Kiến thức cha me cần biết - Phần 5 pptx

6 270 0
Kiến thức cha me cần biết - Phần 5 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cho con cơ hội Không có gì phải bàn cãi về việc một đứa trẻ con một ít khi có cơ hội được chơi đùa với những đứa trẻ khác. Vì vậy cần phải gởi bé vào nhóm cha mẹ và con, nhóm bạn cùng chơi – cùng học, hoặc nhà trẻ, hoặc cũng có thể rủ những đứa bé hàng xóm vào nhà cùng chơi với bé. Học tập và đùa giỡn với bạn bè còn giúp bé xây dựng lòng tự tin khi đứng trước đám đông. Hướng dẫn và khuyến khích trẻ tự làm những công việc cá nhân hàng ngày của bé. Nhưng không phải bé thích làm lúc nào thì làm mà phải có kế hoạch. Vạch rõ mục đích của việc bạn cho phép bé được tự do làm một số việc như dọn dẹp đồ chơi trong phòng của bé vào mỗi buổi chiều. Hướng dẫn bé thật kỹ như “Tự con để trái banh đó lên đầu tủ, tự con bỏ sách vở vô cặp ” thì rõ ràng hơn so với “Dọn cái phòng cho sạch coi!” Quan sát kết quả làm việc của bé và xem xét, nếu thấy trẻ có khả năng làm tốt các việc được giao thì giao cho nó thêm vài việc nữa. Vì khi bạn cho trẻ tự mình làm một số việc, trẻ sẽ giảm bớt phụ thuộc vào bạn nhưng lưu ý rằng điều đó không có nghĩa là trẻ thích được như vậy, đôi khi trẻ sẽ kháng cự. Hãy kiên nhẫn! Quan trọng nhất là biết khen ngợi, khuyến khích trẻ khi nhận ra bé đã biết suy nghĩ và làm tốt việc của nó. Con ngoan càng dễ bị bỏ rơi Bố mẹ bé Mai không tin được khi biết cô con gái 14 tuổi ngoan ngoãn, học rất giỏi của mình lại có thể tự tử. Gia cảnh khá giá, con gái luôn được xem là "ngôi sao", họ không ngờ cô bé lại trải qua những cơn bão lòng ghê gớm đến mức không thể chịu nổi. Mai xinh xắn, ngoan ngoãn, từ khi đi học luôn đứng đầu lớp. Cô bé luôn được cô giáo khen ngợi và nêu gương với các bạn khác. Các bậc phụ huynh thì lấy Mai để so sánh với con mình những lúc không vừa ý. Cha mẹ Mai tự hào nghĩ rằng con mình là một cô bé may mắn, hạnh phúc vì được trời phú cho nhiều thứ, rằng mình chỉ cần cung cấp cho con mọi tiện nghi là đủ. Không ai biết là Mai rất cô đơn. Từ nhỏ, cô bé chỉ có một người bạn duy nhất, gắn bó như hình với bóng. Không hiểu vì lý do gì, người bạn ấy tự tìm đến cái chết. Mai mất nơi bấu víu khi bạn bè cùng lớp luôn tỏ ra thù địch với em. Nhiều học sinh nói bóng gió, hoặc nói thẳng rằng thực ra Mai chả giỏi giang gì, chẳng qua bố mẹ quen biết, có tiền nên điểm mới cao thế. Mai không biết cách hòa nhập với các bạn, trong lòng lại chỉ tưởng nhớ đến người bạn đã mất nên càng ngày, mấy nhóm học sinh trong lớp càng ra mặt tẩy chay và công khai khích bác em. Có lần tan học, một số học sinh còn đón đường xúc phạm Mai và xông vào xé áo cô bé. Trở về nhà, Mai lặng lẽ tìm cách vá lại những chỗ rách, rồi bỏ tiền tiết kiệm ra mua đồ mới, tuyệt nhiên không hé răng với bố mẹ. Sau một lần bị một người bạn đem điều tâm sự gửi gắm ra bêu riếu trước mọi người, Mai tuyệt vọng, mất lòng tin và quyết định tự tử. Chỉ đến khi đó, bố mẹ em mới biết con gái mình không phải là một đứa trẻ hạnh phúc. Trường hợp của Quyên cũng tương tự. Cô nữ sinh 15 tuổi này cũng ngoan ngoãn, lễ phép, học tốt. Ngoài việc thường xuyên dự các kỳ thi học sinh giỏi, Quyên còn làm bố mẹ vui lòng vì luôn về nhà đúng giờ sau khi tan lớp, và không bị lôi cuốn vào xu hướng ăn chơi như nhiều bạn cùng lứa. Do quan điểm của bố mẹ về một trẻ ngoan khá nghiêm khắc nên Quyên không bao giờ kể chuyện bạn bè trường lớp với phụ huynh, chỉ thông báo những việc liên quan đến học tập. 15 tuổi, cô bé lần đầu tiên thích một bạn trai. Em coi tình cảm ấy là tội lỗi, vì còn bé không được phép yêu. Nhưng tình cảm càng đè nén càng hành hạ Quyên khổ sở. Cô bé không thể tập trung học hay làm bất cứ điều gì, đứng ngồi không yên, suốt ngày thở dài. Rồi cậu bạn ấy cũng nhận ra tình cảm của Quyên và tỏ ý đáp lại. Quyên cố sức đấu tranh với bản thân và cuối cùng nhận lời yêu. Cô bé như lấy lại sức sống và sự hoạt bát, nhưng cũng có những lúc trầm uất vì nghĩ mình đang làm một điều không tốt. Trạng thái thứ hai này ngày một nặng nề khi cô bé không thể từ chối đòi hỏi của bạn trai về xác thịt, và lên đến đỉnh điểm khi phát hiện mình mang thai, phải bỏ. Quyên thấy mình là đứa con gái hư hỏng nhất trần đời, phụ công bố mẹ giáo dưỡng, không xứng đáng với sự tin cậy của mọi người. Em khổ sở khi nghe một lời khen dành cho mình, giật mình sợ hãi khi nghe ai nhắc đến tên cậu bạn hoặc chủ đề yêu đương, tình dục trước hôn nhân, nghĩ chuyện của mình đã bị phát hiện. Quyên không thiết chơi, không thiết học, đụng đâu quên đấy, làm gì cũng hỏng, ngay cả những bản nhạc yêu thích cũng làm cô bé chán ngán. Đến khi kết quả học tập của Quyên tụt dốc thảm hại, bố mẹ cô bé mới nhận ra con gái mình có tâm trạng không bình thường. Họ đưa con đến chuyên gia tâm lý và được biết Quyên bị trầm cảm. Nhờ được điều trị kịp thời, Quyên đã trở lại bình thường. Em không ngờ rằng sau chuyện "tày trời" đó, mình vẫn được bố mẹ yêu thương và đón nhận. "Những tưởng trẻ con chỉ có ăn, chơi và học thôi, không ngờ cũng lắm chuyện rắc rối đến thế" - câu nói của bố Quyên cũng là suy nghĩ của nhiều phụ huynh khác có con ngoan, học giỏi. Họ cho rằng tâm hồn trẻ thơ rất đơn giản, rằng chỉ cần yêu thương, cung cấp cho con một cuộc sống sung túc là đủ. Một số người khi thấy con băn khoăn vướng mắc về tình cảm thì nghiêm khắc giáo huấn vì cho rằng "sướng quá hóa hư", và thế là trẻ không bao giờ mở lòng ra với bố mẹ nữa. Người lớn thấy thế lại tưởng "cơn dở hơi" đã qua và trẻ đã trở lại bình thường, trong khi có thể các em đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Tiến sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám TuNa - Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và phát triển cộng đồng (số 26, ngõ 259/5 Phố Vọng, Hà Nội), cho rằng, bố mẹ thường không hiểu hết về thế giới nội tâm của con cái nên dễ sinh ra chủ quan, thiếu quan tâm. "Thường người ta chỉ lo lắng khi con có khuyết tật, hoặc hư hỏng, học dốt. Còn những đứa trẻ ngoan lại thường bị bỏ quên, không biết gì về tâm tư tình cảm của nó" - bà Bưởi nói. Thực ra, thế giới nội tâm của những trẻ này không phải lúc nào cũng bằng phẳng như người lớn vẫn tưởng. Các em cũng có những nỗi buồn, những biến cố trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng có khi cô đơn và đau khổ nữa. Nếu bố mẹ không để ý sẽ không thể nhận ra. Trẻ ngoan lại thường có xu hướng không muốn làm cha mẹ buồn lòng, hoặc nghĩ nếu nói ra sẽ bị phê phán, sẽ làm bố mẹ thất vọng. Vì vậy, nỗi cô đơn, lo lắng, khổ sở cứ để trong lòng không được chia sẻ. Nhiều trẻ ngoan, chăm học lại ít giao tiếp, sống khép mình nên các vấn đề nội tâm lại càng choán chỗ nhiều trong cuộc sống của các em. Nhiều khi, gánh nặng tâm tư đó trở nên quá sức chịu đựng đối với một tâm hồn còn non nớt. Theo tiến sĩ Bưởi, để con không gặp những cơn khủng hoảng về tinh thần, cha mẹ nên bỏ qua thành kiến "trẻ con biết gì" để trân trọng đời sống tinh thần của trẻ. Cần thực sự lắng nghe con, hòa mình vào thế giới của trẻ để hiểu con mình muốn gì. "Mỗi ngày, hãy khuyến khích trẻ kể chuyện trường lớp, bạn bè của nó và thực sự lắng nghe, chia sẻ. Như thế, bố mẹ sẽ được trẻ tin cậy để gửi gắm nỗi niềm. Và sự gần gũi này cũng giúp bố mẹ nhận ra ngay những thay đổi của con" - bà nói. Tiến sĩ Bưởi cũng nhấn mạnh, việc lắng nghe con cái phải dựa trên tinh thần bình đẳng gần như bạn bè thì trẻ mới cởi mở lòng mình được: "Đừng hỏi han con theo kiểu áp đặt gia trưởng, cũng đừng phán xét, nếu không trẻ sẽ sợ hãi và xa lánh, con đường để bố mẹ đến với nội tâm của trẻ sẽ xa thêm". . không gặp những cơn khủng hoảng về tinh thần, cha mẹ nên bỏ qua thành kiến "trẻ con biết gì" để trân trọng đời sống tinh thần của trẻ. Cần thực sự lắng nghe con, hòa mình vào thế giới. không vừa ý. Cha mẹ Mai tự hào nghĩ rằng con mình là một cô bé may mắn, hạnh phúc vì được trời phú cho nhiều thứ, rằng mình chỉ cần cung cấp cho con mọi tiện nghi là đủ. Không ai biết là Mai. quen biết, có tiền nên điểm mới cao thế. Mai không biết cách hòa nhập với các bạn, trong lòng lại chỉ tưởng nhớ đến người bạn đã mất nên càng ngày, mấy nhóm học sinh trong lớp càng ra mặt tẩy chay

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan