Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 1) pptx

5 535 1
Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 1) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 1) I.ĐẠI CƯƠNG: Bệnh ký sinh trùng hệ tiêu hoá là bệnh ký sinh trùng sống trong hệ tiêu hoá gây ra, chủ yếu chúng chiếm đoạt các chất dinh dưỡng, gây ra tổn thương, rối loạn chức phận hệ tiêu hoá và toàn thân. Hai nhóm ký sinh trùng thường gặp: - Các loại sán: + Sán lá gan (Fascola hepatiea) gan nhỏ (Clonorchis sinensis) + Sán lá ruột (Fasichosis buski) + Sán dây lợn (Taenia solium) + Sán dây bò (Teania saginata) - Các loại giun: + Giun đũa (Ascais lumbricoides) + Giun kim (Enterobilus vermicularis) + Giun móc (Acylostoma duodenal & Necator americanus) + Giun tóc (Tricocepalus triciuriu) II. Bệnh ký sinh trùng hệ tiêu hoá thường gặp A. SÁN LÁ GAN NHỎ (CLONORCHIS SINENSIS) Người mắc bệnh này do ăn cá gỏi (trong cá có vĩ ấu trùng sán lá sống) 1. Triệu chứng học: a. Loại Clonrchis & Opistorchis: Sau ăn cá gỏi có ấu trùng sán lá 15-20 ngày sán theo đường dẫn mật lên gan, gây ra cá dấu hiệu: - Đau vùng thượng vị, nôn, sốt. - Các triệu chứng về gan: đau vùng gan, sốt kiểu sốt rét cơn, vàng da, gan to, lách to. - Dần dần gầy, sốt, phù thũng. - Có khi dẫn tới sơ gan, ung thư gan. b. Loại Fasciola hepatica: Có 2 thời kỳ: * Thời kỳ xâm nhiễm (3-4 tháng sau khi nhiễm sán): + Có hội chứng nhiễm trùng máu (sán còn ở máu), sốt cơn tái liên tiếp, vã mồ hôi, đau cơ vùng gáy, vùng gan. + Có khi phát ban + Sờ thấy gan to, ấn đau. + Xét nghiệm: HC giảm, BC tăng (ái toan lên tới 75-77%) * Thời kỳ toàn phát (sán lên gan đẻ trứng): + Toàn thân: mệt, hoa mắt chóng mặt, gầy hay sốt. Có hội chứng vàng da tắc mật (vàng da, gan to, phân bạc màu). Xét nghiệm HC giảm. + Triệu chứng gan: đau vùng gan âm ỉ hoặc đau quặn gan. Gan to 2-3cm. Vàng da tuỳ mức độ, có khi vàng xẫm. Triệu chứng khác: đau thượng vị, ợ hơi ứa nước dãi, miệng đắng, sợ mỡ, lợm giọng, nôn, đôi khi nôn ra máu, ỉa táo lỏng. Dần dần dẫn tới cổ trướng, phù chân. 2. Chẩn đoán: a. Chẩn đoán xác định dựa vào: - Tìm thấy trứng sán trong phân, dịch tá tràng, dịch mật. - Dùng kháng nguyên chẩn đoán. b. Chẩn đoán phân biệt: * Thời kỳ xâm nhiễm của bệnh dễ nhầm: + Sốt rét: điều trị thử bằng quinin (nếu sốt rét thì đỡ) + Bệnh giun xoắn (Trichinella-spivalis): không có triệu chứng gan chỉ có sốt, BC tăng (ái toan tăng cao). + Bệnh kalaaza: tăng lympho. Chọc tuỷ xương tìm leishmania. * Thời kỳ toàn phát nhầm với: + Xơ gan: vì có cổ ctrướng, chẩn đoán nhờ soi ổ bụng. + Sỏi mật: đau sốt vàng da, chẩn đoán nhờ soi siêu âm. 3. Điều trị: a. Cloroquin diphosphate: ngày 0,5 trong 4 tuần (theo Edelgan 1949). Hoặc 1g trong 3 ngày, tiếp đó 0,5 x 20 ngày (Basnuevo 1949). Chú ý: thuốc có thể gây đau đầu, mờ mắt, ngứa, mệt, do vậy khi thuốc dùng thêm vitamin B 1 100mg/24 giờ. b. Hexachloroparaxylol: 50mg/kg/24 giờ một liều hoặc cách ngày với sữa vào các bữa ăn. Uống trong 3-4 ngày. c. Praziquantel: 10mg/1kg/tổng liều (thuốc tốt nhưng đắt). d. Dương xỉ đực e. Phòng bệnh không ăn cải xoong sống, không ăn cá gỏi. . Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 1) I.ĐẠI CƯƠNG: Bệnh ký sinh trùng hệ tiêu hoá là bệnh ký sinh trùng sống trong hệ tiêu hoá gây ra, chủ yếu chúng chiếm. (Tricocepalus triciuriu) II. Bệnh ký sinh trùng hệ tiêu hoá thường gặp A. SÁN LÁ GAN NHỎ (CLONORCHIS SINENSIS) Người mắc bệnh này do ăn cá gỏi (trong cá có vĩ ấu trùng sán lá sống) 1. Triệu. chúng chiếm đoạt các chất dinh dưỡng, gây ra tổn thương, rối loạn chức phận hệ tiêu hoá và toàn thân. Hai nhóm ký sinh trùng thường gặp: - Các loại sán: + Sán lá gan (Fascola hepatiea) gan nhỏ

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan