Đề HSG Sinh 9 vòng huyện 09-10_có dáp án

4 1K 6
Đề HSG Sinh 9 vòng huyện 09-10_có dáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GDĐT HÒA BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn thi : Sinh học (Đề có 1 trang) Lớp : 9 Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ĐỀ. Câu 1 ( 2 điểm ) : Nêu nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li độc lập. Câu 2 ( 4 điểm ) : Ở người, tính trạng tóc xoăn trội so với tóc thẳng. a- Vợ chồng ông B đều có tóc xoăn, sinh được đứa con trai tóc thẳng. Họ thắc mắc vì sao đứa con trai không giống họ. Em hãy giải thích hộ và xác định kiểu gen của những người trong gia đình ông B. ( 1 điểm ). b- Ông D có tóc thẳng và có đứa con gái tóc xoăn. Hãy xác định kiểu gen của vợ chồng ông D và con gái của ông D. Lập sơ đồ lai minh họa. ( 2điểm ) c- Hai đứa con của hai gia đình trên lớn lên và kết hôn với nhau. Hãy xác định xác suất của thế hệ tiếp theo về hình dạng tóc. ( 1 đểm ) Câu 3 ( 4 điểm ) : Cò hai tế bào sinh dưỡng của hai loài khác nhau nguyên phân một số lần không bằng nhau và đã tạo ra 18 tế bào con. Biết tế bào ờ loài A có số lần nguyên phân nhiều hơn tế bào ở loài B và loài B có 2n = 14. Tổng số NST chứa trong tất cả các tế bào con do cả hai tế bào sinh dưỡng nguyên phân tạo ra là 348. Hãy xác định: a- Số lần nguyên phân của mỗi tế bào .( 1 điểm ) b- Số NST lưỡng bội ở loài A. ( 1 điểm ) c- Số NST môi trường đã cung cấp cho hai tế bào sinh dưỡng nguyên phân ( 2 điểm ) Câu 4 ( 4 điểm ) : Một đoạn của phân tử ADN có A = 1600 nuclêôtit, có X = 2 A a- Tìm số lượng nuclêôtit loại T và G. ( 1 điểm ). b- Tính chiều dài của đoạn ADN đó . ( 1 điểm ). c- Khi đoạn ADN nhân đôi 4 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nu mỗi loại? ( 2 điểm ). Câu 5 ( 2 điểm ) : Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến với đột biến. Câu 6 ( 2 điểm ) : Ở người, tại sao các bệnh di truyền liên quan đến giới tính thường biểu hiện ở nam giới, ít biểu hiện ở nữ giới ? Câu 7 ( 2 điểm ) : Ưu thế lai là gì? nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Hết PHÒNG GDĐT HÒA BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn thi : Sinh học Lớp : 9 Thời gian : 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 ( 2 điểm ): - Nội dung quy luật phân phân li độc lập ( 1 điểm ): Các cặp nhân tố di truyền ( cặp gen ) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. - Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập ( 1 điểm ): + Là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh sản hữu tính. ( 0,5 điểm ) + Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa. ( 0,5 điểm ) Câu 2 ( 4 điểm ): Quy ước gen: A : tóc xoăn, a: tóc thẳng. a- Xét gia đình của ông B: Bố mẹ có tóc xoăn ( A - ) sinh con trai tóc thẳng ( aa ). Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, vì vợ chồng của ông B có tóc xoăn nhưng đều ở trạng thái dị hợp, kiểu gen Aa. Trong giảm phân, mỗi người đều tạo ra hai loại giao tử là A và a. ( 0,5điểm ) Trong thụ tinh tạo hợp tử, ngẫu nhiên hai giao tử của bố và mẹ cùng loại là a kết hợp. Do vậy đứa con trai mang kiểu gen aa biểu hiện kiểu hình tóc thẳng khác bố mẹ. ( 0,5 điểm ) b- Xét gia đình của ông D: - Ông D có tóc thẳng, mang kiểu gen aa, tạo một loại giao tử a. Con gái ông D có tóc xoăn, nhận từ cha giao tử a, và nhận từ mẹ giao tử A. Vậy đứa con gái này có kiểu gen Aa. ( 0,5 điểm) - Vợ ông D tạo được giao tử A cho con gái nên có kiểu gen Aa hoặc AA, kiểu hình tóc xoăn. ( 0,5 điểm ) Sơ đồ lai có thể là một trong hai trường hợp sau: - Trường hợp 1: Nếu vợ ông D mang kiểu gen Aa. ( 0,5 điểm ) - Trường hợp 2: Nếu vợ ông D mang kiểu gen AA. ( 0,5 điểm ) c- Xác suất xuất hiện tóc xoăn hoặc tóc thẳng. Con trai ông B có kiểu gen aa kết hôn với con gái ông D có kiểu gen Aa. Sơ đồ lai: F 1 : Aa ( mẹ tóc xoăn ) x aa( cha tóc thẳng) ( 0,5 điểm ) G F1 : A,a a F 2 : 1Aa: 1aa Kiểu hình: 50% tóc xoăn: 50% tóc thẳng. Vậy ở thế hệ F 2 : Xác suất để xuất hiện trẻ tóc xoăn là 50%. Xác suất để xuất hiện trẻ có tóc thẳng là 50%. ( 0,5 điểm ) Câu 3 ( 4 điểm ) : a- Số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dưỡng. - Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi tế bào thì số tế bào con là 2 x . Ta có : 2 1 = 2, 2 2 = 4, 2 3 = 8, 2 4 = 16, 2 5 = 32 Theo đề bài số tế bào con được tạo ra từ hai loại tế bào mẹ bằng 18, nên : 18 = 2 + 16 = 2 1 + 2 4 ( 0,5 điểm ) - Do tế bào ở loài A có số lần nguyên phân nhiều hơn tế bào ở loài B. Vậy : Tế bào loài A nguyên phân 4 lần. Tế bào loài B nguyên phân 1 lần. ( 0,5 điểm ) b- Số NST lưỡng bội ( 2n ) ờ loài A. Gọi 2n A và 2n B lần lượt là số NST lưỡng bội của loài A và B. Ta có: 2 xA x 2n A + 2 xB x 2n B = 348 ( 0,5 điểm ) < = > 2 4 x 2n A + 2 1 x 2n B = 348 < = > 16 x 2n A + 2 x 14 = 348 348 - 28 => 2n A = = 20 16 Vậy số NST lưỡng bội của loài A là: 20 NST. ( 0,5 điểm ) c-Số NST mà môi trường nội bào cung cấp : - Số NST mà môi trường cung cấp cho tế bào loại A nguyên phân: ( 2 xA - 1 ) x 2n A = ( 2 4 - 1 ) x 20 = 300 NST ( 0,5 điểm ) - Số NST mà môi trường cung cấp cho tế bào loại B nguyên phân: ( 2 xB - 1 ) x 2n B = ( 2 1 - 1 ) x 14 = 14 NST ( 0,5 điểm ) - Tổng số NST mà môi trường nội bào đã cung cấp cho hai tế bào nguyên phân là: 300 + 14 = 314 NST ( 1 điểm ) Câu 4 ( 4 điểm ): a- Số lượng nu loại T và G. Theo đề bài: A = 1600 Nu X = 2A Theo NTBS: A = T, G = X ( 0,5 điểm ) Ta có số lượng nu loại T = A = 1600 Nu G = X = 3200 Nu ( 0,5 điểm ) b- Chiều dài của đoạn ADN Do 1 cặp nu dài 3,4A o và N = A+T+G+X= 9600 Nu ( 0,5 điểm ) Vậy chiều dài của gen là: N 9600 l= x 3,4 = x 3,4 = 16320 A o ( 0,5 điểm ) 2 2 b- Số lượng nu mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp khi gen tự nhân đôi 4 lần: A=T= (2 4 – 1 ) x 1600 = 15 x 1600 = 24000 Nu ( 1 điểm ) G=X= (2 4 – 1 ) x 3200 = 15 x 3200 = 48000 Nu ( 1 điểm ) Câu 5 ( 2 điểm ): - Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. ( 1 điểm ) - Phân biệt: Mỗi ý 0,25 điểm Thường biến Đột biến + Là những biến đổi kiểu hình. + Diễn ra đồng loạt, có định hướng. + Không di truyền. + Đa số có lợi cho sinh vật. + Là những biến đổi trong vật chất di truyền(gen,ADN,NST). + Diễn ra riêng lẽ, vô hướng. + Di truyền. + Đa số có hại cho sinh vật. Câu 6 ( 2 điểm ): - Do NST giới tính XvàY không đồng dạng, một số gen trên NST giới tính X không có gen alen tương ứng ở NST giới tính Y và ngược lại, nên một số tính trạng di truyền biểu hiện không đồng đều ở cả hai giới và thường biểu hiện ở nam. ( 0,5 điểm ) - Đa số các gen gây bệnh thường là gen lặn. ( 0,5 điểm ) - Ở nữ có cặp NST giới tính là XX nên gen gây bệnh thường không biểu hiện thành tính trạng do gen trội át chế ( gen trội là bình thường ). Ở nam, NST Y không mang gen tương ứng nên gen lặn có cơ hội biểu hiện thường xuyên hơn. ( 0,5 điểm ) - Con trai nhận NST Y của bố và NST X của mẹ, con gái nhận NST X của bố và của mẹ. Do vậy nếu mẹ mang gen bệnh thì truyền gen này cho con trai.( 0,5 điểm ) Câu 7 ( 2 điểm ): - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, ( 0,5 điểm ) các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. ( 0,5 điểm ) - Nguyên nhân: Là sự tập trung các gen trội có lợi vào cơ thể lai F 1. ( 1 điểm ) Hết . . HÒA BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 20 09 – 2010 Môn thi : Sinh học (Đề có 1 trang) Lớp : 9 Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ĐỀ. Câu 1 ( 2 điểm ) : Nêu. tượng ưu thế lai. Hết PHÒNG GDĐT HÒA BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 20 09 – 2010 Môn thi : Sinh học Lớp : 9 Thời gian : 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 ( 2 điểm ): -. thẳng. a- Xét gia đình của ông B: Bố mẹ có tóc xoăn ( A - ) sinh con trai tóc thẳng ( aa ). Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, vì vợ chồng của ông B có tóc xoăn nhưng đều ở trạng thái dị hợp, kiểu gen

Ngày đăng: 01/07/2014, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan