Chế tạo vật liệu tổ hợp chitosan fe3o4 Al(OH)3 cấu trúc nano và ứng dụng hấp phụ kim loại nặng (pb, cd, co, cu, ni) trong bảo vệ môi trường

84 891 1
Chế tạo vật liệu tổ hợp chitosan fe3o4  Al(OH)3 cấu trúc nano và ứng dụng hấp phụ kim loại nặng (pb, cd, co, cu, ni) trong bảo vệ môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong luận văn này, tác giả kết hợp 3 chất có khả năng hấp phụ là Fe3O4 kích thước nano, Al(OH)3 (với khả năng tạo mao quản làm tăng diện tích bề mặt vật liệu) và chitosan (có khả năng tạo phức với ion kim loại nặng) trong cùng một loại vật liệu với mục đích làm tăng khả năng hấp phụ của vật liệu, đồng thời khai thác được đặc trưng từ tính của vật liệu nhằm tách vật liệu sau hấp phụ khỏi dung dịch và tái tạo vật liệu bằng phương pháp đốt nhiệt từ giải hấp phụ.

1 MỞ ĐẦU Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước đang là thách thức của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, kim loại nặng trong nước được đánh giá là một trong các nhóm tác nhân độc hại nhất đối với môi trường và con người. Kim loại nặng thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng, nên chúng rất độc hại với sinh vật. Nhiễm độc kim loại ở người có liên quan đến các hiện tượng sinh quái thai, ung thư, loét da, chậm phát triển về trí tuệ, hư hại gan thận và nhiều loại bệnh khác. Thêm vào đó, các phế thải chứa kim loại độc phát sinh từ những nguồn rất phổ biến như: khai mỏ, thuộc da, mạ điện, sản suất sơn, ác quy và đạn dược… Ngoài ra, hoạt động nông nghiệp cũng chính là một nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng. Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật đã làm gia tăng lượng tồn dư các kim loại trong đất. Do đó, một nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà khoa học hiện nay là tìm ra các phương pháp có hiệu quả để loại bỏ kim loại từ đất và các nguồn nước. Ở Việt Nam đã có một số biện pháp được đưa ra xử lí nhưng hiệu quả chưa cao, chi phí xử lí lớn, chưa triệt để… Vì vậy việc nghiên cứu chế tạo vật liệu tối ưu, giá thành rẻ, dễ sử dụng, có khả năng tái sử dụng là rất cần thiết. Một số vật liệu mới như nano sắt từ, Fe 3 O 4 nano kết hợp Al(OH) 3 , chế phẩm PVA, PVA/Chitosan… đã được nghiên cứu nhằm ứng dụng trong xử lí môi trường, đặc biệt là để tách kim loại nặng dạng ion ra khỏi nguồn nước, tuy nhiên hiệu quả chưa đạt như mong muốn. Sự kết hợp cùng lúc nhiều vật liệu vừa có khả năng hấp phụ, vừa có những đặc trưng hữu ích khác với nhạu là một hướng mới trong nghiên cứu cả trong nước và trên thế giới. Trong luận văn này, tác giả kết hợp 3 chất có khả năng hấp phụ là Fe 3 O 4 kích thước nano, Al(OH) 3 (với khả năng tạo mao quản làm tăng diện tích bề mặt vật liệu) và chitosan (có khả năng tạo phức với ion kim loại nặng) trong cùng một loại vật liệu với mục đích làm tăng khả năng hấp phụ của vật liệu, đồng thời khai thác được đặc trưng từ tính của vật liệu nhằm tách vật liệu sau hấp phụ khỏi dung dịch và tái tạo vật liệu bằng phương pháp đốt nhiệt từ giải hấp phụ. 2 Bên cạnh đó, việc ứng dụng hạt nano Fe 3 O 4 và khai thác đặc trưng của chitosan hay dẫn xuất của nó đặc biệt được chú ý trong lĩnh vực y sinh học. Sở dĩ như vậy là do các hạt nano oxit sắt từ Fe 3 O 4 có khả năng tương tác với từ trường ngoài. Ngoài ra, các hạt nano từ tính Fe 3 O 4 được xác nhận là không gây độc với cơ thể và có thể được điều chế một cách dễ dàng với lượng lớn bằng phương pháp đồng kết tủa. Chúng có thể được đưa vào cơ thể để phục vụ cho những mục đích như dẫn thuốc đến tế bào ung thư, điều trị ung thư bằng nhiệt trị, tăng chất lượng ảnh cộng hưởng từ, … ; hoặc được sử dụng ở bên ngoài cơ thể như: cố định enzym, phân tích miễn dịch, phân tách các phần tử sinh học, làm các biosensor trong việc phát hiện bệnh,… Ung thư là một căn bệnh nan y. Tỉ lệ tử vong do ung thư chỉ đứng sau bệnh tim mạch. Chi phí để điều trị bệnh ung thư là một gánh nặng của xã hội nhưng chưa thật sự mang lại hiệu quả mong muốn. Chính vì vậy, điều trị bệnh ung thư là vấn đề thời sự của khoa học y học. Tuy nhiên việc chế tạo ra các loại dược phẩm có khả năng chữa trị tốt mà không gây nguy hại cho cơ thể người bệnh đến nay vẫn là vấn đề nan giải. Các thuốc chữa trị bệnh ung thư hiện nay đều có nhược điểm chung là không tan trong nước, tính định hướng chọn lọc không cao đưa đến hiệu quả chữa trị thấp, độc tính lên các cơ quan tim, gan, thận và thần kinh cao. Để hạn chế các nhược điểm này, các loại vật liệu mang thuốc có kích cỡ nano, có khả năng định hướng chọn lọc, chuyển tải và mang thuốc đến đúng tế bào ung thư được nghiên cứu rộng rãi. Trong một số nghiên cứu gần đây, để tăng thêm tính hướng đích của các vật liệu mang thuốc, người ta lợi dụng tính chất của các hạt nano từ Fe 3 O 4 , đưa hạt nano từ mang thuốc vào cơ thể rồi dùng từ trường ngoài định hướng thuốc đến tế bào ung thư. Việc dẫn truyền thuốc bằng hạt từ tính giúp thu hẹp phạm vi phân bố của các thuốc trong cơ thể, làm giảm tác dụng phụ của thuốc và giảm lượng thuốc điều trị. Khi đi đến đúng tế bào ung thư, các tác nhân chống ung thư sẽ được nhả ra theo cơ chế nhả chậm, các chất mang thuốc sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể theo con đường 3 bài tiết. Đồng thời khi hạt từ được đưa vào cơ thể, nó còn có khả năng diệt tế bào nhờ quá trình đốt nhiệt bằng từ trường bên ngoài. Có nhiều ưu điểm như vậy nhưng Fe 3 O 4 tự do không thể đưa trực tiếp vào cơ thể do các hạt Fe 3 O 4 không tương thích sinh học, đồng thời kích thước nano làm cho các hạt oxit sắt từ có xu hướng kết tụ lại với nhau. Nó cần được bao bọc bởi một lớp vỏ có tính tương hợp sinh học cũng như dễ dàng phân hủy sinh học. Chitosan và dẫn xuất của nó vừa có tính chất thỏa mãn những yêu cầu đó, vừa đáp ứng được yêu cầu chi phí thấp do chitosan là polime thiên nhiên rẻ tiền và rất sẵn có. Kết hợp Fe 3 O 4 với chitosan và chitosan biến tính cho phép tạo ra được loại vật liệu có nhiều ứng dụng hiệu quả trong y sinh học. Trên cơ sở những điều vừa trình bày, tác giả luận văn chọn đề tài: “Nghiên cứu, chế tạo hạt nano Fe 3 O 4 trên nền chitosan và ứng dụng trong xử lí môi trường và y sinh học”. Với các nội dung nghiên cứu chính: - Chế tạo và nghiên cứu các đặc trưng của vật liệu lai tạo CS/Fe 3 O 4 /Al(OH) 3 . - Nghiên cứu khả năng hấp phụ các ion kim loại Cu 2+ , Cd 2+ , Pb 2+ và Co 2+ của vật liệu CS/Fe 3 O 4 /Al(OH) 3 . - Nghiên cứu khả năng giải hấp phụ ion Pb 2+ của vật liệu sau hấp phụ bằng phương pháp đốt nhiệt từ. - Chế tạo và nghiên cứu đặc trưng của chất lỏng từ Fe 3 O 4 /OCMCS và chất lỏng từ mang thuốc Fe 3 O 4 /OCMCS/curcumin. - Nghiên cứu khả năng đốt nhiệt và nhả chậm in vitro của chất lỏng từ nói trên. Mục đích nghiên cứu - Chế tạo và nghiên cứu tính chất hạt nano từ tính từ vật liệu lai tạo vô cơ – hữu cơ CS/Fe 3 O 4 /Al(OH) 3 . Ứng dụng hat nano từ tính đã chế tạo để loại bỏ ion kim loại nặng trong nước. - Chế tạo và nghiên cứu tính chất của chất lỏng từ Fe 3 O 4 /OCMCS, Fe 3 O 4 /OCMCS/curcumin và nghiên cứu khả năng nhả chậm curcumin in vitro của chất lỏng từ. 4 Các luận điểm cơ bản của luận văn - Tổng quan về cấu trúc, tính chất, ứng dụng của chitosan và chitosan biến tính. Tổng quan về cấu trúc, tính chất từ, phương pháp tổng hợp hạt nano từ Fe 3 O 4 . Tổng quan nhôm hidroxit. Tổng quan về lí thuyết hấp phụ. - Thực nghiệm chế tạo vật liệu hấp phụ CS/Fe 3 O 4 /Al(OH) 3 và chất lỏng từ Fe 3 O 4 /OCMCS/curcumin. - Thực nghiệm về việc đặc trưng hóa tính chất, cấu trúc của các mẫu tổng hợp được. - Thực nghiệm hấp phụ các ion kim loại Cu 2+ , Cd 2+ , Pb 2+ và Co 2+ và giải hấp phụ ion Pb 2+ bằng phương pháp đốt nhiệt. - Thực nghiệm đốt nhiệt và nghiên cứu quá trình nhả chậm của chất lỏng từ. Đóng góp mới của tác giả - Chế tạo được vật liệu hấp phụ mới CS/Fe 3 O 4 /Al(OH) 3 có khả năng hấp phụ tốt hơn nhiều loại vật liệu đã công bố. - Dùng phương pháp đốt nhiệt giải hấp phụ được ion Pb 2+ ra khỏi vật liệu sau hấp phụ. - Chế tạo và đặc trưng được tính chất của chất lỏng từ Fe 3 O 4 /OCMCS, Fe 3 O 4 /OCMCS/curcumin. Xây dựng đường đốt nhiệt của dãy các dung dịch Fe 3 O 4 /OCMCS nồng độ khác nhau. Xây dựng đường nhả chậm curcumin bằng phương pháp UV-Vis. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lí thuyết: Thu thập, tổng hợp, tổng quan tài liệu, tìm hiểu cơ sở lí thuyết của đề tài, cơ sở lí thuyết của các phép đo đặc trưng tính chất, cấu trúc của mẫu . - Phương pháp thực nghiệm: tiến hành thực nghiệm chế tạo mẫu, đồng thời sử dụng một số phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong quá trình khảo sát cấu trúc , tính chất của mẫu như: o Phương pháp nhiễu xạ tia X, phổ hồng ngoại FTIR, phổ EDX o Phương pháp hiển vi điện tử quét SEM, hiển vi điện từ truyền qua TEM. 5 o Phương pháp từ kế mẫu rung VSM, hệ đo các tính chất vật lí PPMS 6000 o Phương pháp phổ UV-Vis o Các phương pháp khác 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Tổng quan về chitin (CT), chitosan (CS) và chitosan biến tính 1.1.1. Nguồn gốc [11, 12] Chitin có chủ yếu trong vỏ cứng của các loài giáp xác như tôm, cua, mực, tảo biển, vỏ của bọ cánh cứng… Vì vậy sản lượng của CT là rất lớn, trong số các polime thiên nhiên, sản lượng của CT đứng thứ 2 chỉ sau xenlulo. Chitin có cấu trúc là một polisacarit, hình thái tự nhiên là các tinh thể ở trạng thái rắn, tùy thuộc vào mỗi loại nguyên liệu khác nhau, ta lại thu được các dẫn xuất khác nhau. Bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, người ta đã chứng minh được Chitin tồn tại ở ba dạng cấu trúc khác nhau là α, β, và 𝛾, cả ba dạng này đều có cấu trúc tinh thể chặt chẽ và đều đặn, chỉ khác nhau ở sự sắp xếp các mạch phân tử trong tinh thể. Từ vỏ tôm, cua thường thu được α-Chitin, là loại Chitin có cấu trúc mạch ngược chiều nhau đều đặn nên ngoài liên kết hidro trong một lớp và hệ chuỗi còn có lực liên kết giữa các lớp, do các chuỗi thuộc lớp gần nhau nên rất bền vững. Loại Chitin này là loại phổ biến nhất trong tự nhiên. Trong vỏ tôm, cua chitin chiếm tỉ lệ khá cao 14%-35%. β-Chitin thường được tách ra từ mai mực ống, loại này trong tự nhiên ít hơn nhiều so với α-Chitin, còn 𝛾-Chitin được tách ra từ sợi kén của bọ cánh cứng, mai mực nang, loại này có rất ít trong tự nhiên. Hiện nay phần lớn chitin được sản xuất từ vỏ tôm, điều này là do sự sẵn có của loại nguyên liệu này. Từ vỏ tôm người ta tiến hành tách protein, tách khoáng, loại bỏ chất màu (gọi chung là quá trình loại bỏ tạp chất) và thu được Chitin. Điều kiện tự nhiên của nước ta rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Hàng năm sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản của nước ta là rất lớn, tính riêng với tôm, con số này đã là hàng trăm nghìn tấn. Cùng với sản lượng tôm lớn như vậy là một lượng chất thải không nhỏ của ngành công nghiệp chế biến tôm, cũng phải tính thêm lượng cua, mực được khai thác, so với tôm thì lượng này 7 không lớn nhưng những phế thải của chúng không thể không tính đến, đây là một thách thức không nhỏ về môi trường vì vỏ tôm, cua, mai mực chứa chitin nên rất khó phân hủy sinh học. Nhưng ngược lại, đây lại là nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ tiền để sản xuất Chitin/Chitosan. Do đó, việc nghiên cứu, áp dụng các sản phẩm dùng Chitin/Chitosan có ý nghĩa rất lớn cả về mặt kinh tế và môi trường, đó chính là hướng phát triển bền vững. 1.1.2. Cấu trúc và tính chất của Chitin và Chitosan [5, 7, 10, 17] Bằng các phương pháp phân tích phổ (phổ cộng hưởng từ hạt nhân -NMR, và phổ hồng ngoại -IR) người ta đã xác định được cấu trúc của Chitin/Chitosan rất giống với xenlulo, trong xenlulo, nhóm –OH ở vị trí C 2 của mỗi đơn vị D-glucozơ. Khi thay nhóm –OH của xenlulo bằng nhóm –NHCOCH 3 ta được Chitin, còn nếu thay bằng nhóm –NH 2 ta được Chitosan. Chitosan là dẫn xuất của Chitin, thu được nhờ quá trình tách nhóm axetyl (–COCH 3 ) ra khỏi Chitin, trên thực tế quá trình tách này thường không được hoàn toàn nên người ta quy ước theo tỉ lệ tách nhóm axetyl (độ deaxetyl) như sau: - Tỉ lệ tách nhóm axetyl < 50%,được gọi là Chitin - Tỉ lệ tách nhóm axetyl >50%, được gọi là Chitosan. a) Cấu trúc và tính chất của Chitin Tên hóa học của Chitin là Poli-β-(1-4)-N-axetyl-D-glucosamin, hay còn được gọi là Poli-β-(1-4)-2-axetamit-2-deoxy-D-glucozơ, có công thức cấu tạo lý thuyết như sau: Công thức phân tử dạng đơn giản là (C 8 H 13 O 5 N) n 8 Chitin có màu trắng, không tan trong nước, kiềm, axit loãng, hay các dung môi hữu cơ thông thường. Nó chỉ tan trong một số dung môi đặc biệt như: N,N-dimetyl axetamido (DMAc) có chứa 5-10% LiCl hay một số dung môi đã được flo hóa như hexafloaxeton và một số hệ dung môi khác dùng để hòa tan như axit focmit-axit dicloaxetic, axit tricloaxetic và đicloetan. Chitin có kết cấu bề mặt khá chặt chẽ, vì thế Chitin bền, khó tham gia vào các phản ứng hóa học. Trong phân tử chitin/chitosan có chứa các nhóm chức (–OH), (-NHCOCH 3 ) trong các mắt xích N-axetyl-D-glucozamin có nghĩa chúng vừa là ancol vừa là amit. Phản ứng hoá học có thể xảy ra ở vị trí nhóm chức tạo ra dẫn xuất thế (O-), dẫn xuất thế (N-), hoặc dẫn xuất thế (O-), (N-). Mặt khác chitin/chitosan là những polime mà các monome được nối với nhau bởi các liên kết -(1-4)-glicozit; các liên kết này có thể bị cắt đứt bởi các chất hoá học như: axit, bazơ, tác nhân oxi hóa và các enzim thuỷ phân. Chitin ít ứng dụng thực tế, chủ yếu được dùng để điều chế Chitosan. b) Cấu trúc và tính chất của Chitosan Tên hóa học của Chitosan là Poli-β-(1-4)-N-axetyl-D-glucosamin, hay còn được gọi là Poli-β-(1-4)-2-amino-2-deoxy-D-glucozơ. Chitosan là dẫn xuất deaxetyl của Chitin, công thức cấu tạo lý thuyết như sau: Công thức phân tử đơn giản là (C 6 H 11 O 4 N) n . Chitosan là một chất rắn, xốp, nhẹ, hình vảy, có thể xay nhỏ theo các kích cỡ khác nhau, có màu trắng hay vàng nhạt, không mùi, không vị, không tan trong nước, kiềm nhưng tan trong axit (pH ≤ 6), tạo dung dịch keo trong có khả năng tạo màng tốt. Do có khả năng tan tốt hơn Chitin nên các ứng dụng của Chitosan cũng đa dạng hơn rất nhiều. Nhiều tính chất của Chitosan phụ thuộc vào các thông số của nó 9 như khối lượng phân tử trung bình và độ deaxetyl, nên ta thường phải xác định các thông số này. 1.1.3. Khả năng hấp phụ tạo phức với các ion kim loại chuyển tiếp của Chitosan [6, 10, 15] Trong phân tử chitosan có chứa các nhóm chức mà trong đó các nguyên tử O và N của nhóm chức còn cặp electron chưa sử dụng, do đó chúng có khả năng tạo phức, phối trí với hầu hết các kim loại nặng và các kim loại chuyển tiếp như: Hg 2+ , Cd 2+ , Zn 2+ , Cu 2+ , Ni 2+ , Co 2+ Tùy nhóm chức trên mạch polime mà thành phần và cấu trúc của phức khác nhau. Ví dụ, phức Ni(II) với chitin có cấu trúc bát diện với số phối trí bằng 6, còn phức Ni(II) với chitosan có cấu trúc tứ diện với số phối trí bằng 4. Hình 1. 1: Sơ đồ mô tả sự tạo phức giữa Ni(II) với CT, CS trong đó là mạng polime. 1.1.4. Một số ứng dụng của chitosan Chitosan và các dẫn xuất của nó có nhiều đặc tính quý báu như: có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, có khả năng tự phân huỷ sinh học cao, không gây dị ứng, không gây độc hại cho người và gia súc. Do vậy chitosan và một số dẫn xuất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: dược học, y học, nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ sinh học… Đặc biệt, chitosan và các dẫn xuất với đặc điểm có cấu trúc với các nhóm amin trong mạng lưới phân tử có khả năng hấp phụ tạo phức với kim loại chuyển tiếp như: Cu(II), Ni(II), Co(II)… trong nước, do đó nó được quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực xử lí nước thải và bảo vệ môi trường. Những đặc điểm về 10 tính chất hóa học, khả năng hấp phụ kim loại đã và đang là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm, từng bước được nghiên cứu và áp dụng vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trên Trái Đất… * Ứng dụng trong xử lý nước: Nước thải trong hoạt động khai thác mỏ, mạ kim loại, nhà máy điện, chế tạo thiết bị điện và đặc biệt là hoạt động của các tổ hợp nhiên liệu hạt nhân, các cơ sở quốc phòng, v.v có chứa các kim loại có độc tính cao như crôm, cađimi, chì, thuỷ ngân, niken, đồng… cần được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Kết tủa hoá học, oxy hoá khử, lọc cơ học, trao đổi ion, tách màng, hấp phụ trên vật liệu than… là những phương pháp được sử dụng rộng rãi để tách kim loại nặng ra khỏi dòng thải. Trong những năm gần đây, hấp phụ sinh học, phương pháp sử dụng các vật liệu sinh học để tách kim loại hay các hợp chất và các hạt ra khỏi dung dịch, được đánh giá là một trong những phương pháp hiệu quả về cả kinh tế và kĩ thuật để loại bỏ các kim loại gây nhiễm bẩn nguồn nước mặt và nhiều loại nước thải công nghiệp. Có nhiều loại chất hấp phụ có khả năng tách kim loại khỏi các dòng thải với chi phí thấp nhưng trong đó CS có dung lượng hấp phụ cao nhất. CS có khả năng hấp phụ tốt các kim loại nặng do có nhóm amino tự do trong cấu trúc CS được tạo thành khi deactyl hoá CT. Các phức chelat của nó làm cho khả năng hấp phụ kim loại tăng gấp 5 đến 6 lần so với CT. Khi ghép một số nhóm chức vào khung cấu trúc của CS sẽ làm tăng khả năng hấp phụ kim loại của CS lên nhiều lần. Một nhóm tác giả thuộc phòng nghiên cứu kỹ thuật công trình của quân đội Mỹ kết hợp cùng Trung tâm nghiên cứu & quản lý chất thải của Uỷ ban quản lý tài nguyên thiên và Trường đại học Tổng hợp Illinois đã kết hợp một loại vật liệu hấp phụ sinh học với màng CS trên nhôm oxit. Vật liệu màng CS đã biến tính trên giá thể compoxit sứ - nhôm oxit hấp phụ đạt 153,8mg Cr 6+ /g (với nồng độ ban đầu của Cr 6+ đều ở 1000mg/l). Ảnh hưởng của cấu trúc lỗ, độ phân bố kích thước lỗ xốp và giá trị pH tới dung lượng hấp phụ rất rõ rệt. Ở giá trị pH thấp, dung lượng hấp phụ [...]... với ion kim loại Cùng bản chất với Al2O3, tác giả cho rằng Al(OH)3 có khả năng hấp phụ tốt các ion kim loại, do đó trong luận văn này, tác giả đã kết hợp Al(OH) 3 với Fe3O4 và chitosan để chế tạo ra loại vật liệu lai tạo mới có khả năng hấp phụ tốt hơn 1.5 Khái quát quá trình tách các ion kim loại nặng ra khỏi dung dịch nước bằng phương pháp hấp phụ 1.5.1 Một số khái niệm và lý thuyết về hấp phụ 1.5.1.1... hấp phụ Đa số các chất rắn có cấu tạo xốp đều có khả năng thu hút các phân tử khí và hơi, các chất tan trong dung dịch lên bề mặt của mình Các quá trình đó được gọi là quá trình hấp phụ Vậy hấp phụ là sự chất chứa chất khí hay chất tan trên bề mặt phân cách pha, trên bề mặt vật rắn hay lỏng Có 2 loại hấp phụ là: hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học Trong hấp phụ vật lý, lực Vandevan và quá trình hấp phụ. .. O-cacboxylmetyl chitosan (OCMCS) trong y sinh Để ứng dụng được trong y sinh, đặc biệt việc đưa vật liệu nền chitosan vào trong cơ thể đòi hỏi vật liệu phải hòa tan và phân tán tốt trong môi trường cơ thể (pH≈7,4) Do chitosan chỉ hòa tan được trong môi trường pH . năng hấp phụ của vật liệu, đồng thời khai thác được đặc trưng từ tính của vật liệu nhằm tách vật liệu sau hấp phụ khỏi dung dịch và tái tạo vật liệu bằng phương pháp đốt nhiệt từ giải hấp phụ. . - Chế tạo được vật liệu hấp phụ mới CS/Fe 3 O 4 /Al(OH) 3 có khả năng hấp phụ tốt hơn nhiều loại vật liệu đã công bố. - Dùng phương pháp đốt nhiệt giải hấp phụ được ion Pb 2+ ra khỏi vật liệu. - Tổng quan về cấu trúc, tính chất, ứng dụng của chitosan và chitosan biến tính. Tổng quan về cấu trúc, tính chất từ, phương pháp tổng hợp hạt nano từ Fe 3 O 4 . Tổng quan nhôm hidroxit. Tổng

Ngày đăng: 02/07/2014, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan