Giáo án địa 7 bài 47

4 468 0
Giáo án địa 7 bài 47

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giaó án địa7 Nguyễn Thị Kim Hạnh Tuần 27 Tiết 35 Ngày soạn: 7/3/2010 Ngày dạy: 9/3/2010 Bài 47. CHÂU NAM CỰC – CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : HS nắm được - Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của một châu lục ở cực nam Trái Đất. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ địa lý ở vùng địa cực 3. Tư tưởng: - Giáo dục tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm trong nghiên cứu, thám hiểm địa lý. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực. - Biển đồ nhiệt độ hình 47.2 và H 47.3 - Một số hình ảnh châu Nam cực 2. Học sinh - SGK, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết dạy 3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cá nhân ( 8 phút) GV treo bản đồ tự nhiên châu Nam Cực kết hợp quan sát H.47.1/ tr.140/ SGK CH : Xác định vị trí, giới hạn và diện tích của châu Nam Cực? CH : Châu Nam Cực được bao bọc bởi những đại dương nào? HS trả lời Xác định trên lược đồ GV chuẩn xác kiến thức GV giảng ở châu Nam Cực chỉ xác định 2 hướng bắc và nam I. CHÂU NAM CỰC LÀ NƠI LẠNH NHẤT THẾ GIỚI 1. Vị trí giới hạn: - Bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa - Diện tích : 14,1 triệu km 2 Trường THCS Rô Men 1 Giaó án địa7 Nguyễn Thị Kim Hạnh Hoạt động 2: Nhóm ( 10 phút) Gv tổ chức cho HS quan sát H.47.2/ tr.141 SGK và tổ chức thảo luận nhóm (2 phút) Nhóm chẵn: 1. Phân tích nhiệt độ ở trạm Lit-tơn A-mê-si-can 2. Ở Cực Nam Trái Đất thuộc đai áp gì ? 2 Ở đây có loại gió gì thổi thường xuyên quanh năm? (gió Đông Cực) Nhóm lẻ: 1. Phân tích nhiệt độ ở trạm Vô-xtốc. 2. Với đặc điểm nhiệt độ như trên cho thấy gió ở đây sẽ có điểm gì nổi bật ? Đại diện nhóm trình bày kết quả các nhóm khác bổ xung GV chuẩn xác kiến thức. CH : Nhận xét về chế độ nhiệt ở châu Nam Cực? CH : Vì sao khí hậu Nam Cực lại vô cùng lạnh giá như vậy? HS : Do vị trí nằm ở cực Nam của Trái Đất, mùa đông đêm địa cực kéo dài, mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu, tia sáng bị băng tuyết khuyếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. Hoạt động 3: Cá nhân (10 phút) CH : Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Nam Cực kết hợp H47.3/141 SGK nêu đặc điểm nổi bật của địa hình châu Nam Cực? GV cho HS quan sát một số hình ảnh về hiện tượng tan băng ở cực cho biết ? Khi nhiệt độ Trái ĐẤt nóng lên dẫn đến hiện tượng gì ở Châu Nam cực. CH : Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người trên Trái Đất như thế nào? ? Theo em sự tan băng ở cực có ảnh hưởng gì đến nước ta hay không? Vì sao HS trả lời, GV nhận xét. CH : Trong điều kiện rất bất lợi cho sự sống như vậy, sinh vật châu Nam Cực có đặc điểm gì? Phát triển như thế nào? Kể tên một số loài động vật điển hình? 2. Đặc điểm tự nhiên a. Khí hậu. - Nhiệt độ quanh năm dưới 0 o C  “cực lạnh” của Trái Đất - Nhiều gió bão, vận tốc gió trên 60 km/giờ b. Địa hình: là cao nguyên băng khổng lồ, thể tích băng trên 35 triệu km 3 Trường THCS Rô Men 2 Giaó án địa7 Nguyễn Thị Kim Hạnh - Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống? GV cho HS quan sát một số hình ảnh về động vật GV thông báo về nguy cơ tuyệt chủng của một số động vật quý này. CH : Chúng ta phải có thái độ như thế nào để bảo vệ các động vật quý hiếm ? CH : Nêu các tài nguyên khoáng sản quan trọng ở châu Nam Cực? Tại sao Nam Cực lạnh như vậy lại có nhiều mỏ than ? HS trả lời, GV nhận xét, giảng giải về sự xuất hiện của các mỏ than Hoạt động 4: Cả lớp (8 phút) CH : Nghiên cứu SGK, cho biết: Con người phát hiện ra châu Nam Cực từ bao giờ? GV CH : Bắt đầu từ năm nào việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ ? Có những quốc gia nào xây dựng trạm nghiên cứu tại châu Nam Cực ? CH : “Hiệp ước Nam Cực” quy định việc khảo sát Nam Cực như thế nào? GV kể về chuyến đi đến châu Nam Cực cuả các nhà thám hiểm và cho HS xem về hình ảnh các nhà thám hiểm Người Việt Nam đầu tiên thám hiểm châu Nam cực là ai? (HS xem hình ảnh) CH : Hiện nay châu Nam Cực đã có cư dân sinh sống chưa? HS trả lời GV chuẩn xác kiến thức c. Sinh vật: - Thực vật: không tồn tại - Động vật: có khả năng chịu rét: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi d. Khoáng sản: giàu than đá, sắt đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên II. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ KHÁM PHÁ VÀ NGHIÊN CỨU. - Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất - Là châu lục duy nhất chưa có dân sinh sống thường xuyên 4. Đánh giá 4.1. Khoanh tròn câu trả lời đúng Câu 1. Tự nhiên châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật a. Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới b. Là nơi “Cực lạnh” của thế giới và không có dân cư sinh sống thường xuyên c. Là nơi chiếm 90% thể tích nước ngọt của thế giới d. Tất cả các ý trên. Trường THCS Rô Men 3 Giaó án địa7 Nguyễn Thị Kim Hạnh Câu 2. Nội dung của “Hiệp ước Nam cực” quy định 12 nước đã kí sẽ cùng nhau a. Phân chia lãnh thổ hợp lí b. Khai thác nguồn khoáng sản chung c. Đánh bắt các laoij hải sản d. Nghiên cứu khoa học vì mục đích hoà bình. 4.2. Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống? 5. Hoạt động nối tiếp - Học bài cũ - Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về châu Đại Dương - Chuẩn bị bài 48 : Thiên nhiên châu Đại Dương IV. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… Trường THCS Rô Men 4 . Giaó án địa lí 7 Nguyễn Thị Kim Hạnh Tuần 27 Tiết 35 Ngày soạn: 7/ 3/2010 Ngày dạy: 9/3/2010 Bài 47. CHÂU NAM CỰC – CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. độ hình 47. 2 và H 47. 3 - Một số hình ảnh châu Nam cực 2. Học sinh - SGK, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết dạy 3. Nội dung bài mới: . lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa - Diện tích : 14,1 triệu km 2 Trường THCS Rô Men 1 Giaó án địa lí 7 Nguyễn Thị Kim Hạnh Hoạt động 2: Nhóm ( 10 phút) Gv tổ chức cho HS quan sát H. 47. 2/

Ngày đăng: 01/07/2014, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan