Cấy ghép tế bào gốc: Những triển vọng trong điều trị (p-2) potx

10 425 3
Cấy ghép tế bào gốc: Những triển vọng trong điều trị (p-2) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cấy ghép tế bào gốc: Những triển vọng trong điều trị (p-2) Cấy ghép tế bào gốc tạo huyết (cấy ghép tủy xương) Tế bào gốc tạo huyết hay còn gọi là tế bào gốc tạo máu (blood stem cell) là các tế bào nguyên sinh của tủy xương (phần mô mềm nằm ở giữa các ống xương). Các tế bào gốc loại này luôn tự đổi sinh mới, biệt hóa và tạo ra hồng cầu, tiểu cầu, các loại bạch cầu, các lympho bào, các tế bào sát thủ tự nhiên Các tế bào này lưu hành trong máu và có những chức năng riêng: Hồng cầu có chức năng vận chuyển ôxy từ các phế nang tới các tế bào, các mô toàn cơ thể và mang CO2 từ các tế bào tới các phế nang để thải ra ngoài. Cơ thể con người luôn có khoảng 30 tỷ hồng cầu. Các tiểu cầu có nhiệm vụ tạo ra các cục máu đông để cầm máu. Các bạch cầu là đội quân bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng các loại. Các lympho bào là các tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể. Ở cơ thể khỏe mạnh, các tế bào máu hoạt động bình thường về số lượng và chất lượng; còn trong trường hợp có rối loạn về các yếu tố của máu sẽ gây ra các bệnh lý như ung thư máu (bạch cầu mạn dòng tủy, bạch cầu cấp dòng lympho), u tủy xương… Trên thế giới, ca cấy ghép tuỷ xương đầu tiên đã được thực hiện năm 1958. Ở Hoa Kỳ, hiện mỗi năm đã tiến hành cấy ghép tuỷ xương cho hơn 4.000 trường hợp. Hiệu quả điều trị của phương pháp này sau khi điều trị bằng hóa chất thông thường có tỷ lệ sống 5 năm không bệnh là 72%, trong khi tỷ lệ này ở các bệnh nhân chỉ dùng hoá chất là 49%. Cấy ghép tuỷ xương chủ yếu được sử dụng để điều trị ung thư, nhưng hiện nay phương pháp này cũng được sử dụng để chống lại một số bệnh liên quan tới hệ miễn dịch và máu, chẳng hạn như bệnh thiếu máu tế bào hình liềm hoặc đa xơ. Tháng 9.2004, tôi có dịp dự một hội nghị quốc tế về điều trị ung thư ở Singapo và tham quan một số cơ sở điều trị ung thư, trong đó có Trung tâm Huyết học và Cấy tế bào gốc thuộc Nhóm Công ty tư nhân Chăm sóc sức khỏe Parkway. Tại đây, các nhà khoa học đang nghiên cứu ứng dụng việc cấy tế bào gốc nhằm điều trị ung thư tuyến tụy, ung thư tế bào thận, ung thư buồng trứng, di căn ung thư đại tràng. Họ đã sử dụng cấy tế bào gốc từ tủy xương, từ máu ngoại vi, từ cuống rốn và cả từ gan bào thai. Người cho tế bào gốc có thể là người cùng huyết thống, anh chị em sinh đôi cùng trứng, hoặc cũng có thể là từ người không cùng huyết thống. Tế bào gốc còn có thể lấy ở chính bản thân người bệnh từ trước và được bảo quản đông lạnh sâu, khi cần dùng sẽ sử dụng lại cho người đó (tế bào gốc tự thân). Để điều trị một số bệnh máu ác tính, việc truyền các tế bào gốc tạo huyết đã đưa lại hiệu quả tốt với các dạng bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu mạn dòng tủy, u tủy xương và suy tủy. Kỹ thuật này trước đây thường được gọi là ghép tủy xương (bone marrow transplant), nay được gọi thống nhất là cấy ghép tế bào gốc tạo huyết (hematopoetic stem cell transplant). Ở nước ta, việc cấy ghép tế bào gốc tạo huyết từ tuỷ xương đã được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý ác tính về máu từ năm 1995 tại Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1996, tại đây đã thực hiện tự ghép tế bào gốc tạo máu ngoại vi và năm 2002 đã tiến hành dị ghép tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn để điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở thứ hai trong cả nước đã thực hiện được kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc tạo huyết trong điều trị (từ đầu năm 2003). Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã bắt đầu triển khai kỹ thuật này để điều trị cho bệnh nhân u lympho không Hodgkin giai đoạn IIA (WF6). Đây là một loại ung thư tế bào trong hệ bạch huyết, có thể lan sang hầu hết các bộ phận cơ thể. Sau khi tiến hành hút tuỷ xương và tách lấy tế bào gốc (bảo quản trong nitơ lỏng, nhiệt độ từ - 196 đến -800C), bệnh nhân sẽ được điều trị bằng hoá trị liệu để diệt hết các khối u và tế bào ung thư, cuối cùng là việc ghép lại tế bào gốc cho bệnh nhân. Nếu sau vài tháng có thể phục hồi được các dòng tế bào máu ở tuỷ xương, có nghĩa là đã cấy ghép thành công. Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro của phương pháp này vào khoảng 10-20%. Bên cạnh đó, việc điều trị sau ghép cũng có vai trò sống còn, bởi bệnh nhân có thể chết vì nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết (lúc này tuỷ đã được làm sạch, không còn bạch cầu để chống đỡ với các tác nhân gây bệnh). Từ giữa tháng 3.2001, nước ta đã trở thành một trong bảy ngân hàng máu cuống rốn của vùng châu Á, được Hiệp hội Máu cuống rốn Quốc tế kết nạp làm thành viên. Kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo huyết của ta cũng đã chính thức được thế giới công nhận. Điều này mang một ý nghĩa hết sức quan trọng bởi việc mở rộng cơ hội điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư máu ác tính. . Cấy ghép tế bào gốc: Những triển vọng trong điều trị (p-2) Cấy ghép tế bào gốc tạo huyết (cấy ghép tủy xương) Tế bào gốc tạo huyết hay còn gọi là tế bào gốc tạo máu. thống nhất là cấy ghép tế bào gốc tạo huyết (hematopoetic stem cell transplant). Ở nước ta, việc cấy ghép tế bào gốc tạo huyết từ tuỷ xương đã được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý. lấy tế bào gốc (bảo quản trong nitơ lỏng, nhiệt độ từ - 196 đến -800C), bệnh nhân sẽ được điều trị bằng hoá trị liệu để diệt hết các khối u và tế bào ung thư, cuối cùng là việc ghép lại tế bào

Ngày đăng: 02/07/2014, 11:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan