Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành Du lịch

67 22.2K 61
Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành Du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành Du lịch

SV: Hoàng Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà Mục lục Lời mở đầu A) Tổng quan về tình hình ngành Du lịch B) Các nhân tố tác động qua lại với ngành Du lịch I. Khí hậu và môi trường tác động đến ngành Du lịch……… 6 II. Dịch bệnh tác động đến Du lịch…………………………… .25 III. Kinh tế tác động đến Du lịch………………………………….33 IV. Chính sách tác động đến Du lịch…………………………….44 Lời kết Lời mở đầu 1 SV: Hoàng Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà Trong thời kỳ kinh tế Việt Nam bước vào thời mở cửa, Việt Nam ta gia nhập vào WTO, Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng một phần quan trọng vào GDP của đất nước. Nhưng bên cạnh đó, ngành du lịch cũng đứng trước rất nhiều thử thách mới, và nhiều khó khăn trước mắt cần phải giải quyết. Ngành Du lịch là một ngành kinh tế nhạy cảm, chịu tác động và chi phối từ rất nhiều ngành khác, từ điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường, dịch bệnh, kinh tế - xã hội, chính trị , chính sách của Đảng và Nhà nước. Để có thể đưa ra những phương hướng và chiến lược sáng suốt và đúng đắn nhằm phát triển ngành Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta cần hiểu rõ những nhân tố tác động đến ngành Du lịch. Ở đây, tôi xin nêu ra 4 nhân tố chính cùng những tư liệu và lý luận phân tích của bản thân mong có thể góp một phần vào việc tìm hiểu về ngành Du lịch. 2 SV: Hoàng Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà A) Tổng quan về tình hình ngành Du lịch Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2008 Nguồn: Vụ Tài chính – TCDL Cập nhật: 02/01/2009, 15:01:42 Tổng cục Du lịch ước số liệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12 và cả năm 2008 do Tổng cục Thống kê cung cấp như sau: 1. Ước tính tổng số khách quốc tế trong tháng 12 năm 2008 đạt 375.995 lượt khách, tăng 34,3% so với tháng 11 năm 2008 và giảm 4,2% so với tháng 12 năm 2007. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 290.995 lượt khách, chiếm 77% (giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2007); khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 14.000 lượt khách, chiếm 4% (giảm 21,4% so với cùng kỳ năm 2007); khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 71 .000 lượt khách, chiếm 19% (giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2007). Trong tháng 12 năm 2008, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi là 242.591 lượt người, tăng 1,3% so với cùng kỳ 2007; khách đến vì công việc là 67.239 lượt người, giảm 17,6% so với cùng kỳ 2007; khách đến thăm thân là 48.190 lượt người tăng 0,4% so với cùng kỳ 2007; khách đếncác mục đích khác là 17.975 lượt người, giảm 23,9% so với cùng kỳ 2007. . 2. Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2008 đạt 3 SV: Hoàng Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà 4.253.740 lượt khách, tăng 0,6% so với năm 2007. Trong đó, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi là 2.631.943 lượt người, tăng 1% so với năm 2007; khách đến vì công việc là 844.777 lượt người, tăng 25,4% so với năm 2007; khách đến thăm thân là 509.627 lượt người, giảm 15,2% so với năm 2007; khách đếncác mục đích khác là 267.393 lượt người, giảm 23,3% so với năm 2007. . Một số thị trường khách tăng như: Singapo tăng 14,6%, Malaysia tăng 13,4%, Trung Quốc tăng 13,1%, Thái Lan tăng 9,6%, Úc tăng 4,5%, Mỹ tăng 2,2% so với năm 2007. Bên cạnh các nước tăng như ở trên thì cũng có một số nước giảm như: Nhật giảm 6,1%, Hàn Quốc giảm 5,5%, Đài Loan giảm 4,9%, Pháp giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2007. Du lịch nội địa: Thu hút khách bằng những sản phẩm mới 10/04/2009 Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam giảm đáng kể. Nhiều doanh nghiệp và nhiều địa phương đã tìm cách thu hút khách du lịch nội địa bằng những gói sản phẩm du lịch hấp dẫn với nhiều điểm đến mới, đồng thời đa dạng các sản phẩm du lịch. Đà Nẵng: tạo nhiều điểm du lịch mới Nhằm hút khách trong bối cảnh đang có sự suy giảm mạnh, UBND TP Đà Nẵng quyết định chọn một số địa điểm giải trí lành mạnh cho phép hoạt động về đêm đến 24 giờ, hỗ trợ kinh phí xây dựng các trích đoạn 4 SV: Hoàng Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà tuồng, xây dựng đội múa Chăm để tổ chức các show diễn phục vụ khách du lịch thường xuyên tại Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Thành phố tập trung phát triển dịch vụ đường sông, khảo sát tuyến mới, đóng mới tàu du lịch, lập các bến bãi thuận lợi và đề xuất chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đường thủy. UBND TP Đà Nẵng cũng chỉ đạo tập trung sửa chữa đường ra bán đảo Sơn Trà để xây dựng các tuyến tham quan mới trong mùa du lịch 2009. Dự kiến sẽ có 4 tuyến được hình thành, gồm tuyến vòng quanh bán đảo Sơn Trà từ đường Yết Kiêu lên đỉnh Sơn Trà, ra bãi Bắc và trở về bãi Bụt, với chiều dài 35km. Tuyến này thuận lợi cho việc tổ chức các tour bằng ô tô, xe máy, xe đạp thể thao. Tuyến thứ 2 từ đường Yết Kiêu đến đồi Vọng Cảnh, sau đó xuyên rừng đến bãi Ôm hoặc bãi Tiên Sa với chiều dài 22km (trong đó có 5km xuyên rừng già) rất thích hợp với thanh niên, có thể ngắm nhiều cảnh đẹp và đặc biệt là khỉ, voọc . Tuyến thứ 3 từ bãi tắm Tiên Sa ra bãi Ôm và trở về Tiên Sa (đi dọc sườn núi phía Bắc bán đảo) có chiều dài 8km, qua rất nhiều suối. Tuyến thứ 4 thăm ngọn Hải đăng Sơn Trà (Đài Hải đăng Tiên Sa) nổi tiếng… Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn triển khai trùng tu, tôn tạo và nâng cấp các công trình văn hoá, di tích lịch sử, sưu tầm hiện vật văn hoá Chăm, Cơ tu trên địa bàn. Các Đoàn ca múa nhạc, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Trưng Vương phục dựng và sáng tạo mới các vở kịch, trích đoạn, vở diễn trong kho tàng văn hóa dân gian cũng như từ hiện thực đời sống để phục vụ du khách. Công tác đầu tư du lịch đựơc chú trọng để đưa vào hoạt động và phát huy hơn nữa giá trị các dự án như Furama, Sơn Trà Spa & Resort . Bên cạnh đó, UBND thành phố còn tích 5 SV: Hoàng Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà cực phối hợp tổ chức, giới thiệu sản phẩm du lịch bằng đường hàng không, đường biển và đường bộ như tour du lịch đường bộ qua tuyến hành lang Đông - Tây. Đa dạng các sản phẩm du lịch Nha trang Với chương trình Festival biển 2009 diễn ra tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 6 đến ngày 12/6/2009, thành phố biển Nha Trang cũng coi đây là một chiêu để thu hút khách du lịch. Đại diện UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Festival biển 2009 sẽ diễn ra nhiều hoạt động mang đậm nét truyền thống của địa phương, như: Lễ hội cầu ngư, thi đấu cờ người, đua thuyền thúng, triển lãm thư pháp . những hoạt động khá đặc sắc, lần đầu tiên “trình diện” ở Festival này như: đắp tượng cát, biểu diễn bay có động cơ, thực hiện tác phẩm điêu khắc từ kim loại phế thải . Bên cạnh đó, Festival Biển 2009 sẽ có sự trình diễn và xác lập các kỷ lục quốc gia, như: “chế biến phở lớn nhất Việt Nam”, “Cà phê wifi lớn nhất trên bờ biển”, “Dàn nhạc dân tộc đông nhất Việt Nam biểu diễn”, triển lãm tranh thêu kỷ lục . Hà Nội Các điểm du lịch làng nghề, một trong những loại hình du lịch hấp dẫn của Hà Nội. Để thu hút khách, nhiều làng nghề đã nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tổ chức nhiều loại hình dịch vụ để phục vụ khách tham quan. Làng nghề Bát Tràng thành lập Công ty CP Du lịch Dịch vụ Thương mại Làng Bát Tràng với mục tiêu là phát triển du lịch làng nghề một cách chuyên nghiệp để giới thiệu với du khách về văn hoá, lịch sử 6 SV: Hoàng Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà cũng như hoạt động của làng gốm hiện tại. Bà con trong làng đang mong muốn thành lập một bảo tàng làng gốm theo phương thức xã hội hoá để phát triển du lịch. . Hà Nội hiện có 11 làng nghề truyền thống kết hợp du lịch, trong đó làng nghề Vạn Phúc (Hà Đông) và Bát Tràng (Gia Lâm) là hai điểm du lịch tiêu biểu. Hàng năm, các làng nghề này đón từ 8000 đến trên 10.000 lượt khách nước ngoài đến tham quan và hàng chục nghìn lượt khách nội địa tìm hiểu nghề thủ công truyền thống và mua sắm hàng hoá. Đặc biệt, du khách châu Âu và châu Mỹ rất ưa thích tìm hiểu các làng nghề truyền thống. Bên cạnh lợi thế xuất khẩu tại chỗ cho khách quốc tế, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại làng nghề còn nhận được nhiều đơn đặt hàng do khách du lịch mang lại. Sa Pa Thị trấn Sa Pa (Lào Cai) hiện đang phát triển du lịch theo hướng xã hội hóa với mục tiêu để đồng bào các dân tộc có thể tham gia làm du lịch. Đây được coi là chìa khóa để du lịch Sa Pa phát triển nhanh và bền vững; vì chỉ có người dân mới gìn giữ, bảo tồn cảnh quan, môi trường họ sống và vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình hiệu quả nhất. Sa Pa có 5 xã làm du lịch và có ban quản lý du lịch. Điển hình như xã San Sả Hồ của người Mông, Bản Hồ của người Tày, Tả Van (người Giáy), Tả Phìn (người Mông, Dao). Tới đây, Sa Pa mở rộng mô hình du lịch này ra thêm 6 xã. Tại các xã này, người dân xây dựng những nhà sàn quy mô để khách du lịch có thể ăn, ở, sinh hoạt cùng gia đình (homestay), và chủ nhà dệt thổ cẩm, làm đồ thủ công mỹ nghệ để bán cho khách. Những xã làm được việc này 7 SV: Hoàng Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà thì phụ nữ và trẻ em không đến thị trấn bán hàng rong, vì tại xã họ đã có dịch vụ tăng thu nhập. Hiện tại, Sa Pa vẫn tập trung khai thác các tiềm năng về văn hóa. Ngành VH, TT và DL Lào Cai đang nghiên cứu mở thêm nhiều lễ hội để thu hút khách đến xem lễ hội, tìm hiểu các bản sắc văn hóa. Sa Pa cũng đang tập trung quảng bá các cảnh quan kỳ thú của Hoàng Liên Sơn để phục vụ du lịch mùa khô. Một Sa Pa mới đang hiện hình, chắc chắn sẽ thúc đẩy du lịch nơi đây phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của Sa Pa và của cả tỉnh Lào Cai. B) Các nhân tố tác động qua lại với ngành Du lịch I. Khí hậu và môi trường tác động đến Du lịch Có nhiều loại hình du lịch khác nhau, trong mỗi loại hình du lich lại có nhiều dạng. Nói chung Du lịch là giúp con người thư giãn. Vì vậy khí hậu có tác động đến hầu hết các loại hình du lịch. Ví dụ: Du lịch biển, phải là vùng biển ấm và không phải là mùa mưa bão… Du lịch núi, thời tiết phải phù hợp với loại hình du lịch, như vùng lạnh có sương, có tuyết (khí hậu đặc trưng); vùng ấm không phải mùa mưa… Du lịch lễ hội, mua sắm, tìm hiểu văn hoá thường là mùa có thời tiết tốt trong năm… . 8 SV: Hoàng Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà Khí hậu góp phần quan trọng tạo nên tính thời vụ của du lịch, hình thành mùa du lịch, vùng du lịch đặc trưng… - Sự khác biệt khí hậu dẫn đến khác biệt về hệ sinh thái: Do có sự khác biệt về hệ sinh thái nên có sự khác biệt về sinh vật (động & thực vật) tại từng vùng riêng biệt. Do vậy, có vùng có những loại động, thực vật này nhưng cũng có những vùng không có. Đó là điểm giúp cho các loại hình du lịch sinh thái phát triển. - Khí hậu thay đổi dẫn đến mùa du lịch thay đổi: Ở những nước có sự thay đổi thời tiết, chuyển mùa, như mùa thu sang mùa đông lạnh giá khiến cho người ta có xu hướng đến những nước có khí hậu và thời tiết ấm áp để nghỉ ngơi thư giãn (tránh thời tiết lạnh lẽo và rét mướt). Từ đó hình thành nên "mùa du lịch". Thông thường mùa du lịch thường rơi vào những tháng cuối năm hoặc đầu năm sau (từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau). Sau đó thì lại trở về mùa thấp điểm (do có sự tương đồng về thời tiết & khí hậu), khi các nước đều có mùa hè, mùa thu .v.v . Khí hậu không chỉ tác động tích cực đến việc phân chia, hình thành những nét đặc trưng của các loại hình du lịch, thời vụ du lịch mà bên cạnh đó còn có những ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến ngành du lịch… Những biến đổi xấu về khí hậu của Trái đất trong thời gian gần đây đã rung lên hồi chuông báo động cho sự phát triển của ngành du lịch. 9 SV: Hoàng Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà Vậy những tác động đó là gì? Và phải chăng chỉ có khí hậu gây ảnh hưởng đến ngành du lịch theo hướng một chiều không? Ta hãy cùng nhau xem xét và phân tích những tư liệu dưới đây… Trước nhất là tình trạng nóng lên của Trái đất: Tình trạng nóng lên trên toàn cầu đang có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động du lịch, và một số địa chỉ du lịch hấp dẫn rất có khả năng sẽ bị ngập dưới nước biển do hiện tượng băng tan khiến nước biển dâng lên. Tuy nhiên, theo Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) Achim Steiner, ngành công nghiệp du lịch vừa là đối tượng bị ảnh hưởng bởi tình trạng biến đổi khí hậu, vừa là tác nhân góp phần làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới, việc vận chuyển và một số hoạt động khác liên quan đến du lịch hiện chiếm từ 4 đến 6% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, tác động của du lịch đối với tình trạng biến đổi khí hậu sẽ tăng gấp đôi trong vòng 30 năm tới, và các vùng bờ biển, các khu du lịch trên vùng núi cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nhìn nhận theo một góc độ nào đó, Du lịch là một ngành công nghiệp 10 [...]... đặt chân đến Chính vì thế Du lịch chịu tác động mạnh mẽ từ dịch bệnh… Sau đây là một số tư liệu tiêu biểu vể sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến ngành Du lịch: Dịch cúm gia cầm ảnh hưởng đến du lịch Ngày 27-1-2004, Chi nhánh Công ty Liên doanh Du lịch Apex VN tại Hà Nội nhận được thông báo chính thức hủy tour leo đỉnh Phăngxipăng của một đoàn hơn 20 khách du lịch Nhật Bản vì cúm A Theo phản ánh của các công... Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà Các chuyên gia của UNWTO cho hay, ngành du lịch đang chịu một phần trách nhiệm đối với sự biến đổi khí hậu, làm cho môi trường xuống cấp và về lâu dài, có thể ảnh hưởng đến chính khả năng khai thác du lịch Hay nói cách khác, ngành du lịch có thể vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân gây ra sự thay đổi khí hậu Tại hội nghị về thị trường du lịch thế giới tổ chức tại Luân Đôn... triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan,... tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường được bảo vệ Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch sẽ làm tốt lên chất lượng môi trường du lịch, làm tăng sức hấp dẫn tại các điểm, khu du lịch Ngược lại, việc khai thác không đồng bộ, không có các biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cân bằng... chuyến đi đến Mexico cho đến ngày 4-5, đồng thời cho toàn bộ các hành khách đăng ký hành trình du lịch đến Mexico được chuyển đổi điểm đến thay thế 32 SV: Hoàng Ngự Bình GVHD: Trần Thị Minh Hoà Hãng Thomas Cook của Anh thông báo hủy bỏ toàn bộ các chuyến du lịch đến Cancun, một khu du lịch biển nổi tiếng nhất Mexico Thậm chí Thomson, một hãng du lịch khác ở châu Âu, còn dự kiến kế hoạch di dời các khách... vật… của khách du lịch Ngoài ra, cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ ) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia - Đối với môi trường xã hội - nhân văn: Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao... ngoái Giám đốc Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, ông Lưu Nhân Vinh, cho biết một số đoàn khách du lịch từ châu Âu dự định đến Việt Nam qua công ty đã hủy chuyến vô thời hạn Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Vũ Tuấn Cảnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết những biện pháp đầu tiên được đưa ra bước đầu có thể là sẽ yêu cầu các khách sạn, các cơ sở phục vụ du lịch theo tour, tuyến... triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững Do vậy, trong quá trình phát triển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các. .. cầu tận hưởng, thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn Điều đó thúc đẩy Du lịch phát triển và việc đi du lịch trở nên quen thuộc không chỉ với những người lắm tiền nhiều của mà ngay cả tầng lớp trung lưu, bình dân trong xã hội… kéo theo tác động xấu của ngành Du lịch đến môi trường ngày một tăng Và ngược lại khi môi trường xấu đi, khí hậu biến đổi cũng sẽ tác động tiêu cực ngược trở lại với ngành Du lịch Theo... trường, sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó 20 SV: Hoàng Ngự Bình 1 GVHD: Trần Thị Minh Hoà Ảnh hưởng tích cực từ hoạt động du lịch lên môi trường Sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và nhiều địa phương nói riêng Hoạt động du lịch đã có những tác động góp phần . ngành Du lịch B) Các nhân tố tác động qua lại với ngành Du lịch I. Khí hậu và môi trường tác động đến ngành Du lịch ……..6 II. Dịch bệnh tác động đến Du. triển ngành Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta cần hiểu rõ những nhân tố tác động đến ngành Du lịch. Ở đây, tôi xin nêu ra 4 nhân tố

Ngày đăng: 31/01/2013, 09:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan