KL nhóm IIA

5 573 3
KL nhóm IIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu hỏi tham khảo vô cơ 12 KIM LOẠI NHÓM IIA VI. 61 Để điều chế kim loại nhóm IIA , người ta sử dụng phương pháp nào sau đây : A.Nhiệt luyện . B. Điện phân nóng chảy. C. Thủy luyện. D. Điện phân dung dịch. VI. 62 Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là : A. 1e. B. 2e. C. 3e. D. 4e. VI. 63 Hãy chọn đáp án sai: Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân các kim loại thuộc nhóm IIA có: A. Bán kính nguyên tử tăng dần . B.Năng lượng ion hóa giảm dần. C. Tính khử của nguyên tử tăng dần. D. Tính oxi hóa của ion tăng dần. VI. 64 X là clo hoặc brom.Nguyên liệu để điều chế kim loại Ca là: A. CaX 2 B. Ca(OH) 2 C. CaX 2 hoặc Ca(OH) 2 D. CaCl 2 hoặc Ca(OH) 2 . VI. 65 Cho các chất : Ca , Ca(OH) 2 , CaCO 3 , CaO. Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ , hãy chọn dãy biến hóa nào sau đây có thể thực hiện được ? A. Ca → CaCO 3 → Ca(OH) 2 → CaO. B. Ca → CaO → Ca(OH) 2 → CaCO 3 . C. CaCO 3 → Ca → CaO → Ca(OH) 2 . D. CaCO 3 → Ca(OH) 2 → Ca → CaO. VI. 66 Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân , thì : A. bán kính nguyên tử giảm dần. B. năng lượng ion hoá giảm dần . C. tính khử giảm dần . D. khả năng tác dụng với nước giảm dần. VI. 67 Cho 2 g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55 g muối clorua. Kim loại đó là : A. Be; B. Mg; C. Ca; D. Ba. VI. 69 Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl 2 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot ( cực âm) ? A. Mg → Mg 2+ + 2e. B. Mg 2+ + 2e → Mg. C. 2Cl – → Cl 2 + 2e. D. Cl 2 + 2e → 2Cl – . VI. 70 Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các kim loại kiềm thổ ? A. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của năng lượng ion hoá. B. Tính khử của kim loại tăng theo chiều giảm của năng lượng ion hóa. C. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của thế điện cực chuẩn. D. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện. VI. 71 Những kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường ? A. Na, Ca, Be . B.Ba , Sr , Mg . C. Ca , Sr , Ba . D. Zn , Cs , Ca VI. 72 Có thể điều chế canxi từ CaCl 2 bằng cách : A. Dùng Bari đẩy Canxi ra khỏi dung dịch CaCl 2 . B. Điện phân dung dịch CaCl 2 . C. Điện phân nóng chảy CaCl 2 . D. Điện phân nóng chảy Ca(OH) 2 . VI. 73 Cho dãy biến hóa : Ca → CaO → CaCl 2 → X → CO 2 → CaCO 3 → Y → dung dịch làm quì tím hóa xanh X , Y là: A. C, Ca(NO 3 ) 2 . B. CaCO 3 ; CaO. C. (CH 3 COO) 2 Ca ; CaCO 3 . D. CaCO 3 ; CaSO 4 . VI. 74 Chọn câu phát biểu đúng : A. Mg không phản ứng với nước ở điều kiện thường. B. Mg phản ứng với N 2 khi được đun nóng. C. Mg cháy trong khí CO 2 ở nhiệt độ cao. D. Các câu trên đều đúng. VI. 75. Ở điều kiện thường, những kim loại phản ứng được với nước là A. Mg, Sr, Ba B. Sr, Ca, Ba C. Ba, Mg, Ca D. Ca, Be, Sr VI. 76 Cho chuỗi phản ứng D → E → F → G → a(HCO 3 ) 2 D, E, F, G lần lượt là: A. Ca, CaO, Ca(OH) 2 , CaCO 3 B. Ca, CaCl 2 , CaCO 3 , Ca(OH) 2 C. CaCO 3 , CaCl 2 , Ca(OH) 2 , Ca D. CaCl 2 , Ca, CaCO 3 , Ca(OH) 2 VI. 77 Cho Ca vào dung dịch Na 2 CO 3 . A. Ca khử Na + thành Na, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO 3 . B. Ca tác dụng với nước, đồng thời dung dịch đục do Ca(OH) 2 ít tan. C. Ca tan trong nước sủi bọt khí H 2 , dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO 3 . D. Ca khử Na + thành Na, Na tác dụng với nước tạo H 2 bay hơi, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng. VI. 78 Cho Bari vào nước được dung dịch A. Cho lượng dư dung dịch Na 2 CO 3 vào dung dịch A rồi dẫn tiếp luồng khí CO 2 vào đến dư. Hiện tượng nào đúng trong số các hiện tượng sau A. Sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng rồi tan B. Bari tan, xuất hiện kết tủa trắng, rối tan C. Bari tan, sủi bọt khí hidro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng D. Bari tan, sủi bọt khí hidro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan Trang 4 Câu hỏi tham khảo vô cơ 12 VI. 80 Vôi sống khi sản xuất phải được bảo quản trong bao kín. Nếu không để lâu ngày vôi sẽ “chết”. Phản ứng nào sau đây giải thích hiện tượng vôi “chết” A. Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 + H 2 O B. Ca(OH) 2 + Na 2 CO 3 → CaCO 3 + 2NaOH C. CaO + CO 2 → CaCO 3 D. Tất cả các phản ứng trên. VI. 81 Ðun nóng hoàn toàn hỗn hợp CaCO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 , MgCO 3 , Mg(HCO 3 ) 2 đến khối lượng không đổi, thu được sản phẩm chất rắn gồm A. CaCO 3 , BaCO 3 , MgCO 3 B. CaO, BaCO 3 , MgO, MgCO 3 C. Ca, BaO, Mg, MgO D. CaO, BaO, MgO VI. 82 Dung dịch Ca(OH) 2 tác dụng được với: A. H 2 SO 4 loãng, CO 2 , NaCl. B. Cl 2 , Na 2 CO 3 , CO 2 .C. K 2 CO 3 , HCl, NaOH. D. NH 4 Cl, MgCO 3 , SO 2 . VI. 83. Điều nào sai khi nói về CaCO 3 A. Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước B. Không bị nhiệt phân hủy C. Bị nhiệt phân hủy tạo ra CaO và CO 2 D. Tan trong nước có chứa khí cacbonic VI. 85 Cho các phản ứng: 1. CaCl 2 + Na 2 CO 3 → CaCO 3 + 2NaCl 2. Ca(HCO 3 ) 2 + Ca(OH) 2 → 2CaCO 3 + 2H 2 O 3. CaCO 3 + 2CH 3 COOH → (CH 3 COO) 2 Ca + CO 2 + H 2 O 4. CaCO 3 + 2KCl → CaCl 2 + K 2 CO 3 Phản ứng xảy ra là A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3 VI. 86 Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hang động hàng triệu năm.Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó là A. CaO + CO 2 → CaCO 3 B. MgCO 3 + CO 2 + H 2 O → Mg(HCO 3 ) 2 C. Ca(HCO 3 ) 2 → CaCO 3 + CO 2 + H 2 O D. Ca(OH) 2 + CO 2 + H 2 O → Ca(HCO 3 ) 2 VI. 87 Chất nào sau đây được sử dụng trong y học, bó bột khi xương bị gãy, đúc tượng : A. CaSO 4 .2H 2 O B. MgSO 4 .7H 2 O C. CaSO 4 D. CaSO 4 .H 2 O VI. 88 Chất nào sau đây không bị phân hủy khi nung nóng ? A. Mg(NO 3 ) 2 B. CaCO 3 . C. CaSO 4 . D. Mg(OH) 2 . VI. 89 Theo thuyết Bronstet, ion nào sau đây ( trong dung dịch) có tính lưỡng tính ? A. CO 3 2– . B. OH – .C. Ca 2+ .D. HCO 3 – . VI. 90 Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước có tính cứng tạm thời ? A. Ca 2+ , Mg 2+ , Cl – . B. Ca 2+ , Mg 2+ , SO 4 2– . C. Cl – , SO 4 2– , HCO 3 – , Ca 2+ D. Ca 2+ , Mg 2+ , HCO 3 – . VI. 91 Một loại nước cứng, khi được đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hoà tan những hợp chất nào sau đây ? A. Ca(HCO 3 ) 2 , MgCl 2 . B. Ca(HCO 3 ) 2 , Mg(HCO 3 ) 2 . C. Mg(HCO 3 ) 2 , CaCl 2 . D. MgCl 2 , CaSO 4 . VI. 92 Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO 3 và MgCO 3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672ml khí CO 2 (đktc). Phần trăm khối lượng của 2 muối trên trong hỗn hợp theo thứ tự nào sau đây ? A. 35,2% và 64,8%. B. 70,4% và 29,6%. C. 85,49% và 14,52%. D. 17,6% và 82,4%. VI. 93 Cho 2 g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55 g muối clorua. Đó là kim loại nào ? A. Be ; B. Mg ; C. Ca ; D. Ba. VI. 94 Một dung dịch có chứa Mg(HCO 3 ) 2 và CaCl 2 là loại nước cứng gì ? A. Nước cứng tạm thời. B. Nước mềm. C. Nước cứng vĩnh cữu. D. Nước cứng toàn phần. VI. 95. Phát biểu nào sai khi nói về nước cứng A. Nước cứng là nước có nhiều ion Ca 2+ và Mg 2+ B. Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa Mg(HCO 3 ) 2 C. Nước cứng vĩnh cữu là nước cứng có chứa MgCO 3 và MgCl 2 D. Nước mềm là nước có chứa ít ion Ca 2+ và Mg 2+ VI. 96 Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa Ca(HCO 3 ) 2 . Nước cứng vĩnh cửu là nước cứng có chứa MgCl 2 hay MgSO 4 . Để làm mềm cả 2 loại nước cứng trên trên người ta: A. Đun sôi nước. B. Dùng dung dịch Ca(OH) 2. C. Dùng dung dịch Na 2 CO 3 D. Các câu trên đều đúng. VI. 97 Có các chất sau (1) NaCl (2) Ca(OH) 2 (3) Na 2 CO 3 (4) HCl (5) K 3 PO 4 Các chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là A. 1, 3, 5 B. 2, 3, 4 C. 2, 3, 5 D. 3, 4, 5 Trang 5 Câu hỏi tham khảo vô cơ 12 VI. 98 Ðể làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta có thể dùng A. HCl B. K 2 CO 3 C. CaCO 3 D. NaCl VI. 99 . Hỗn hợp Ca và CaC 2 tác dụng với H 2 O dư thu được hỗn hợp khí B (d B/hydro = 5) . Để trung hoà dung dịch sau phản ứng cần 600 ml dung dịch HCl 0,5 M . Tính khối lương hỗn hợp ban đầu. A. 7,2 g B. 10,8 g C. 3,6 g D. 14,4 g. VI. 100 Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp gồm MgCO 3 và CaCO 3 thu được 0,56 lít khí CO 2 (0 0 C, 2 atm) và 2,2 gam chất rắn. Hàm lượng CaCO 3 trong hỗn hợp là A. 14,2% B. 71,6% C. 28,4% D. 31,9% VI. 101 Cho hỗn hợp X gồm CaCO 3 , MgCO 3 , BaCO 3 có khối lượng 36,8 gam vào cốc chứa dung dịch HCl dư người ta thu được 8,96 lit khí (đktc). Tổng khối lượng các muối thu được sau phản ứng là gam A. 27 gam B. 41,2 gam C. 31,7 gam D. 42,8 gam VI. 102 Cho 10 gam Ca vào 190,5 gam nước được dung dịch có nồng độ % là : A. 9,25% B. 5% C. 5,25% D. 9,71% VI. 103 Hòa tan hoàn toàn 12 gam kim loại nhóm IIA tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 7,3% (d = 1,25 g/ml) Kim loại đó là: A. Ca B. Be C. Ba D. Mg VI. 104 Đun nóng 92 gam một loại quặng đolomit người ta thu được 4,928 lít CO 2 (27,3 o C và 2 atm). Hàm lượng CaCO 3 .MgCO 3 trong quặng là A. 40% B. 81% C. 29% D. 72% VI. 105 Dẫn V lít khí CO 2 (đkc) vào 150 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M thu được 10 gam kết tủa.Tính V A. 1,12 lít hoặc 4,48 lít B. 4,48 lít hoặc 2,24 lít C. 3,36 lít hoặc 2,24 lít D. 1,12 lít hoặc 2,24 lít VI. 106 Hòa tan 1,8 gam muối sunfat của kim loại thuộc nhóm IIA trong nước, rồi pha loãng cho đủ 50 ml dung dịch. Để phản ứng hết dung dịch này cần 20 ml dung dịch BaCl 2 0,75M. Nồng độ mol/l của dung dịch muối sunfat và công thức của muối là A. 0,3M và CuSO 4 B. 0,3M và MgSO 4 C. 0,6M và MgSO 4 D. 0,9M và ZnSO 4 VI. 107 Cho 25 gam CaCO 3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (d = 1,2 g/ml). Khối lượng của dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu gam A. 180 gam B. 91,25 gam C. 182,5 gam D. 55 gam VI. 108 . Hoà tan 54 g kim loại A có hoá trị không đổi vào dung dịch H 2 SO 4 10% vừa đủ thu được 50,4 lít H 2 đkc và dung dịch B . Xác định tên kim loại A. A. Mg B. Ca D. Sr D. Zn VI. 109 Cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại liên tiếp trong phân nhóm chính nhóm II tác dụng hoàn toàn với H 2 SO 4 loãng thu được 3,36 lít khí H 2 (đkc). Hỗn hợp 2 kim loại là A. Mg và Ba B. Ca và Ba C. Mg và Ca D. Ca và Sr. VI. 110 Cho 8,8 gam CO 2 tác dụng với 160 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M. Khối lượng muối thu được là: A. 23,64 gam BaCO 3 B. 31,52 gam BaCO 3 và 51,8 gam Ba(HCO 3 ) 2 C. 10,36 gam Ba(HCO 3 ) 2 D. 23,64 gam BaCO 3 và 10,36 gam Ba(HCO 3 ) 2 VI. 111 Muốn hòa tan 9,6 gam hỗn hợp đồng số mol hai oxit kim loại nhóm IIA phải dùng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 4M. Tên 2 oxit này là A. CaO, BaO B. BaO, MgO C. CaO, MgO D. CaO, SrO VI. 112 Cho 10 lít hỗn hợp khí (đkc) gồm N 2 và CO 2 đi qua 2 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,02M, thu được 1 gam kết tủa. Thành phần % theo thể tích của CO 2 trong hỗn hợp khí là A. 1,68 % B. 2,24% hoặc 15,68% C. 1,12% D. 1,68% hoặc 2,24% VI. 113 44,4 g một hợp chất X tạo bởi 1 kim loại hoá trị II và một phi kim hoá trị I. Hoà tan X vào nước rồi chia thành 2 phần bằng nhau : P1 : Tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư cho 57,2 g kết tủa P2 : Tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 dư cho 20 g kết tủa. Xác định công thức phân tử của X. A. MgCl 2 B. CaCl 2 C. ZnCl 2 D. BaCl 2 VI. 114 Hỗn hợp 2 kim loại A , B ở 2 chu kỳ liên tiếp ở phân nhóm chính nhóm 2 . Lấy 0,88 g X cho tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư tạo ra 672 ml H 2 đkc . Cô cạn dung dịch thu được m g muối khan . 1. Xác định giá trị m là : A. 3,01 g B. 1,945 g C. 2,84 g D. Kết quả khác 2. A và B là : A. Be , Mg B. Mg , Ca C. Be , Ca D. Ca , Sr Trang 6 Câu hỏi tham khảo vô cơ 12 VI. 115 Hỗn hợp gồm X gồm 2 kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ tan hoàn toàn vào nước , tạo ra dung dịch C và 0,06 mol H 2 . Thể tích dung dịch H 2 SO 4 2M cần thiết để trung hoà dung dịch C. A. 120 ml B. 30 ml C. 1,2 lít D. 0,24 lít VI. 116 Hoà tan mẫu hợp kim Ba – Na vào nước được dung dịch A và có 13,44 lít H 2 bay ra đkc . Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M để trung hoà hoàn toàn 1/10 dung dịch A. A. 120 B. 600 C. 40 D. 750 VI. 117 Một bình chứa 15 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,01M . Sục vào dung dịch đó V lít khí CO 2 đkc ta thu được 19,7 g kết tủa trắng thì giá trị của V là : A. 2,24 lít C. 2,24 lít hay 1,12 lít B. 4,48 lít D. 4,48 lít hay 2,24 lít VI. 118 Trong 1 bình kín dung tích 15 lít , chứa đầy dung dịch Ca(OH) 2 0,01M . Sục vào bình một số mol CO 2 có giá trị biến thiên 0,12 mol ≤ n CO 2 ≤ 0,26 mol thì khối lượng m g chất rắn thu được sẽ có giá trị nhỏ nhất và lớn nhất là : A. 12 g ≤ m ≤ 15 g B. 4 g ≤ m ≤ 12 g C. 0,12 g ≤ m ≤ 0,24 g D. 4 g ≤ m ≤ 15 g VI. 119 Cho 4,48 lít CO 2 đkc vào 40 lít dung dịch Ca(OH) 2 ta thu được 12 g kết tủa . Vậy nồng độ M của dung dịch Ca(OH) 2 là : A. 0,004 B. 0,002 C. 0,006 D. 0,008 *VI. 120 Dung dịch A có chứa năm ion : Mg 2+ , Ca 2+ , Ba 2+ và 0,1 mol Cl - và 0,2 mol NO 3 - . Thêm dần dần V lít dung dịch Na 2 CO 3 1 M vào dung dịch A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất . V có giá trị là : A. 150 ml B. 300 ml C. 200 ml D. 250 ml VI. 121 Hoà tan hoàn toàn 10 g hỗn hợp 2 muối XCO 3 và Y 2 (CO 3 ) 3 bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và 672 ml khí (đktc) . Cô cạn dung dịch A thì thu được m g muối khan. m có giá trị là : A. 1,033 g B. 10,33 g C. 9,265 g D. 92,65 g VI. 122 Hoà tan hoàn toàn 23,8 g hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl thấy thoát ra 0,2 mol khí . Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 26 B. 28 C. 26,8 D. 28,6 VI. 123 Hoà tan 5,94 g hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II vào nước được 100 ml dung dịch X . Để làm kết tủa hết ion Cl - có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 thu được 17,22 g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dd Y . Cô cạn dung dịch Y được m g hỗn hợp muối khan , m có giá trị là : A. 6,36 g B. 63,6 g C. 9,12 g D. 91,2 g VI. 124 Kim loại nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật như kim loại kiềm, do các kim loại nhóm IIA có : A.điện tích hạt nhân khác nhau. B.cấu hình electron khác nhau. C. bán kính nguyên tử khác nhau. D.kiểu mạng tinh thể khác nhau. VI. 125 Ở nhiệt độ thường, kim loại nào không phản ứng được với nước A. Mg B. Be C. Ca D. Sr VI. 126 Kim loại nào khử nước chậm ở nhiệt độ thường, nhưng phản ứng mạnh với hơi nước ở nhiệt độ cao ? A. Mg B. Ca C. Al D. K VI. 127 Kim loại nhóm IIA nào tạo có thể ra những hợp kim cứng, đàn hồi, không bị ăn mòn, dùng để chế tạo máy bay, vỏ tàu biển. A. Be B. Mg C. Ca D. Sr VI. 128 Hợp chất phổ biến nhất và có nhiều ứng dụng của kim loại kiềm thổ là hợp chất của : A. natri. B. magie. C. canxi. D. bari. VI. 129 Hòa tan hoàn toàn 1,44 g một kim loại hóa trị II bằng 250 ml H 2 SO 4 O,3 M (loãng) .Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch sau phản ứng phải dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5 M . Kim loại đó là: A.Be B.Ca C. Ba D.Mg VI. 130 Nhận định đúng khi nói về nhóm kim loại kiềm thổ và các nhóm kim loại thuộc nhóm A nói chung là : A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng . B. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm. C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng. D. Tính khử của kim loại không phụ thuộc vào bán kính nguyên tử của kim loại. VI. 131 Nước cứng không gây tác hại nào dưới đây ? A. Làm hao tổn chất giặt rửa tổng hợp. B. Làm giảm mùi vị thực phẩm. C. Làm giảm độ an toàn của các nồi hơi. D. Làm tắc ống dẫn nước nóng. VI. 132 Cho 18,4 g hỗn hợp hai muối cacbonat của 2 kim loại nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với HCl . Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6 g muối khan. Hai kim loại đó là : A. Be và Mg B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Trang 7 Câu hỏi tham khảo vô cơ 12 VI. 133 Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaHCO 3 1M và Na 2 CO 3 0,5M. Khối lượng kết tủa tạo ra là : A. 147,75g, B. 146,25g. C. 145,75g. D. 154,75g. VI. 134 Hoà tan hoàn toàn 4 g hỗn hợp MCO 3 và M ’ CO 3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch tạo thành đem cô cạn thu được thu được 5,1g muối khan. Giá trị của V là : A. 1,12 lít B. 1,68 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít. VI. 135 Cho 20,6 g hỗn hợp muối cacbonat của một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí thoát ra ( đktc) . Cô cạn dung dịch , muối khan thu được đem điện phân nóng chảy thu được m gam kim loại . Giá trị của m là : A. 8,6 g. B. 8,7 g. C. 8,8 g. D. 8,9 g. VI. 136 Sục khí Cl 2 vừa đủ vào dung dịch hỗn hợp chứa NaBr và NaI đến phản ứng hoàn thì tạo ra 1,17 g NaCl . Tổng số mol NaBr và NaI trong dung dịch ban đầu là : A. 0,02 mol. B. 0,03 mol. C. 0,4 mol. D. 0,05 mol. VI. 137 Cho 19,2 g hỗn hợp muối cacbonat của một kim loại hóa trị I và muối cacbonat của một kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc) . Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là : A. 21,4 g. B. 22,2 g. C. 23,4g. D. 25,2g. VI. 138 Chỉ dùng thêm thuốc thử nào cho dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch : H 2 SO 4 , BaCl 2 , Na 2 SO 4 ? A. Quỳ tím. B. Bột kẽm. C. Na 2 CO 3 . D. Quỳ tím hoặc bột kẽm hoặc Na 2 CO 3 . VI. 139 Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời ? A. NaCl. B. H 2 SO 4 . C. Na 2 CO 3 . D. KNO 3 . VI. 140 Anion gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng ? A. NO 3 – B. SO 4 2– . C. ClO 4 2– . D. PO 4 3– . VI. 141 Trong một dung dịch có a mol Ca 2+ , b mol Mg 2+ , c mol Cl – d mol HCO 3 – . Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là : A. a + b = c + d. B. 2a + 2b = c + d . C. 3a + 3b = c + d. D. 2a + c = b + d. VI. 142 Trong nước tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ các muới Ca(NO 3 ) 2 , Mg(NO 3 ) 2 , Ca(HCO 3 ) 2 , Mg(HCO 3 ) 2 . Có thể dung dung dịch nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ra khỏi nước ? A. dung dịch NaOH. B. Dung dịch K 2 SO 4 . C. dung dịch Na 2 CO 3 . D. Dung dịch NaNO 3 . VI. 143 Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì lí do nào sau đây? A. nước sôi ở nhiệt độ cao ( 100 o C, áp suất khí quyển). B. khi đun sôi đã làm tăng độ tan của các chất kết tủa. C. Khi đun sôi các chất khí hoà tan trong nước thoát ra. D. Các muối hidrocacbonat của canxi và magie bị phân huỷ bởi nhiệt để tạo kết tủa. VI. 144 Để oxi hoá hoàn toàn một kim loại M hoá trị II thành oxit phải dung một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dung. Kim loại M là : A. Zn. B. Mg. C. Ca. D. Ba. VI. 145 Nung hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA tới khối lượng không đổi thu được 2,24 lít CO 2 (đktc) và 4,64 g hỗn hợp hai oxit. Hai kim loại đó là : A. Mg và Ca. B. Be và Mg. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. VI. 146 Để trung hoà dung dịch hỗn hợp X chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH) 2 cần bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp Y chứa HCl 0,1M và H 2 SO 4 0,05M ? A. 1 lít . B. 2 lít. C. 3 lít. D. 4 lít. VI. 147 Hoà tan hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thấy khối lượng muối khan thu được niều hơn khối lượng hai muối cacbonat ban đầu là : A. 3,0g.B. 3,1g.C. 3,2g.D. 3,3g. VI. 148 Cho a gam hỗn hợp BaCO 3 và CaCO 3 tác dụng hết với V lít dung dịch HCl 0,4M thấy giải phóng 4,48 lít CO 2 (đktc), dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH) 2 dư. 1. Khối lượng kết tủa thu được là : A. 10 g.B. 15 g.C. 20 g.D. 25 g. 2. Thể tích dung dịch HCl cần dung là : A. 1,0 lít. B. 1,5 lít. C. 1,6 lít. D. 1,7 lít. 3. Giá trị của a nằm trong khoảng nào ? A. 10 g < a < 20 g. B. 20 g < a < 35,4 g. C. 20 g < a < 39,4 g. D. 20 g < a < 40 g. VI. 149 Nhúng thanh kim loại X hoá trị II vào dung dịch CuSO 4 .Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%.mặt khác cũng lấy thanh kim loại như trên nhúng vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 thì khối lượng tăng lên 7,1%.Biết số mol CuSO 4 và Pb(NO 3 ) 2 tham gia ở hai trường hợp bằng nhau. Kim loại X đó là: A.Zn B.Al C.Fe D.Cu Trang 8 . Câu hỏi tham khảo vô cơ 12 KIM LOẠI NHÓM IIA VI. 61 Để điều chế kim loại nhóm IIA , người ta sử dụng phương pháp nào sau đây : A.Nhiệt luyện . B. Điện phân. D. 91,2 g VI. 124 Kim loại nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật như kim loại kiềm, do các kim loại nhóm IIA có : A.điện tích hạt nhân. Kim loại đó là: A.Be B.Ca C. Ba D.Mg VI. 130 Nhận định đúng khi nói về nhóm kim loại kiềm thổ và các nhóm kim loại thuộc nhóm A nói chung là : A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên

Ngày đăng: 02/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan