Truyền thống đó thể hiện: 2 câu tục ngữ ? Nêu trình tự các luận cứ trong phần thân bài b) Thân bài: * Từ xưa, dân tộc ta luôn nhớ tới cội nguồn, biết ơn những người cho mình hưởng thành quả + Dẫn chứng: * Trong gia đình: Bàn thờ gia tiên, cũng giỗ, thanh minh * Ngoài xã hội: - Giỗ tổ 10/03 - Giỗ Tổ Trần Hưng Đạo - Đống Đa: Quang Trung * Ngày nay, truyền thống vẫn tiếp tục phát huy - Ngày giỗ, tết - Ngày 27/7 - Ngày 20/11 - Ngày 8/03 c) Kết bài: - Bài học sâu sắc về lòng biết ơn, đạo lí làm người Lần lượt viết các phần mở bài, thân bài, kết bài 3 - Viết đoạn văn: 4 - Nhận xét, sửa chữa: 4. Củng cố:2’ - Làm dàn ý cho bài văn chứng minh phải tuân thủ theo những bước nào? ( Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa chữa). - Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh không cần giải thích vấn đề chứng minh. Đúng hay sai? ( Sai) ? Bố cục chung một bài văn nghị luận? ( 3 phần ) 5. Hướng dẫn về nhà:2’ 49 [...]... đàm thoại, phân tích ví dụ, thuyết trình, máy chiếu D Tiến trình lên lớp: 1 Tổ chức: Thứ Ngày: Lớp 7A Sĩ số 23: Vắng :… 2 - Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các bước làm một bài văn lập luận chứng minh? 72 * Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS 3 - Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học * GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS Học sinh trình bày phần viết đoạn đã được phân công chuẩn bị ở nhà... nàn Chứng minh yêu nước nước của dân yêu nước Đó là truyền thống của nhân tộc Việt Nam quý báu của ta dân ta 2 Sự giàu đẹp ĐặngThaiMai Sự giàu đẹp Tiếng Việt có những đặc sắc Chứng minh của Tiếng của Tiếng Việt của 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng (kết hợp giải Việt hay thích) 3 Đức tính PhạmVăn giản dị của Đồng Bác Hồ Đức tính giản Bác giản dị ở mọi phương Chứng minh dị của Bác Hồ diện: bữa cơm, cái nhà,... ngày nay Lòng yêu nước trong quá khứ Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta A Đúng B Sai 5) Trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên phương diện nào? A Ngữ âm C Các phương tiện liên kết câu trong Tiếng Việt B Từ vựng D.Ngữ pháp Phần II: Tự luận ( 6 điểm ) Câu 1: ( 2 điểm) Phân tích ngắn gọn nội dung câu tục ngữ " Đói cho sạch,... các bài văn đã học C Tiến trình lên lớp 1 Tổ chức: Ngày: Lớp 7A Sĩ số 23: Vắng :… 2 Kiểm tra bài cũ ( Không) 3 Bài mới I Ma trận: MA TRẬN Nhận biết Các cấp độ nhận thức Thông hiểu Nội dung kiến thức Tục ngữ TN TL C1 : 0,25 TN TL Vận dụng Cấp thấp Cấp cao 0,25 0,25 1,0 3,0 0,25 0,25 C2 : 0,25 C3 : 1,0 C1 : 2,0 Tinh thần dân ta Sự giàu Tiếng Việt Đức tính Bác Hồ Điểm 1,0 C2: 2,0 2.0 C4: 0,25 C5: 0,25... 2 - Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các bước làm một bài văn lập luận chứng minh? * Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS 3 - Bài mới: I – Thống kê các văn bản nghị luận đã học: ( HS làm việc cá nhân) Đề tài Nghị Phương pháp TT Tên bài Tác giả Luận điểm luận lập luận 1 Tinh thần Hồ Chí Minh Tinh thần yêu Dân ta có một lòng nồng nàn Chứng minh yêu nước nước của dân yêu nước Đó là truyền thống của nhân tộc Việt. .. Luận cứ lí lẽ C Cả hai 4 Củng cố: Học sinh đọc "đọc thêm" - 63 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn tập lại toàn bộ phần ca dao, tục ngữ, các văn bản nghị luận đã học 67 - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết văn bản Tiết 100 Kiểm tra văn 1 tiết A Mục tiêu cần đạt 1 Kiến thức: - Củng cố hoá kiến thức trong các văn bản đã học trong học kì II: Các bài tục ngữ và 3 bài văn nghị luận 2 Kĩ năng: - Rèn... viên: Soạn bài, 2 Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa C Tiến trình lên lớp: 1 Tổ chức:1’ Ngày: Lớp 7B Sĩ số 38: Vắng :… 2 Kiểm tra: 5’ ? Để chứng minh Bác Hồ là người giản dị, tác giả đã lấy dẫn chứng trên những phương diện nào? Nhận xét về cách lập luận của tác giả? 57 ? Em học tập được điều gì sau khi học xong văn bản ‘Đức tinh giản dị của Bác Hồ”? 3 Bài mới: 35’ Hoạt động của thầy... văn chương , vận dụng văn chương đã học vào trong cuộc sống B-Chuẩn bị: -Gv:Tranh ảnh của tác giả Hoài Thanh Những điều cần lưu ý: Đây là văn bản nghị luận văn chương cụ thể là bình luận các v.đề về văn chương nói chung -Hs: Soạn bài C-Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp: 1’ Thứ……ngày dạy……… lớp 7B, sĩ số: 38, vắng:…………………… 2 .Kiểm tra: 5’ 59 Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, luận đề được triển... văn chương , vận dụng văn chương đã học vào trong cuộc sống B-Chuẩn bị: -Gv:Tranh ảnh của tác giả Hoài Thanh Những điều cần lưu ý: Đây là văn bản nghị luận văn chương cụ thể là bình luận các v.đề về văn chương nói chung -Hs:Bài soạn C-Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp: 1’ Thứ……ngày dạy…… lớp 7B, sĩ số: 38, vắng:…………… 2 .Kiểm tra: 5’ - Hoài Thanh quan niệm như thế nào về nguồn gốc cốt yếu của văn chương?... độ: 74 - Học tập nghiêm túc, học tập cáh viết đoạn văn chứng minh một cách mẫu mực của các văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sự giàu đẹp của tiếng Việt, đứac tính giản dị của Bác Hồ B Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Soạn bài, máy chiếu 2 Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu SGK C Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, phân tích ví dụ, thuyết trình, máy chiếu D Tiến trình lên lớp: 1 Tổ chức: Thứ Ngày Lớp 7A . quả cao. Số câu, số điểm tỉ lệ % -1 ( C3) - 3 - 30% - 1( C3) - 1 - 10% - 1 - 4đ - 40% T.Sốcâu: TS điểm: Tỉ lệ % - 8 - 3,5 đ - 35% - 4 - 2,5 - 5% - 1 - 4 - 40% - 11 - 10đ - 100% Đề bài Phần I: Trắc. câu Số câu, số điểm tỉ lệ % -3 ( C4 ,7, 8) - 0 ,75 - 7, 5% - 1( C2) - 1 - 10% - 1( C7) - 0,25 - 2,5% - 1( C1) - 1 - 10% - 5 - 3đ - 30% Luyện tập tổng hợp Biết viết đoạn văn đúng chủ đề có sd cđb,. định được t/d của câu đặc biệt Số câu, số điểm tỉ lệ % -2 ( C1,3) - 0,5 - 1( C1) - 1 - 1( C1) - 1 - 3 - 2,5 đ 40 - 5% - 10% - 10% - 25% Thêm trạng ngữ cho câu Khái niệm trạng ngữ. Nhận diện

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:04

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan