Nghệ thuật chia tay đồng nghiệp nơi công sở potx

4 10.2K 8
Nghệ thuật chia tay đồng nghiệp nơi công sở potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghệ thuật chia tay đồng nghiệp nơi công sở Lời chào tạm biệt ngắn gọn và tích cực: Đừng kể lể dông dài. Dù gì bạn cũng từng là nhân viên. Đôi khi những điều bạn không hài lòng cũng chỉ là một phần của đời sống công sở. Nơi nào cũng thế nên đừng nói lời chia tay một cách tiêu cực theo kiểu chỉ trích. Bạn vừa tìm được một công việc mới phù hợp hơn, cũng có thể là bạn phải rời khỏi công ty vì những lí do khách quan không tiện nói. Dù thế nào đi nữa, cũng nên nói lời chia tay với những người ở lại. Còn ngược lại, nếu bạn không phải người ra đi, cũng cần những ứng xử thích hợp. Điều đầu tiên, bất kể trường hợp bạn muốn thôi việc hoặc bị buộc thôi việc, bạn cũng nên thông báo trực tiếp với sếp rằng mình sẽ ra đi. Điều này thể hiện trách nhiệm. Đừng để sếp phải phong thanh nghe tin hành lang. Bước kế tiếp, hãy gửi lời chia tay với các đồng nghiệp để họ biết bạn đang chuyển sang một vị trí mới, bắt đầu tìn kiếm việc khác, đi học, nghỉ hưu hoặc những dự định sau đó của bạn. Nếu bạn yêu quý môi trường làm việc và có mối quan hệ thân thiện với các đồng nghiệp, bạn có thể gửi email chia tay kèm theo thông tin liên lạc để có thể giữ liên hệ với mọi người. Nghệ thuật nói tạm biệt Lời chào tạm biệt ngắn gọn và tích cực: Đừng kể lể dông dài. Dù gì bạn cũng từng là nhân viên. Đôi khi những điều bạn không hài lòng cũng chỉ là một phần của đời sống công sở. Nơi nào cũng thế nên đừng nói lời chia tay một cách tiêu cực theo kiểu chỉ trích. Không so sánh chỗ làm mới và nơi cũ: Nếu bạn đã có công việc mới chờ sẵn, xin được chúc mừng bạn. Thế nhưng đừng bao giờ so sánh. Đừng quay lưng với nơi bạn đã từng làm vì "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ nã bạn bằng khẩu đại bác". Tiệc chia tay: Một bữa tiệc nho nhỏ bằng bánh kẹo hoặc trái cây để bạn có thể nói chia tay trong vui vẻ. Không buổi tiệc nào không tàn, thế thì hãy để lời chia tay được thốt ra trong không khí nhẹ nhàng và thân thiện bạn nhé. Giữ quan hệ: Khi bạn không còn cộng tác với nơi cũ không có nghĩa là bạn phải xóa tất cả những mối quan hệ của mình. Hãy cố giữ liên lạc với những đồng nghiệp bạn có tình cảm tốt khi còn là cộng sự với họ. Tạm biệt tích cực: Hãy rời khỏi công ty một cách vui vẻ để ai cũng quý mến bạn. Biết đâu, có khi bạn sẽ trở về trong tương lai. Và lúc đó, mọi người sẽ chào đón bạn như một người thân quay về. Đừng để lại ấn tượng xấu khi dứt áo ra đi bạn nhé. Khi bạn là người ở lại Một cộng sự rời khỏi công ty, góc làm việc quen thuộc thật trống trải. Và nếu bạn có mối quan hệ thân thiết hơn mức đồng nghiệp bình thường, sự trống trải sẽ còn gây nhiều cảm xúc tiêu cực. Thế nhưng quyết định là ở họ, bạn nên có những cách nhìn và hành động tích cực để tiễn bước đồng nghiệp. Tôn trọng và ủng hộ: Không ai muốn nói lời chia tay. Tuy nhiên, đồng nghiệp của bạn đã có sự lựa chọn khác cho hướng đi của họ. Bạn nên tôn trọng và ủng hộ. Không thể nói trước quyết định ấy là đúng hay sai, hãy "tiếp lửa" cho họ. Chắc hẳn, người ta sẽ qúy trọng bạn lắm vì đơn giản một điều ít nhất bạn cũng không khiến họ khó xử. Tạm biệt không có nghĩa là chấm dứt: Khi mỗi người một phương, thời gian các bạn gặp gỡ và tiếp xúc sẽ ít dần và chắc chắn tình cảm dành cho nhau sẽ nhạt dần. Để cải thiện, hãy nhờ đến công nghệ truyền thông. Email, tin nhắn, yahoo chatting và cả những trang mạng xã hội sẽ luôn là cầu nối tích cực. Không là cộng sự vẫn có thể làm bạn tốt của nhau. Tập thói quen một mình: Trước đó, các bạn thường hay đi cùng nhau như hình với bóng. Nào cà phê sáng rồi ăn trưa, đi đâu bạn cũng quen cảnh hai người. Giờ thì đến lúc bạn phải tập làm quen với cảnh một mình. Đồng nghiệp thân thiết nhất của bạn rời khỏi nhưng xung quanh bạn vẫn còn rất nhiều người. Đừng bỏ bữa trưa chỉ vì người bạn thân nhất không thể đi ăn cùng bạn như thường lệ. Dường như bạn đang lệ thuộc vào thói quen. Nói điều cần thiết: Đôi khi vì hai bạn thân thiết với nhau, người ấy có thể kể cho bạn nghe về công việc mới thậm chí cả môi trường làm việc mới của họ. Tuy nhiên, bạn nên tránh đem những chuyện tế nhị như thế vào công ty. Sếp chẳng bao giờ muốn nghe chuyện người cũ đi làm chỗ mới thế nào. Chấp nhận nhân sự mới: Đồng sự ăn ý nhất của bạn ra đi, dự án khuyết người và sếp định tuyển người khác thế chỗ, hãy vui vẻ hợp tác. Đừng so sánh người cũ và người mới. Hãy chào đón cộng sự mới như bạn đã từng làm thật tốt với người cũ. Biết đâu, một mối quan hệ tốt đẹp khác đang chờ . Nghệ thuật chia tay đồng nghiệp nơi công sở Lời chào tạm biệt ngắn gọn và tích cực: Đừng kể lể dông dài. Dù gì bạn. đời sống công sở. Nơi nào cũng thế nên đừng nói lời chia tay một cách tiêu cực theo kiểu chỉ trích. Bạn vừa tìm được một công việc mới phù hợp hơn, cũng có thể là bạn phải rời khỏi công ty. một phần của đời sống công sở. Nơi nào cũng thế nên đừng nói lời chia tay một cách tiêu cực theo kiểu chỉ trích. Không so sánh chỗ làm mới và nơi cũ: Nếu bạn đã có công việc mới chờ sẵn,

Ngày đăng: 01/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan