de thi tham dinh GVDG

9 317 0
de thi tham dinh GVDG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THẨM ĐỊNH GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TIỂU HỌC THỊ XÃ PHÚ THỌ Năm học 2009-2010 (Đề dành cho giáo viên Văn hoá) Thời gian làm bài: 90 phút I- Phần trắc nghiệm. ( 2 điểm). Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi và tình huống dưới đây: 1. Đối với giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học, để thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giáo viên cần: a. Tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, khuyến khích để học sinh tích cực học tập; b. Phối hợp cùng GV tổng phụ trách và các lực lượng khác tổ chức nhiều hoạt động vui tươi lành mạnh cho học sinh; c. Luôn chú trọng giáo dục và giới thiệu với học sinh những nét văn hoá truyền thống của dân tộc; d. Cả 3 ý trên. 2. Năm học 2009-2010 có chủ đề là: a. “ Năm học đổi mới quản lý tài chính và nâng cao chất lượng giáo dục” b. “ Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” c. “Năm học đổi mới giáo dục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin” d. “ Năm học đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục” 3. Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 51 của Bộ GD&ĐT, trường tiểu học do cơ quan nào quản lý? a. Phòng GD&ĐT cấp huyện; b. Uỷ ban nhân dân cấp huyện; c. Phòng GD&ĐT và UBND cấp xã phối hợp quản lý; d. Sở GD&ĐT quản lý; 4. Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường tiểu học? a. Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; b. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; c. Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền; d. Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. 5. Các hành vi sau, hành vi nào được Điều lệ trường tiểu học quy định là hành vi bị cấm đối với giáo viên tiểu học? a. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. b. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp. c. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục. d. Cả 3 ý trên; 6. Độ tuổi quy định cho học sinh tiểu học ( theo Điều lệ trường TH) là bao nhiêu? a. Từ 6 đến 11 tuổi; b. Từ 6 đến 14 tuổi; c. Từ 6 đến 12 tuổi; d. Từ 6 đến 15 tuổi; 7. Nếu học sinh phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì tuỳ theo mức độ vi phạm, giáo viên có thể thực hiện các biện pháp nào? a. Nhắc nhở, phê bình; b. Thông báo với gia đình; c. Cảnh cáo trước lớp; d. Từ chối không giảng dạy; giáo dục; 8. Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với Ban đại điện cha mẹ học sinh để: a. Thông báo kết quả học tập của từng học sinh; b. Thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học sinh yếu kém, giáo dục học sinh cá biệt; biểu dương kịp thời học sinh nỗ lực học tập và rèn luyện tốt. c. Huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục; d. Cả 3 ý trên; 9. Năm học 2009-2010, giáo dục ATGT ở tiểu học đổi mới so với năm trước là: a. Thay đổi tài liệu GDATGT cho học sinh lớp 1; b. Linh hoạt trong thời gian tổ chức ( có thể tổ chức dạy vào buổi thứ 2 trong ngày hoặc dạy vào tiết hoạt động tập thể cuối tuần); c. Có thể tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Kĩ thuật; d. Có thể giáo dục lồng ghép trong từng nội dung học tập; 10. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là: a. Góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục tiểu học; b. Giúp cho giáo viên có thể giúp học sinh có năng lực vươn lên trở thành học sinh giỏi và học sinh yếu hoàn thành nhiệm vụ học tập; c. Giúp cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả; d. Cả 3 ý trên; II- Phần tự luận. ( 8 điểm). 1. Cho đoạn văn ” Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại”.( Tiếng Việt 3,tập 1); a. Hãy phát hiện những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để làm bật lên nội dung cốt lõi của đoạn văn đó là: vẻ đẹp tinh tế của những chùm hoa sấu. b. Tìm 3 tính từ; 3 động từ có trong đoạn văn trên. c. Đặt một câu kiểu ” Ai thế nào”; một câu kiểu ” Ai làm gì” với một tính từ và một động từ vừa tìm được, phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu đó. 2. Giải các bài tập sau: a. Xếp các số đo khối lượng sau theo thứ từ tăng dần: 72kg; 65dag; 2hg; 9kg; 8hg; 16 hg; 15 kg; b. Biết rằng 5 3 diện tích trồng nhãn của một xã là 6 ha. Hỏi diện tích trồng nhãn của xã đó bằng bao nhiêu mét vuông? c. Cho tam giác ABC có diện tích 100 cm 2 . Trên AB lấy điểm M sao cho AM = MB, trên BC lấy điểm N sao cho BN = NC và trên AC lấy điểm P sao cho AP = PC. Nối M với N, N với P và P với M. Tính diện tích tam giác MNP. hết PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THẨM ĐỊNH GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TIỂU HỌC THỊ XÃ PHÚ THỌ Năm học 2009-2010 (Đề dành cho giáo viên Tiếng Anh- Thời gian làm bài: 90 phút) A- Phần trắc nghiệm. ( 2 điểm). Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi và tình huống dưới đây: 1. Năm học 2009-2010 có chủ đề là: a. “ Năm học đổi mới quản lý tài chính và nâng cao chất lượng giáo dục” b. “ Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” c. “Năm học đổi mới giáo dục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin” d. “ Năm học đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục” 2. Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 51 của Bộ GD&ĐT, trường tiểu học do cơ quan nào quản lý? a. Phòng GD&ĐT cấp huyện; b. Uỷ ban nhân dân cấp huyện; c. Phòng GD&ĐT và UBND cấp xã phối hợp quản lý; d. Sở GD&ĐT quản lý; 3. Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường tiểu học? a. Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; b. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; c. Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền; d. Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường; 4. Các hành vi sau, hành vi nào được Điều lệ trường tiểu học quy định là hành vi bị cấm đối với giáo viên tiểu học? a. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. b. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp. c. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục. d. Cả 3 ý trên; 5. Độ tuổi quy định cho học sinh tiểu học ( theo Điều lệ trường tiểu học hiện hành) là bao nhiêu? a. Từ 6 đến 11 tuổi; b. Từ 6 đến 14 tuổi; c. Từ 6 đến 12 tuổi; d. Từ 6 đến 15 tuổi; 6. Nếu học sinh phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì tuỳ theo mức độ vi phạm, giáo viên có thể thực hiện các biện pháp nào? a. Nhắc nhở, phê bình; b. Thông báo với gia đình; c. Cảnh cáo trước lớp; d. Từ chối không giảng dạy; giáo dục; 7. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là: a. Góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục tiểu học; b. Giúp cho giáo viên có thể giúp học sinh có năng lực vươn lên trở thành học sinh giỏi và học sinh yếu hoàn thành nhiệm vụ học tập; c. Giúp cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả; d. Cả 3 ý trên; 8. Theo Quyết định số 1400/2008/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” việc thực hiện dạy bắt buộc 4tiết/ tuần đối với học sinh lớp 3 sẽ được thực hiện vào năm học nào? a. Năm học 2009-2010; b. Năm học 2010-2011; c. Năm học 2011-2012; c. Năm học 2012-2013; 9. Năm học 2009-2010 phòng GD&ĐT chủ trương thực hiện những điểm mới nào trong việc chỉ đạo dạy học Tiếng Anh ở tiểu học? a. Thực hiện dạy bắt buộc 4 tiết/ tuần đối với học sinh lớp 3 của một số trường; b. Giao cho một số trường dạy Tiếng Anh tự chọn 4 tiết/ tuần với học sinh lớp 3; c. Thực hiện thí điểm dạy Tiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 1; d. Cả 3 ý trên. 10. Hiện nay, Bộ GD&ĐT hướng dẫn về việc dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học như thế nào? a. Tổ chức dạy cho học sinh lớp ba, bốn và năm với thời lượng 2 tiết/tuần theo chương trình Tiếng Anh tự chọn. b. Có thể chọn một trong hai chương trình Lets’ Learn hoặc Lets’ Go; c. Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng điểm số kết hợp với nhận xét; d. Cả 3 ý trên. B- Phần tự luận. ( 8 điểm). I. Odd one out. 1. A. these B. thank C. that 2. A. family B. lamp C. father 3. A. subject B. music C. fun 4. A. weather B. teacher C. meat II- Make question for the answers. 1. I have English on Monday and Wednesday. 2. Trung likes Art because he loves to draw pictures. 3. My birthday is on May 10 th . 4. I have a sister and brother. III- Read the passage, then answer the quetions. Hello. My name is Linda. I go to school every morning, so I get up early. I have breakfast at 7.00 and I go to school at 7.30. My brother, Tom doesn’t get up early. He doesn’t go to school. He is only three years old. In the afternoon, I do my homework at home. Sometimes I play with my brother. I love him very much. I watch TV in the evening. I go to bed at 10.00. My day is always a lot of fun. 1. What’s her name ? 2. What time does she have breakfats ? 3. Does her brother go to school ? 4. Where is Linda in the afternoon ? IV- Viết một đoạn văn khoảng 50-60 từ nói về khí hậu, thời tiết của Việt Nam. hết PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THẨM ĐỊNH GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TIỂU HỌC THỊ XÃ PHÚ THỌ Năm học 2009-2010 (Đề dành cho giáo viên Mỹ thuật - Thời gian làm bài: 90 phút) A- Phần trắc nghiệm. ( 2 điểm). Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi và tình huống dưới đây: 1. Năm học 2009-2010 là năm thứ mấy Sở GD&ĐT Phú Thọ chỉ đạo tích hợp HĐGD NGLL vào bộ môn Mỹ thuật?: a. Năm học thứ nhất; b. Năm học thứ hai; c. Năm học thứ ba; 2. Phòng GD&ĐT có chức năng quản lý nhà nước đối với các cấp học nào? a. Cấp THPT; THCS; Tiểu học; Mầm non; b. Trung tâm học tập cộng đồng; THCS; Tiểu học; Mầm non; c. Trung học cơ sở; Tiểu học; Mầm non. 3. Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường tiểu học? a. Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; b. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; c. Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền; d. Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường; 4. Các hành vi sau, hành vi nào được Điều lệ trường tiểu học quy định là hành vi bị cấm đối với giáo viên tiểu học? a. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. b. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp. c. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục. d. Cả 3 ý trên; 5. Theo quyết định 30, lớp 1,2,3 cấp tiểu học, các môn học nào học sinh được đánh giá bằng điểm số? a. Toán; Tiếng Việt; Tiếng Anh ( nếu có); b. Toán, Tiếng Việt; Tiếng Anh ( nếu có); Tự nhiên xã hội; c. Toán, Tiếng Việt; Khoa học; 6. Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay ban hành từ năm học nào? a. Năm 2002; b; Năm 2004 c. Năm 2006; 7. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là: a. Góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục tiểu học; b. Giúp cho giáo viên có thể giúp học sinh có năng lực vươn lên trở thành học sinh giỏi và học sinh yếu hoàn thành nhiệm vụ học tập; c. Giúp cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả; d. Cả 3 ý trên; 8. Trong giờ dạy học bộ môn Mỹ thuật, thời gian phân bố cho hoạt động hướng dẫn lý thuyết và thực hành của học sinh thế nào cho hợp lý? a. Giáo viên hướng dẫn lý thuyết tối đa 12 phút; học sinh thực hành tối đa 23 phút; a. Giáo viên hướng dẫn lý thuyết tối đa 15 phút; học sinh thực hành tối đa 25 phút; a. Giáo viên hướng dẫn lý thuyết tối đa 10 phút; học sinh thực hành tối đa 25 phút; 9. Phân môn Vẽ theo mẫu, quy trình diễn ra hoạt động dạy học như thế nào? a. Quan sát và nhận xét; đàm thoại tìm hiểu bức vẽ mẫu; cách vẽ; thực hành; nhận xét, đánh giá; b. Quan sát và nhận xét; cách vẽ; thực hành; nhận xét, đánh giá; c. Quan sát và nhận xét; đàm thoại về tác dụng của mẫu; cách vẽ; thực hành; nhận xét, đánh giá; 10. Đối với phân môn Thường thức Mỹ thuật, hoạt động dạy học trọng tâm là gì? a. Trao đổi tìm hiểu nét đẹp của tranh; b. Trao đổi về cuộc đời và thân thế của hoạ sĩ; c. Hướng dẫn học sinh xem tranh; B- Phần tự luận. ( 8 điểm). 1. Cho bức tranh Về nông thôn sản xuất của hoạ sĩ Ngô Minh Cầu, đồng chí hãy dự kiến các nội dung, phương pháp dạy tiết Thường thức mỹ thuật cho HS lớp 4. 2. Hãy vẽ chiếc áo váy của em bé gái và trang trí đường diềm cho chiếc áo váy đó. hết SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐOÀN THANH TRA Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Cẩm Khê, ngày 03 tháng 12 năm 2009 BIÊN BẢN THANH TRA CẤP TIỂU HỌC I- SỐ LIỆU THỐNG KÊ: 1. Số trường được thanh tra: 06 ( Xếp loại tốt: 5; Khá: 1). 2. Số giờ đoàn đã dự: 31 ( Xếp loại Tốt: 21 = 67,7%; Khá: 10 = 33,2%). 3. Số hồ sơ được kiểm tra: 36 ( Xếp loại tốt: 28 = 77,7%; khá: 8 = 23,3 %). 4. Kết quả khảo sát học sinh: + Đã khảo sát: 527 học sinh. + Điểm đạt trung bình trở lên: 466 = 88,4%. Trong đó loại giỏi và khá: 339 = 64,3%’ + Điểm còn yếu: 61 = 11,5%. I- NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CHÍNH. 1. Công tác chỉ đạo của phòng GD&ĐT. a. Ưu điểm. + Phòng đã tham mưu để có được đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu môn học ( đã bố trí được giáo viên tự chọn Anh và một số giáo viên tự chọn Tin học). + Chỉ đạo khá sâu sát về các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn văn hoá cho học sinh tiểu học. Trong đó đã đặc biệt quan tâm đến việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng và đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo chuẩn tối thiểu của chương trình môn học. + Chỉ đạo đồng bộ việc bồi dưỡng giáo viên trong hè cũng như công tác tự bồi dưỡng, tích luỹ tư liệu xây dựng đề cương tích luỹ sáng kiến kinh nghiệm. b. Nhược điểm. - Chỉ đạo công tác tự kiểm tra và tham mưu để UBND huyện tổ chức kiểm tra công nhận kết quả phổ cập tiểu học Đ ĐT của các xã, thị trấn chư liên tục. - Kiểm tra, thanh tra chưa thường xuyên nên chưa phát hiện một số điểm bất cập trong thực hiện nhiệm vụ năm học ( thực hịên chương trình HĐ GDNGLL, HĐTT); - Chưa chỉ đạo thống nhất việc lập và duyệt kế hoạch năm học với các nhà trường cho nên có một số trường chưa có kế hoạch toàn diện và sát với nhiệm vụ năm học. 2. Việc thực hiện ở các trường được thanh tra: 2.1. Tổ chức cơ sở giáo dục. a. Ưu điểm: + Đa số các trường đều đủ số lượng giáo viên theo quy định; tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn đào tạo chiếm 70-80%; thành lập khá đầy đủ cơ cấu, bộ máy của nhà trường theo điều lệ; + Một số tổ chức đoàn thể của nhà trường đã thể hiện vai trò của tổ chức, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học; + Đã tham mưu để có quyết định thành lập Hội đồng trường của UBND cấp huyện; b. Nhược điểm: - Một số trường chưa có đầy đủ các quyết định thành lập tổ chuyên môn, quyết định bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn; - Ở đa số các trường, chưa có kế hoạch và biên bản thể hiện hoạt động của Hội đồng trường. 2.2. Cơ sở vật chất, kĩ thuật. a. Ưu điểm. + Đa số các trường đảm bảo yêu cầu dạy học, có điều kiện để dạy học trên 5 buổi/ tuần. Diện tích, khuôn viên trường học đảm bảo và trường đều có chứng nhận quyền sử dụng đất. + Một số trường XHH tốt để có cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin ( Thanh Nga+ Tuy Lộc I); + Vệ sinh trường học tương đối sạch sẽ. b. Hạn chế: - Đa số phòng chức năng, phòng học bộ môn đều chưa đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại; một số phòng học đã xuống cấp ( Thị Trấn- Tuy Lộc I) - Việc bảo quản thiết bị của một số trường chưa đảm bảo cho thuận tiện trong sử dụng và an toàn cho thiết bị; - Một số trường chưa có khuôn viên trường xanh- đẹp; 2.3. Thực hiện kế hoạch giáo dục: a. Ưu điểm: + Các trường thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch chương trình năm học; đảm bảo chất lượng và hiệu quả dạy học; học sinh học tập có nền nếp; + Các trường đảm bảo quy chế tuyển sinh; quy chế soạn bài và cho điểm, đánh giá kết quả của học sinh; + Có các biện pháp duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDTH Đ ĐT; b. Nhược điểm: - Đa số các trường chưa quan tâm đến các hoạt động giáo dục khác ( GD NGLL; HĐTT; GDMT; GDLH); - Một số giáo viên dạy học chưa chủ động về kiến thức và phương pháp dạy học; - Một số trường chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi; 2.4. Công tác quản lý của thủ trưởng. a. Ưu điểm. + Có đầy đủ hồ sơ điều hành nhà trường; có kế hoạch điều hành hàng tháng; đa số hiệu trưởng duy trì tốt nền nếp hành chính của nhà trường. + Có hệ thồng số sách quản lý tài chính, tài sản theo quy định; + Có nhiều biện pháp để tham mưu, xã hội hoá để có cơ sở vật chất và sự hỗ trợ của các lực lượng; b. Nhược điểm: - Lưu giữ và sắp xếp hồ sơ của đa số hiệu trưởng chưa khoa học; - Công tác kế hoạch hoá ở một số trường cũng còn lúng túng; - Chưa xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể; một số trường còn chưa xây dựng quy chế làm việc; chưa có kế hoạch triển khai và thực hiện quy chế công khai chất lượng của cơ sở giáo dục theo tinh thần Thông tư 09; III- KIẾN NGHỊ. 1. Với phòng GD&ĐT, cấp uỷ chính quyền địa phương. - Tham mưu để thực hiện quy trình kiểm tra công nhận việc duy trì kết quả phổ cập của các xã, thị trấn theo quy định; - Tham mưu để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại nhằm ứng dụng mạnh mẽ CNTT; - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm điều chỉnh kịp thời việc thực hiện các hoạt động theo chương trình ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD&ĐT; việc thực hiện kiểm tra nội bộ trường học và một số điểm khác về tổ chức, bộ máy nhà trường về thi đua và đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; 2. Đối với các trường được thanh tra: - Rà soát lại các quyết định, các văn bản của nhà trường, sắp xếp lại hồ sơ chuẩn bị cho kiểm định chất lượng trường tiểu học; - Thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ chương trình giáo dục phổ thông; - Tăng cường công tác bồi dưỡng HSG bên cạnh việc phụ đạo học sinh yếu kém khi đã có chất lượng đại trà vững ( TH Cát Trù). Cẩm Khê, ngày 03 tháng 12 năm 2009 TỔ TRƯỞNG Nguyến Thị Thuý Nga . địa phương. - Tham mưu để thực hiện quy trình kiểm tra công nhận việc duy trì kết quả phổ cập của các xã, thị trấn theo quy định; - Tham mưu để tăng cường cơ sở vật chất, trang thi t bị dạy học. Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường tiểu học? a. Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thi u tổ trưởng, tổ phó; b. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh. Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường tiểu học? a. Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thi u tổ trưởng, tổ phó; b. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh

Ngày đăng: 01/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan