SANGKIENKINHNGHIEM

13 397 0
SANGKIENKINHNGHIEM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯỜNG TH AN HIỆP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY D NG L P H C THEO N M N I DUNGỰ Ớ Ọ Ă Ộ “XÂY D NG TR NG H C THÂN THI N,Ự ƯỜ Ọ Ệ H C SINH TÍCH C C”Ọ Ự Đề tài thuộc lĩnh vực chun mơn: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Họ tên người thực hiện: Lê Ngun Khang Chức vụ: Giáo viên Sinh hoạt tổ chun mơn: Khối 4,5 & Bộ mơn An Hiệp, tháng 3 năm 2010 1 PHẦN MỞ ĐÀU I/Bối cảnh của đề tài: Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Sau đó Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bến Tre và PGD&ĐT Châu Thành có các văn bản chỉ đạo việc hưởng ứng Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT. Trường Tiểu học An Hiệp là một trong ba trường được chọn làm điểm của huyện, đã xây dựng kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013. Nhà trường đã tập trung tất cả cho việc thực hiện kế hoạch này với cả năm nội dung. Qua năm học 2008-2009, nhà trường đạt được nhiều thành tựu đã được ngành ghi nhận và BGD&ĐT đã tặng Bằng khen cho đồng chí trưởng ban chỉ đạo. Nhà trường đang tiếp tục thực hiện kế hoạch với những công việc cụ thể trong năm học 2009-2010. Việc xây dựng một lớp học theo năm nội dung trên là một trong những nhiệm vụ cụ thể, chi tiết để đóng góp vào thành công của trường. Tuy nhiên với một lớp học thì cách thực hiện năm nội dung đơn giản hơn, mức độ nhỏ hơn. II/Lý do chọn đề tài Từ nhận định lớp học có những yêu cầu của các nội dung đơn giản hơn, cần lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ: Trang trí lớp “Xanh” khác với cảnh quang của nhà trường nhưng nó là bộ phận đóng góp nên khung cảnh của trường thêm “Xanh”. Song song với nội dung 1 thì nội dung 2-3 thực hiện ngay tại lớp, 2 tại bản thân giáo viên và học sinh là thực tế nhất, bản thân nhận thấy: xây dựng lớp học theo năm nội dung trên là một bộ phận làm nên “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, là một thành viên của Ban chỉ đạo đồng thời là giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân chọn đề tài: Một sồ biện pháp xây dựng lớp học theo năm nội dung “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đó là lý do chọn đề tài. III/Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu năm nội dung của Chỉ thị 40/2008/CT- BGD&ĐT với những việc làm cụ thể trên lớp 4/3 trường Tiểu học An Hiệp trong năm học 2009-2010. IV/Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu đề tài và thực hiện, bản thân muốn đúc kết những việc làm phù hợp cho việc hưởng ứng xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua đó bản thân có những định hướng và bước đi cụ thể cho những năm học tiếp theo. Đồng thời nếu có đồng nghiệp quan tâm sẽ trao đổi, hướng dẫn thêm cho chủ thể của đề tài này. Bản thân thực hiện đề tài góp phần khẳng định việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì công tác giáo dục và giảng dạy học sinh hiệu quả hơn, tạo lòng tin của phụ huynh và toàn xã hội đối với ngành giáo dục nói chung và từng cán bộ giáo viên nói riêng. V/Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Học sinh nhận thức cao hơn về Chân, Thiện, Mỹ, An tòan. Kỹ năng sống được rèn luyện, thay đổi theo hướng tích cực và nâng cao. Học sinh hoạt bát, tự tin, mạnh dạn trao đổi hơn. Phụ huynh quan tâm nhiều đến chất lượng học tập, đạo đức của học sinh. 3 PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX và được triển khai có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, phối hợp với UNICEF, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã làm thí điểm nhiều năm qua ở một số trường trong cả nước, từ kết quả thí điểm, Bộ GD&ĐT chủ trương tiến hành đại trà trong cả nước cho đến năm 2013. Thực hiện “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm mục đích hết sức rõ ràng: Theo đó các địa phương cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an tòan, thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu xã hội. Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp, hiệu quả. II/Thực trạng của vấn đề: Lớp có 33 học sinh nữ 15 Tổng số đội viên: 24 Số học sinh nghèo: 2 (có sổ chứng nhận), 7 cận nghèo. Số học sinh có hòan cảnh đặc biệt ( không cha, không mẹ,…) 07 Số học sinh diện chính sách: 01 4 Kết quả học tập năm trước: Giỏi: 16 Khá: 10 Trung bình: 7 Khi thực hiện đề tài bản thân gặp những khó khăn và thuận lợi như sau: * Thuận lợi: - Trường đã đạt chuẩn quốc gia nhiều năm qua nên nền nếp, chất lượng giáo dục, phong trào ổn định, học sinh tích cực. - Năm học 2008-2009 nhà trường đã thực hiện Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” rất hiệu quả và các nội dung được thực hiện đủ, nền nếp. - Nhà trường đang tiếp tục thực hiện kế hoạch: Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Năm nội dung đều được triển khai thường xuyên, uyển chuyển phù hợp điều kiện từng lúc. - Bản thân nghiên cứu kỹ năm nội dung. - Lớp học: giáo viên những năm trước cũng đã xây dựng nền nếp tốt, học sinh tích cực, phụ huynh quan tâm. * Khó khăn: -Lớp có nhiều học sinh có hòan cảnh khó khăn, nghèo. -Các em hầu hết ở xa trường: ở ấp An Hòa, Tường Đa, Sơn Hòa, - Bản thân mới chủ nhiệm lớp ( dạy thể dục chuyển sang) nên những kỹ năng chủ nhiệm, kỹ năng giao tiếp với học sinh, phụ huynh còn rất nhiều hạn chế. 5 III/Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Bản thân chọn lựa các việc làm cụ thể cho từng nội dung gắng với lớp học như sau: Ngay từ đầu năm học giáo viên xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức cho học sinh nắm vững năm nội dung của chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT. Phát huy tốt tổ chức Đội TNTP, Ban chỉ huy chi đội là lực lượng nồng cốt. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách Đội TNTP trong tất cả các phong trào: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hai không, Tiếp hào khí Thăng Long… Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với tất cả giáo viên năng khiếu : Âm nhạc, thể dục, Tiếng Anh,…trong các phong trào, hội thi… Tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm,… Xây dựng các câu lạc bộ: Đá cầu, cờ vua, nhảy dây,… Tổ chức cho học sinh đăng ký không tham gia các tệ nạn xã hội,… Giáo viên theo học lớp hướng dẫn soạn giáo án điện tử, thực hiện các tiết dạy trình chiếu điện tử nâng cao hiệu quả học tập của học sinh,… IV/Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: * Nội dung thứ nhất: - Có cây xanh trong lớp, hành lang: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các dụng cụ thừa ở gia đình như chai, lọ nhựa để trồng hoa, canh cảnh. Lang cang lớp có 34 thanh sắt, lớp có 33 học sinh thế thì giáo viên cũng có một lọ trồng cây như các em để vừa đủ 34 lọ cho 34 thanh sắt. Giáo viên và học sinh chăm sóc vườn trường: giáo viên trực tiếp quan sát , hướng dẫn học 6 sinh chăm sóc cây, làm cỏ và giới thiệu thêm về tên, công dụng một số loài cây trồng ở vườn trường. - Giáo viên thường xuyên hướng dẫn và cùng học sinh vệ sinh sân chơi, lớp học, bảo quản lớp học: không để mất cắp, không vẽ lên bàn, vách tường. Khi làm vệ sinh học sinh phải đeo khẩu trang. - Giáo viên và cán bộ lớp luôn nhắc nhở học sinh giữ vệ sinh nhà vệ sinh, nam giám sát nam, nữ giám sát nữ và nhắc nhau thực hiện. - Học sinh đi học phải có nước sạch mang theo để uống, giáo viên sắp xếp cho các em một bàn riêng để các em để nước chai đựng nước. - An toàn: Giáo dục học sinh ý thức tự bảo vệ mính: đội nón bảo hiểm khi đi xe gắn máy cùng phụ huynh, đi đường đúng luật giao thông và an toàn qua các hình ảnh, nhắc nhở thường xuyên, nhắc nhở các em gái tự bảo vệ mình, cảnh giác trước người lạ mặt, không em nào được mang nữ trang quí đến trường, các em khi vui đùa không chạy quá nhanh, vận động không quá mạnh. Trong phiên họp phụ huynh học sinh giáo viên mạnh dạn trao đổi yêu cầu phụ huynh các em nữ quan tâm cách ăn mặc của các em: sạch, kín đáo, … - Lớp sạch, đẹp. - An tòan: không học sinh bị tai nạn. - Vệ sinh cá nhân tốt, sạch. * Nội dung thứ hai: - Giáo viên chuẩn bị bài trước khi lên lớp đầy đủ hàng ngày. - Dự giờ học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân. - Học hỏi, trao đổi miệng với đồng nghiệp cùng khối, cùng đơn vị và khác đơn vị về phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý học sinh. - Soạn giảng chú trọng đến nhiệm vụ học tập của học sinh. 7 - Bài giảng có hệ thống câu hỏi phân hóa đối tượng. - Giảng dạy có sử dụng công nghệ thông tin: Truy cập tìm thông tin, hình ảnh, sử dụng phần mềm VNPT Shool để thông báo kết quả học tập của học sinh, trình chiếu giáo án PowerPoint. - Tự làm đồ dùng dạy học những bài còn thiếu. - Học sinh được nêu ý kiến, tự chọn nhóm thảo luận, nhóm phân vai. - Giáo viên phân công học sinh kèm nhau, giúp nhau học tập. - Tôn trọng học sinh: không nói học sinh nói sai, chấp nhận mức độ hiểu của từng em là khác nhau, động viên học sinh chưa tự tin. - Quan tâm đến sự chuẩn bị bài trước ở nhà của học sinh, học sinh kiểm nhau và báo cáo cho giáo viên ( vì: có chuẩn bị bài trước các em đến lớp sẽ vui, tự tin và sẽ dễ khắc sâu kiến thức mới. Những phần nào chưa biết khi đến lớp được trao đổi hiểu ra một cách vỡ òa, bùng nỗ giúp các em tự tin, nhớ sâu. Các em sẽ có ý để trao đổi, hỏi thêm mở rộng kiến thức.) - Quan tâm đến các em học sinh có hòan cảnh khó khăn để động viên, khi nhận xét, đánh giá học sinh cũng quan tâm, yêu cầu nhẹ nhàng hơn ở các em này. - Các em được giáo viên trình chiếu cho xem ảnh hoạt động của Bác Hồ, Lê Văn Tám, Kim Đồng. -Các em được học 3 tiết giáo án trình chiếu PowerPoint môn toán ( 2 tiết), Mỹ thuật. - Giáo viên được kiểm tra hoạt động sư phạm và được đoàn đánh giá: Tốt. * Nội dung thứ ba: -Giáo dục bình đẳng giới cho học sinh: nam cũng phải quét lớp, mang nước chải răng, dọn nhà vệ sinh nam… 8 - Giáo dục các em trong lớp phải quý trọng nhau, nói năng lịch sự, hòa đồng trong vui chơi, học tập. -Gặp gỡ trao đổi, thăm hỏi các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, chọn 2 em nhận quà tết của trường. - Các em được học tập, thảo luận nhóm thường xuyên rèn kỹ năng giao tiếp. - Tổ chức cho các em vui chơi theo câu lạc bộ đã đăng ký: cầu lông, nhảy dây, đánh cờ,… - Thường xuyên nhắc nhở các em và cho các em học sinh giám sát nhau tiết kiệm giấy, mực, tiền,… - Có hai em hay sáng tác thơ: giáo viên xem, khen ngợi, đóng góp cho các em. - Trước kihi báo cáo sinh hoạt lớp, các tổ có 10 phút thảo luận, tổng kết, đề cử sau đó từng bạn thay phiên báo cáo, ai cũng được đại diện tổ. - Học sinh năng động, tự tin, ứng xử tốt.( đồng nghiệp dự giờ đánh, giáo viên bộ môn hay chọn lớp để thao giảng, dạy thi tay nghề), có nhiều em có kỹ năng tổ chức nhóm. - Không có trường hợp học sinh đánh nhau. - Học sinh vui chơi hòa nhã, đoàn kết. - Chăm sóc vườn trường 6 lần. * Nội dung thứ tư: - Giáo viên vui chơi với học sinh ở giờ chơi: đá cầu hoặc đánh cờ,… - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động của trường: Trò chơi dân gian, hội thao,… - Động viên các em trong đội năng khiếu tham gia tập văn nghệ,… - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi lồng vào sinh hoạt lớp: cò chẹp, ném vòng,… 9 -Tham gia bóng đá cấp trường, giáo viên chủ nhiệm bận làm trọng tài, học sinh nam tự điều động, tổ chức các bạn thi đấu, thua nhưng không mất đòan kết. - Tham gia đầy đủ các môn trong hội thao cấp trường ( 3 hạng nhất), có 1 em được chọn vào đội tuyển bóng đá của trường. * Nội dung 5: - Tổ chức cho các em chăm sóc hoa, quét dọn rác, làm cỏ đền thờ liệt sĩ. - Chuẩn bị cho học sinh tham quan về nguồn. - Chương trình Tiếp hào khí Thăng Long, ngoài việc thi đua ghi điểm mười, khi đến phiên lớp trực, giáo viên cho các em tập và kể chuyện anh hùng dân tộc cho học sinh cả trường nghe: Ngô Quyền. - Viếng Đền thờ Liệt Sĩ xã An Hiệp 1 lần, nghe báo cáo ý nghĩa 22/12 1 lần. PHẦN KẾT LUẬN I/ Những bài học kinh nghiệm: - Bám sát kế hoạch của nhà trường, cụ thể hóa với lớp. - Học hỏi nhiều ở đồng nghiệp. - Huy động sự hỗ trợ của phụ huynh. II/Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm; Sáng kiến kinh nghiệm sẽ cho bản thân nhiều kết luận và bài học để những năm sau thực hiện công tác chủ nhiệm tốt hơn và góp phần làm nên thắng lợi của đơn vị trong việc hưởng ứng phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013. III/Khả năng ứng dụng, triển khai; - Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ ở mức độ hẹp, đơn giản, biện pháp không nhiều có thể áp dụng được cho mọi lớp học, song việc bổ sung thêm 10

Ngày đăng: 01/07/2014, 18:00

Mục lục

  • SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan