Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

119 906 3
Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thái Thị Bé - Lớp: Thống 41A LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là nhu cầu không thể thiếu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Khi xã hội phát triển đời sống vật chất tăng lên thì nhu cầu du lịch cũng tăng lên. Du lịch được coi là một trong những tiêu chí đánh giá mức sống của dân cư mỗi nước. Du lịch là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự đoàn kết cảm thông giữa các dân tộc, tạo nên thế giới hoà bình tôn trọng lẫn nhau. nước ta có tiềm năng du lịch dồi dào phong phú và đa dạng đã thu hút nhiều khách đến thăm con người và đất nước Việt Nam. Nhận thức được thế mạnh và vị trí của du lịch trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang dành cho du lịch một vị trí xứng đáng, coi phát triển du lịch là một định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhắm góp phần CNH- HĐH đất nước. Nghị quyết Trung ương IX xem “hoạt động du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn”. Ngày 22/7/2002.Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 97/2002/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 với mục tiêu “phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện CNH- HĐH đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực, phấn đấu năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển”. Khi hoạt động du lịch phát triển sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác như vận tải, khách sạn, nhà hàng, bưu điện, các dịch vụ du lịch khác . Trong những năm qua, được Đảng và Nhà nước quan tâm, các ngành các cấp phối hợp, giúp đỡ hoạt động du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Về số lượng khách, doanh thu du lịch, thu nhập xã hội về du lịch, giá trị sản xuất . thực tế cho thấy, từ năm 1991 đến năm 2002 lượng khách du lịch quốc tế tăng từ 300 nghìn lượt lên 2,63 triệu lượt người, khách nội địa tăng từ hơn 1,5 triệu lượt người lên gần 12 triệu lượt người, tăng khoảng 8 lần, thu nhập xã hội từ du lịch tăng nhanh, năm 2002 đạt 23500 tỷ đồng. Doanh thu du lịch bình quân hàng năm tăng khoảng 9%. Đây là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh khối lượng kinh doanh và chất lượng phục vụ trong LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thái Thị Bé - Lớp: Thống 41A lĩnh vực du lịch, được dùng để đánh giá hoạt động du lịch Việt Nam. Vì vậy để nghiên cứu sâu hoạt động du lịch Việt Nam cần thiết phân tích, đánh giá về khối lượng hoạt động kinh doanh du lịch và chất lượng phục vụ của các đơn vị kinh doanh du lịch thông qua các chỉ tiêu và phương pháp thích hợp. Xuất phát từ những vấn đề trên, trong thời gian thực tập Tổng cục Du lịch Việt Nam, tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thống kết quả hoạt động du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002 và dự đoán đến năm 2005”. Dưới góc độ nghiên cứu thống kê, trong phạm vi bài viết này nhằm hai mục đích: Thứ nhất: về phương pháp luận, hệ thống hoá phương pháp thống nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch. Thứ hai: về mặt thực tiễn, nhằm vận dụng phương pháp thống phân tích và dự đoán kết quả hoạt động du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2002. Về phương pháp nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu lý luận chung về du lịch, ngành du lịch, nêu được hệ thống chỉ tiêu thống kết quả hoạt động du lịch đồng thời đưa ra một số phương pháp thống nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch. Từ đó vận dụng để phân tích và đánh giá kết quả hoạt động du lịch Việt Nam, làm cơ sở để đưa ra, đề xuất, kiến nghị đối với việc hoàn thiện công tác thống kết quả hoạt động du lịch Việt Nam đồng thời đề xuất giải pháp định hướng phát triển du lịch Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài này đề cập đến ba nội dung chính sau đây: ChươngI: Những vấn đề lý luận chung về kết quả hoạt động du lịch và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch. Chương II: Một số phương pháp thống phân tích và dự đoán kết quả hoạt động du lịch. Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống phân tích và dự đoán kết quả hoạt động du lịch Việt Nam thời kỳ 1995- 2002. Trong phạm vi bài viết này đã trình bày được một số nội dung chủ yếu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tuy nhiên còn một số vấn đề tôi chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn.Vì vậy bài viết sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến phê bình, đóng góp, bổ sung của các thầy cô, bạn đọc cho bài viết để bài viết có thể hoàn thiện hơn. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo - Th.s Nguyễn Hữu Chí, PGS.TS Phan Công Nghĩa - giảng viên Khoa Thống - Trường LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thái Thị Bé - Lớp: Thống 41A ĐHKTQD đã trực tiếp hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa, cùng các cô các chú Vụ Kế hoạch và Đầu tư thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài viết này. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH I. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ NGÀNH DU LỊCH 1. Khái niệm và phân loại về du lịch Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ các nước phát triển mà còn cả các nước đang phát triển. Trong đó có Việt Nam. Hoạt động du lịch liên quan trực tiếp đến cuộc sống con người, nó đáp ứng được các nhu cầu của cong người, của xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về du lịch vẫn chưa thống nhất. Hiện nay, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về du lịch do đó có rất nhiều khái niệm về du lịch, trong các khái niệm này có những điểm khác biệt do các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có một số cách tiếp cận phổ biến nhất về du lịch như sau: *Một là, coi du lịch là một hiện tượng xã hội.Với cách tiếp cận này, du lịch được hiểu là: Theo Ausher: du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân. Theo Nguyễn Khắc Viện: du lịch lịch là mở rộng không gian văn hoá con người, nghĩa là đi chơi cho biết xứ người. Theo Glusman: “ du lịch là sự khắc phục về mặt không gian văn hoá của con người hướng tới một điểm nhất định nhưng không phải là nơi thường xuyên của họ”. Theo Guer Freuler: “du lịch là một hiện tượng của thời đại, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự đổi thay của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. *Hai là, coi du lịchquá trình hoạt động của con người trong xã hội. Theo cách tiếp cận này có một số khái niệm như sau: Theo Phó tiến sĩ Trần Nhạn: “du lịchquá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích là được thẩm nhận những LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thái Thị Bé - Lớp: Thống 41A giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”. Theo Hunziker và Kraf: “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời cuả các cá nhân tại những nơi không phải là nơi và nơi làm việc thường xuyên của họ”. *Ba là, coi du lịch là một ngành kinh tế. Theo cách tiếp cận này có các khái niệm sau: Theo nhà kinh tế học Kalfiotis: “du lịch là sự di chuyển tạm thời của các cá nhân hay tập thể từ nơi đến một nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức do đó tạo nên các mối quan hệ kinh tế ”. Năm 1963, Hội nghị Liên hợp Quốc cho rằng: “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình”. Còn các học giả Việt Nam cho rằng du lịch phải được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất: “du lịch là một đợt nghỉ dương sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, … Nghĩa thứ hai: “du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị đối với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ”. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu thống kê, du lịch cần được hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất nhằm phục vụ cho quá trình thống du lịch. Vì vậy, Hội nghị quốc tế về thống du lịch Ottawa – Canada ngày 24-28/6/1991 đã thống nhất khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một môi trường thường xuyên trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi của vùng tới thăm”. Khái niệm trên là cơ sở định tính và lượng hoá trong việc thống du lịch nói chung và thống kết quả hoạt động du lịch nói riêng. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thái Thị Bé - Lớp: Thống 41A Mặt khác, khái niệm này được áp dụng cho mọi phạm vi nghiên cứu. Nó cho biết du lịch bao gồm cả các chuyến đi ra khỏi môi trường thường xuyên của con người trong một ngày không nghỉ qua đêm hoặc nhiều ngày đêm nhưng ít hơn 12 tháng. Qua khái niệm có thể thấy hoạt động du lịch bao gồm ba nội dung sau: * Về mặt không gian: Du lịch bao gồm các chuyến đi của con người ra khỏi môi trường thường xuyên của mình. Môi trường thường xuyên được hiểu là phạm vi không gian của nơi cư trú hoặc những chuyến đi có tính chất thường xuyên như: đi làm việc cơ quan, đi chợ hàng ngày, … * Về mặt thời gian: Được tính vào hoạt động du lịch khi về mặt thời gian không quá dài vượt ra phạm vi được qui định. Thời gian này ít nhất là một ngày đêm, nhiều nhất không quá 6 tháng nếu đi du lịch trong nước và không quá một năm nếu đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên việc quy định thời gian là khó khăn, mỗi nước có một cách quy định khác nhau. * Về mục đích chuyến đi: Đi du lịch “không nhằm mục đích kiếm tiền tại địa phương đến thăm”, có nghĩa tại đó họ tiêu dùng sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu ngắm cảnh, nghỉ ngơi, giải trí,… thì được gọi là khách du lịch. Những trường hợp di cư để làm việc tạm thờitại địa phương đến sẽ không được coi là đi du lịch và khi đó, mục đích của họ là để kiếm tiền. Từ khái niệm ta thấy, khách du lịch bao gồm cả khách tham quan trong ngày không ngủ qua đêm miễn là mục đích của chuyến đi không phải để kiếm tiền nơi đến và khách nghỉ qua đêm với các mục đích khác. Như vậy, những chuyến đi không được thống là khách du lịch bao gồm: * Những người đi lại trong môi trường thường xuyên của mình. - Người đi làm việc hàng ngày bằng vé ôtô tháng. - Người lao động sống các vùng biên giới hàng ngày phải qua biên giới làm việc. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thái Thị Bé - Lớp: Thống 41A - Người đi lại nơi cư trú thường xuyên của mình. Chẳng hạn những người một nơi nhưng lại làm việc một nơi khác, phải đi lại hàng ngày, hàng tháng, … * Những người di cư với mục đích thay đổi nơi cư trú: di cư trong thời gian dài, chuyển đến nơi khác… * Những người không có nơi cư trú cố định: những người dân du mục, những người dân lang thang không có nơi cư trú, những người tị nạn, sơ tán… * Những người đi với mục đích kiếm tiền: di cư trong thời gian ngắn, những người đi làm theo thời vụ, các giảng viên đi giảng bài nơi khác, hoạ sĩ đi thực tế để vẽ… * Những người đi lại khác: những hành khách quá cảnh, lực lượng vũ trang đi hành quân, đại diện các cơ quan tư vấn đi làm nhiệm vụ… Nhưng trong thực tế, các đối tượng nêu trên nếu có tiêu dùng sản phẩm của ngành du lịch thì vẫn được tính vào khách du lịch. Vì vậy, quy định nói trên vẫn mang tính chất tương đối. Nền kinh tế càng phát triển, đời sống dân cư càng được nâng cao thì nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng và phát triển không ngừng. Du lịch của khách có rất nhiều mục đích khác nhau, vì vậy việc phân loại khách du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết. Hoạt động du lịch có thể được phân chia thành các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích, quan điểm khác nhau. Một số cách tiếp cận phổ biến bao gồm: * Căn cứ theo môi trường tài nguyên: Gồm du lịch văn hoá và du lịch thiên nhiên. Du lịch văn hoá là du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử, các công trình đương đại lễ hội, phong tục tập quán, viện bảo tàng, … Du lịch thiên nhiên là loại hình du lịch đưa du khách về những nơi có điều kiện, môi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn… nhằm thoả mãn nhu cầu đặc trưng của họ. * Căn cứ vào mục đích chuyến đi, gồm hai loại: du lịch thuần tuý và du lịch kết hợp. Du lịch thuần tuý là loại hình hoạt động du lịch nhằm nghỉ ngơi, giải trí, tham quan nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Du lịch thuần tuý bao LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thái Thị Bé - Lớp: Thống 41A gồm: Du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch thể thao, du lịch lễ hội Du lịch kết hợp là loại hình hoạt động du lịch thuần tuý kết hợp với các mục đích khác như học tập, công tác, nghỉ ngơi, tôn giáo, nghiên cứu… bao gồm: du lịch kết hợp mục đích tôn giáo, du lịch kết hợp học tập, nghiên cứu, du lịch kết hợp, du lịch kết hợp hội nghị, du lịch kết hợp thể thao, du lịch kết hợp chữa bệnh, du lịch kết hợp thăm thân, du lịch kết hợp với mục đích kinh doanh. * Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động gồm ba loại: du lịch quốc tế, du lịch nội địa và du lịch quốc gia. Du lịch quốc tế gồm du lịch quốc tế đến và du lịch ra nước ngoài. Du lịch quốc tế đến là chuyến đi của người nước ngoài đến tham quan du lịch, còn du lịch ra nước ngoài là chuyến đi của người trong nước đến tham quan du lịch nước ngoài. Du lịch quốc tế làm biến đổi cán cân thu chi của quốc gia tham gia hoạt động du lịch quốc tế. Việt Nam, du lịch quốc tế được chia thành du lịch đón khách và du lịch gửi khách. Du lịch đón khách là loại hình du lịch quốc tế phục vụ đón tiếp khách nước ngoài đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong đất nước. Du lịch gửi khách là loại hình du lịch quốc tế phục vụ và tổ chức đưa khách trong nước đi du lịch nước ngoài. Du lịch nội địa: là hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch quốc gia: là hoạt động du lịch của một quốc gia, từ việc gởi khách ra nước ngoài đến việc phục vụ khách trong và ngoài nước tham quan, du lịch trong phạm vi nước mình. * Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch bao gồm: du lịch miền biển du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê. * Căn cứ vào phương tiện đến bao gồm: - Du lịch xe đạp: loại hình này rất được ưa chuộng Châu Âu đặc biệt là Hà lan, Đan Mạch. Phương tiện này làm cho du khách dễ dàng tiếp cận được LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thái Thị Bé - Lớp: Thống 41A cuộc sống dân cư nước đến. Việt Nam, trong những năm gần đây đã có tổ chức một số chuyến đi du lịch vòng quanh đất nước bằng xe đạp. - Du lịch ôtô: hiện nay có tới 80% người Châu Âu đi du lịch bằng ôtô, loại phương tiện này nhà cung ứng được chủ động hơn, - Du lịch bằng tàu hoả: phương tiện này rất thuận lợi, nhanh chóng, an toàn và giá cả thấp, do đó hình thức du lịch này cũng khá phổ biến song kém linh động. - Du lịch bằng tàu thuỷ: hiện nay, nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ, nhiều tàu du lịch ra đời với đầy đủ tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, phòng khiêu vũ, hoà nhạc, sân thể thao … Loại hình này đang là thời thượng. - Du lịch máy bay: đây là phương tiện ưa dùng nhất trong du lịch vì nó cho phép du khách đi đến nhiều nơi xa xôi trong thời gian nhất định. Song chủ yếu là với khách quốc tế. Bảng 1.1: Cơ cấu du khách quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện (Đơn vị: %) Phương tiện 1993 1994 1995 1996 1997 Đường không 89,8 92,4 98,3 58,5 60,3 Đường bộ 5,0 4,6 9,1 31,5 32,1 Đường thuỷ 5,2 3,0 1,6 10,0 7,6 Nguồn: Bộ Công An, Tổng cục Du lịch Việt Nam * Căn cứ vào loại hình lưu trú: Lưu trú là một trong những nhu cầu chính của du khách trong chuyến đi du lịch. Bao gồm: - Khách sạn: là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi phục vụ việc ăn, ngủ, vui chơi giải trí … Việt Nam, khách sạn đước xếp hạng từ một đến năm sao, đây là hình thức xếp hạng phổ biến nhất. - Motel: là một dạng cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông - Nhà trọ thanh niên: là dạng cơ sở lưu trú phục vụ chủ yếu cho sinh viên, thanh niên và những người không có khả năng thanh toán cao. - Camping. - Bungalow: là một dạng nhà trọ làm bằng gỗ hay bằng các vật liệu nhẹ, thường xuất hiện các vùng ven biển hay vùng núi. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thái Thị Bé - Lớp: Thống 41A Làng du lịch: là một quần thể biệt thự tạo ra một không gian du lịch cho phép du khách vừa có điều kiện giao tiếp vừa có không gian biệt lập khi họ muốn. * Căn cứ vào lứa tuổi du khách, bao gồm: du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên, du lịch người cao tuổi * Căn cứ vào độ dài chuyến đi gồm: du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày. Song du lịch ngắn ngày thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với du lịch dài ngày. * Căn cứ vào hình thức tổ chức: du lịch tập thể, du lịch cá thể, du lịch gia đình * Căn cứ vào phương thức hợp đồng gồm: du lịch trọn gói, du lịch thành phần. 2. Khái niệm và đặc điểm ngành du lịch 2.1. Khái niệm về kinh doanh du lịch Kinh doanh du lịchquá trình tổ chức lưu thông, mua, bán hàng hoá du lịch trên thị trường nhằm đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Kinh doanh du lịch, cũng như các loại hình kinh doanh khác, nó diễn ra theo một chu trình như sau: - Tiếp thị- tổ chức sản xuất hàng hoá du lịch. - Tiếp thị- ký kết các hợp đồng du lịch - Tổ chức thực hiện hợp đồng - Thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm Các hoạt động kinh doanh này diễn ra nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, về cơ bản có 4 loại hình chủ yếu sau: - Kinh doanh lữ hành - Kinh doanh khách sạn du lịch - Kinh doanh vận chuyển du lịch - Kinh doanh các dịch vụ khác * Về kinh doanh lữ hành: Kinh doanh lữ hành là ngành kinh doanh các chương trình du lịch, là hoạt động đặc trưng trong kinh doanh du lịch bao gồm sản xuất, đại lý, môi giới, nhằm cung ứng một cách thuận lợi các sản phẩm dịch vụ du lịch. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thái Thị Bé - Lớp: Thống 41A Hiện nay, loại hình này rất phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. nước ta hiện nay có gần 80 hãng lữ hành quốc tế. Kinh doanh du lịch lữ hành được tổ chức thành các hãng lữ hành bao gồm: hãng lữ hành quốc tế, hãng lữ hành nội địa và đại lý lữ hành. - Hãng lữ hành quốc tế bao gồm lữ hành quốc tế chủ động, kinh doanh các chương trình du lịch đón khách và lữ hành quốc tế bị động, kinh doanh các chương trình gửi khách ra nước ngoài. - Hãng lữ hành nội địa là kinh doanh các chương trình đưa khách du lịch trong nước đi du lịch các vùng thuộc lãnh thổ nước đó. - Đại lý lữ hành là những hãng kinh doanh thực hiện một hoặc nhiều công đoạn do các hãng du lịch quốc tế hay du lịch nội địa uỷ thác. Ngành kinh doanh lữ hành có vai trò quyết định đối với sự phát triển du lịch thế giới. Thực tế cho thấy trên 80% khách du lịch sử dụng dịch vụ của ngành du lịch lữ hành. Kinh doanh du lịch lữ hành phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình kinh doanh du lịch khác. * Về kinh doanh khách sạn-du lịch. Nếu xét trong tổng thể kinh doanh du lịch, kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn thành chương trình du lịch đã chọn, bao gồm các dịch vụ cho khách thuê phòng, bán hàng ăn uống, hàng lưu niêm, các hàng hoá khác, các dịch vụ phục vụ vui chơi giải trí, dịch vụ phục vụ sinh hoạt các nhân… Sản phẩm của hoạt động du lịch khách sạn là sản phẩm dịch vụ trực tiếp phục vụ người tiêu dùng hay xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên, ngành này mang tính độc lập tương đối. Hiện nay, kinh doanh khách sạn du lịch rất đa dạng, bao gồm: Hotel, Motel, Camping, biệt thự, toa xe lửa có giường nằm (Rotel), toa xe có giường do ôtô kéo (Caravan), tàu du lịch trên sông, trên biển được thiết kế phòng ăn, phòng ngủ như khách sạn. Tất cả các khách sạn đều được phân hạng, cấp quốc tế từ một đến năm sao, tuỳ thuộc vào từng đặc điểm khách sạn. Kinh doanh khách sạn có hai chức năng chính là kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống, ngoài ra còn có dịch vụ bổ sung. Trong đó: - Kinh doanh lưu trú bao gồm kinh doanh các loại buồng ngủ, nghỉ… loại này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu khách sạn. Thực tế [...]... phẩm Kết quả hoạt động du lịch mang lại lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội, được biểu hiện bằng kết quả tiếp nhận, tiết kiệm chi phí, tiền của, thời gian sử dụng sản phẩm và giảm thiệt hại cho môi trường xã hội 2 Ý nghĩa, nhiệm vụ nghiên cứu thống kết quả hoạt động du lịch Nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt độngkết quả của hoạt động. .. nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với từng doanh nghiệp cũng như toàn ngành III HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch Hệ thống chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch là tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của kết quả sản xuất kinh... Thị Bé - Lớp: Thống 41A Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch Hệ thống chỉ tiêu thống kết quả hoạt động du lịch phải nêu lên được mối liên hệ giữa các mặt của hiện tượng du lịch và các hiện tượng kinh tế liên quan tuỳ theo phạm vi và mục đích nghiên cứu Du lịch là một ngành dịch vụ đặc biệt vì vậy việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống về kết quả phải đảm... mọi nhu cầu đa dạng của khách đi du lịch Kết quả hoạt động du lịch được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Số khách, số ngày khách, doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, thu nhập xã hội từ du lịch, số cơ sở lưu trú,… Kết quả hoạt động du lịch bao gồm những nội dung sau: Kết quả hoạt động du lịch phải do lao động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tạo ra có đủ tiêu chuẩn chất... của hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó để đề ra các phương án giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch Trong phạm vi một quốc gia, nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch có ý nghĩa: Kết quả hoạt động du lịch là cơ sở để phát hiện những khả năng tiềm tàng từ đó cho phép đưa ra phương hướng nhằm cải tiến cơ chế quản lý trong lĩnh vực du lịch Nghiên. .. tiêu thống phản ánh kết quả hoạt động du lịch cũng theo các nguyên tắc sau: Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu thống kết quả hoạt động du lịch phải đảm bảo tính hướng đích có nghĩa các chỉ tiêu này phải đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh tầm vi mô và vĩ mô Thứ hai, hệ thống chỉ tiêu thống kết quả hoạt động du lịch phải đảm bảo tính hệ thống nghĩa là các chỉ... hệ lẫn nhau - Khi tiến hành phân tích và dự đoán thống kê, tuỳ theo đặc điểm của số liệu, điều kiện tài liệu và phạm vi nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch mà lựa chọn các phương pháp thống phù hợp LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP II Thái Thị Bé - Lớp: Thống 41A MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Phương pháp thống là công cụ phân tích các con số của các hiện tượng... được sự biến động của kết quả hoạt động du lịch trong tương lai - Phương pháp này có thể dùng trong một số phương pháp thống khác như: phương pháp dãy số thời gian, phương pháp chỉ số,… 2.2 Đặc điểm vận dụng phương pháp hồi quy tương quan nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch Mối liên hệ phụ thuộc giữa kết quả hoạt động du lịch và các nhân tố nguyên nhân gây ra sự biến động của kết quả đó được biểu... từ du lịch nhưng tránh việc tính trùng các kết quả -Từ cơ sở số liệu thu thập được có thể lựa chọn các phương pháp thống vận dụng phân tích kết quả hoạt động du lịch bao gồm: phân tích theo thời gian, phân tích theo không gian, phân tích mối liên hệảnh hưởng của các yếu tố tác động đến biến động kết quả hoạt động du lịch - Đưa ra nhận xét, đánh giá xu hướng của sự biến động đồng thời dự báo kết quả. .. phục vụ cho quyết định quản lý Nhiệm vụ chung của phân tích và dự đoán thống kết quả hoạt động du lịch là phải nêu lên bản chất cụ thể, tính quy luật và sự phát triển của kết quả trong tương lai Từ nhiệm vụ đó ta thấy rằng, nghiên cứu thống kết quả hoạt động du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với ngành du lịch nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung Để đảm bảo kết quả phân tích và dự đoán . nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch. Nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động và kết. thời gian thực tập ở Tổng cục Du lịch Việt Nam, tôi đi sâu nghiên cứu đề tài Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 1995

Ngày đăng: 01/02/2013, 10:46

Hình ảnh liên quan

Bảng 3.1: Số lượng khỏch quốctế đến Việt Nam thời kỳ 1960- 1975 - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.1.

Số lượng khỏch quốctế đến Việt Nam thời kỳ 1960- 1975 Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 3.4: Hoạt động du lịch Việt Nam giai đoạn 1990- 2002 - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.4.

Hoạt động du lịch Việt Nam giai đoạn 1990- 2002 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 3.7: Kết cấu khỏch quốctế đến Việt Nam thời kỳ 1995-2002 chia theo phương tiện đến. - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.7.

Kết cấu khỏch quốctế đến Việt Nam thời kỳ 1995-2002 chia theo phương tiện đến Xem tại trang 79 của tài liệu.
Bảng 3.9: Kết cấu khỏch quốctế đến Việt Nam thời kỳ 1995-2002 chia theo thị trường khỏch. - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.9.

Kết cấu khỏch quốctế đến Việt Nam thời kỳ 1995-2002 chia theo thị trường khỏch Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 3.11: Kết cấu doanh thu du lịch Việt Nam thời kỳ 1995- 2001phõn theo loại hỡnh kinh doanh - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.11.

Kết cấu doanh thu du lịch Việt Nam thời kỳ 1995- 2001phõn theo loại hỡnh kinh doanh Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 3.12: Kết cấu giỏ trị sản xuất ngành du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2001.     - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.12.

Kết cấu giỏ trị sản xuất ngành du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2001. Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 3.14: Cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động tổng số khỏch  giai đoạn 1995 – 2002 - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.14.

Cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động tổng số khỏch giai đoạn 1995 – 2002 Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 3.15: Xu thế biến động tổng số khỏch giai đoạn 1995-2002 Chỉ tiờuHàm tuyến tớnh Hàm bậc hai Hàm mũ - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.15.

Xu thế biến động tổng số khỏch giai đoạn 1995-2002 Chỉ tiờuHàm tuyến tớnh Hàm bậc hai Hàm mũ Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bảng 3.151: Dự đoỏn tổng số khỏch giai đoạn 2003-2005 - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.151.

Dự đoỏn tổng số khỏch giai đoạn 2003-2005 Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 3.17: Xu thế biến động khỏch nội địa giai đoạn 1995-2002 Chỉ tiờuHàm tuyến tớnh Hàm bậc hai Hàm mũ - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.17.

Xu thế biến động khỏch nội địa giai đoạn 1995-2002 Chỉ tiờuHàm tuyến tớnh Hàm bậc hai Hàm mũ Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng 3.171: Kết quả dự đoỏn khỏch nội địa - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.171.

Kết quả dự đoỏn khỏch nội địa Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng 3.18: Cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động lượng khỏch quốctế đến Việt Nam giai đoạn 1995 - 2002. - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.18.

Cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động lượng khỏch quốctế đến Việt Nam giai đoạn 1995 - 2002 Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng 3.19: Xu thế biến động khỏch quốctế giai đoạn 1995-2002 Chỉ tiờuHàm tuyến tớnh Hàm bậc hai Hàm mũ - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.19.

Xu thế biến động khỏch quốctế giai đoạn 1995-2002 Chỉ tiờuHàm tuyến tớnh Hàm bậc hai Hàm mũ Xem tại trang 91 của tài liệu.
Bảng 3.2 0: Lượngkhỏch quốctế đến Việt Nam thời kỳ 1995 –2002 chia theo thỏng.                                                          - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.2.

0: Lượngkhỏch quốctế đến Việt Nam thời kỳ 1995 –2002 chia theo thỏng. Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng3.22: Chỉ số thời vụ cỏc thỏng về lượng khỏch quốctế giai đoạn 1995 - 2002 - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.22.

Chỉ số thời vụ cỏc thỏng về lượng khỏch quốctế giai đoạn 1995 - 2002 Xem tại trang 95 của tài liệu.
Bảng 3.23: Dự đoỏn lượng khỏch quốctế theo mụ hỡnh tuyến tớnh cú điều chỉnh theo chỉ số thời vụ cỏc thỏng giai đoạn 1995 - 2002 - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.23.

Dự đoỏn lượng khỏch quốctế theo mụ hỡnh tuyến tớnh cú điều chỉnh theo chỉ số thời vụ cỏc thỏng giai đoạn 1995 - 2002 Xem tại trang 96 của tài liệu.
Bảng 3.24: Kết quả xõy dựng bốn mụ hỡnh san bằng mũ về  lượng khỏch quốc tế giai đoạn 1995 - 2002 - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.24.

Kết quả xõy dựng bốn mụ hỡnh san bằng mũ về lượng khỏch quốc tế giai đoạn 1995 - 2002 Xem tại trang 97 của tài liệu.
Bảng 3.26: Bảng tớnh toỏn cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động doanh thu du lịch Việt nam thời kỳ 1995 – 2002. - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.26.

Bảng tớnh toỏn cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động doanh thu du lịch Việt nam thời kỳ 1995 – 2002 Xem tại trang 98 của tài liệu.
Bảng 3.27: Kết quả hồi quy tổng doanh thu theo thời gian - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.27.

Kết quả hồi quy tổng doanh thu theo thời gian Xem tại trang 99 của tài liệu.
Bảng 3.27.1: Kết quả dự đoỏn doanh thu du lịch giai đoạn 2003-2005 - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.27.1.

Kết quả dự đoỏn doanh thu du lịch giai đoạn 2003-2005 Xem tại trang 100 của tài liệu.
Bảng 3.28: Bảng tớnh toỏn cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động thu nhập xó hội về du lịch thời kỳ 1995 – 2002. - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.28.

Bảng tớnh toỏn cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động thu nhập xó hội về du lịch thời kỳ 1995 – 2002 Xem tại trang 101 của tài liệu.
Bảng 3.29: Bảng tớnh toỏn cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động của GTSX ngành du lịch Việt nam giai đoạn 1995 – 2002. - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.29.

Bảng tớnh toỏn cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động của GTSX ngành du lịch Việt nam giai đoạn 1995 – 2002 Xem tại trang 102 của tài liệu.
Bảng 3.30: Xu tthế biến động GTSX - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.30.

Xu tthế biến động GTSX Xem tại trang 103 của tài liệu.
Bảng 3.31: Tớnh toỏn cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động GTTT du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2002. - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.31.

Tớnh toỏn cỏc chỉ tiờu phõn tớch biến động GTTT du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2002 Xem tại trang 104 của tài liệu.
Bảng 3.32: Xu thế biến động GTTT giai đoạn 1995-2002 - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.32.

Xu thế biến động GTTT giai đoạn 1995-2002 Xem tại trang 105 của tài liệu.
Bảng 3.32.1: Kết quả dự đoỏn GTTT giai đoạn 2003-2005 - Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động du lịch ở Việt Nam

Bảng 3.32.1.

Kết quả dự đoỏn GTTT giai đoạn 2003-2005 Xem tại trang 105 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan