Chế độ một cửa của hệ thống mạng LAN

2 475 0
Chế độ một cửa của hệ thống mạng LAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chế độ một cửa của hệ thống mạng LAN

Chế độ một cửa của hệ thống mạng LAN Tin ngày 18/4/2005 Hữu Lương, Sở NN & PTNT An Giang Mạng máy tính cũng là một tổ chức xã hội hẵn hoi, bạn có biết điều này không? Ban đầu cách đây vài chục năm một máy tính có thể chiếm diện tích bằng cả một phòng làm việc, việc xử lý tính toán cũng rất chậm, thế rồi các nhà khoa học liên tục nghiên cứu để phát triển và dần dần tiến tới máy tính như hiện nay gọi là PC (Personal Computer) hay là máy tính cá nhân… Khi máy tính cá nhân ra đời để… cá nhân sử dụng thì một nhu cầu mới lại phát sinh, làm sao cho 2 máy tính giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau, thế là khái niệm mạng (NetWorking) ra đời. Đầu tiên người ta chỉ hy vọmg nối 2 máy tính lại với nhau bằng vật lý và cáp (cable) là chọn lựa đúng đắn nhưng cáp ngày đó không tiến bộ như cáp bây giờ (dĩ nhiên thôi), đại khái là như vậy, nhưng cách thức để kết nối không dễ dàng như bây giờ, thậm chí ngày nay còn có thể kết nối một hệ thống mạng mà không cần cáp, đó là thế hệ mạng không dây… dĩ nhiên điều này hoàn toàn do tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin mà các phần mềm, các hệ điều hành (Windows, Unix và Linux luôn phát triển không ngừng) giúp giải quyết hầu như mọi chuyện. Tuy nhiên bài viết này không có ý định đào sâu về quá trình phát triển mạng mà chỉ muốn nói đến một cấu trúc mạng có thể tạm gọi là “Mô hình xã hội” trong một hệ thống mạng LAN nó như thế nào và chúng ta có thể mường tượng đến chính sách một cửa như mục tiêu của việc cải cách hành chính đang hướng tới . Mạng LAN theo một ý nghĩa thông thường là một hệ thống mạng cục bộ nối kết nhiều máy tính lại với nhau với nhiều mục đích cụ thể khác nhau để cho việc trao đổi thông tin trong một cơ quan được tiện lợi hơn, giới hạn về khoảng cách là không quá 100 m hay chính xác hơn là từ 0,25 – 85 m. Mạng LAN có 2 mô hình chính đứng về góc độ quản lý: WorkGroup: Các máy nối kết với nhau có thể trao đổi thông tin với nhau nhưng không phân biệt quyền hạn, mỗi máy sẽ làm các việc của mình một cách độc lập và khi cần thì nhờ các ứng dụng dịch vụ sẵn có của hệ điều hành để trao đổi thông tin với nhau bằng giao thức truyền file FTP (File Transfer Protocol). Mô hình này đề nghị hệ thống mạng có dưới 10 máy tính. Domain: Có thể nói nôm na là miền, trong đó có thể có nhiều hơn 10 host (máy tính, máy in…), hoặc có thể là nhiều mạng LAN kết nối với nhau. Trong quản trị mạng, mô hình Domain thuận tiện cho việc quản trị hơn, nó có tính cách tập trung hơn. Ở mô hình này máy Server (máy chủ hay chính xác hơn là máy phục vụ) và máy client (máy khách hay chính xác hơn là các máy cá nhân) có sự phân biệt rõ ràng về mặt quản lý. Trong một Domain, dữ liệu (Data) và nhiều ứng dụng (Application) có thể đặt ở máy Server và các máy client truy cập vào máy này để làm việc với những chính sách (policy) do máy server này qui định. Cho nên có thể nói chính xác hơn là các máy client yêu cầu Server đúng với chính sách qui định của nó thì nó sẽ sẵn sàng phục vụ theo đúng các yêu cầu tương tự như các công dân “sống và làm việc” theo pháp luật vậy. * Vấn đề đặt ra là tại sao lại cho rằng nó là chính sách một cửa: Thứ nhất: Server phải cấp các chứng nhận (Certify; tương tự như cấp chứng minh nhân dân cho các công dân) cho các máy client và các máy client sử dụng chứng nhận này để truy cập (access) vào máy Server, khi Server kiểm tra đúng chứng nhận do nó cấp thì nó sẽ cho client đó truy cập vào tài nguyên (resource) chứa trên nó để thực hiện các công việc theo đúng chức năng của chứng nhận đã được cấp. Việc sử dụng tài nguyên cũng được thiết đặt dựa vào các chức năng chính sách mà máy Server đã qui đinh sẵn. Thứ hai: Tất cả các yêu cầu đầu vào và đâu ra đều nằm ngay trên Server. Khi nó xác thực một máy client truy cập vào thì nó sẽ xuất ra các dữ liệu theo yêu cầu mà các máy client đòi hỏi… với điều kiện là các máy client đó phải đúng là thuộc hệ thống của nó, điều kiện duy nhất là đúng username và password mà nó đã cấp trước đó không thể khác được. Thứ ba: Mọi vấn đề đều nằm ngay trên một máy server, từ một cửa duy nhất, vào cũng cửa đó mà ra cũng chính ở cửa đó. Điều quan trọng là cách tổ chức rất khoa học của nó, mọi chính sách đều được thiết đặt trước đó và cứ thế mà thực hiện, không thiên vị và không bị áp lực nào khác ngoài việc chứng nhận mà nó đã cấp. Vậy mà mọi việc cứ thế đều trôi chảy. Thứ tư: Việc thiết đặt các chính sách không đòi hỏi nhiều nhân lực, chỉ cần một người quản trị am hiểu về cách thiết đặt các chính sách trên máy Server mà thôi. Vậy mà khả năng phục vụ của nó thật vô cùng to lớn, nó có thể phục vụ như là cả một bộ máy hành chính thực thụ, rất ít sai sót trừ phi việc thiết đặt không đúng. Từ mô hình của một hệ thống mạng như đã nêu ở trên cho thấy rằng mạng máy tính từ lâu đã áp dụng mô hình một cửa trong việc quản lý các công việc, theo thiển ý điều này cho thấy rằng mô hình một cửa trong quản lý là một mô hình có thể nói là rất khoa học và rất nên thực hiện vì rằng nó rất khoa học và có thể giúp tinh gọn bộ máy hành chính, điều còn lại là phải có chính sách thích hợp giúp cho việc quản lý đúng đắn và hợp lý hơn… . Chế độ một cửa của hệ thống mạng LAN Tin ngày 18/4/2005 Hữu Lương, Sở NN & PTNT An Giang Mạng máy tính cũng là một tổ chức xã hội. đến chính sách một cửa như mục tiêu của việc cải cách hành chính đang hướng tới . Mạng LAN theo một ý nghĩa thông thường là một hệ thống mạng cục bộ nối

Ngày đăng: 31/01/2013, 16:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan