Bệnh nhân đái tháo đường cần được khám và theo dõi những gì? ppsx

5 435 0
Bệnh nhân đái tháo đường cần được khám và theo dõi những gì? ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh nhân đái tháo đường cần được khám theo dõi những gì? Đái tháo đường là một trong 4 căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất VN sau ung thư, tim mạch, béo phì. Hiện VN có 5 triệu người bị đái tháo đường, với tỉ lệ tăng số người bị bệnh hằng năm từ 8% - 10%, VN trở thành quốc gia có tỉ lệ tăng đái tháo đường nhanh nhất thế giới. Các biến chứng mãn tính của đái tháo đường rất là đa dạng, chủ yếu là ở các mạch máu lớn gây bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên; ở các mạch máu nhỏ là bệnh võng mạc, bệnh thận bệnh biến chứng về thần kinh. Nhiều bệnh nhân đái tháo đường phải nằm viện là do các biến chứng ở chân, bệnh võng mạc, bệnh thận do đái tháo đường… bài viết xin giới thiệu một số lưu ý khi khám, theo dõi điều trị cho Bệnh nhân đái tháo đường 1. Tư vấn về dinh dưỡng vận động thể lực 2. Theo dõi cân nặng duy trì mức cân nặng lý tưởng - Tính chỉ số BMI, đo vòng eo vòng hông. - Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì xác định mức cân nặng lý tưởng. 3. Theo dõi đường huyết các rối loạn chuyển hoá mỡ trong máu - Đo đường huyết buổi sáng nhịn đói: mỗi lần hẹn tái khám. - Đo đường huyết trung bình (HbA1c): mỗi 3- 6 tháng. - Đo Cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, HDL- cholesterol Triglyceride máu. Nếu đã đạt mục tiêu điều trị, nên kiểm tra lại sau mỗi 3-6 tháng. 4. Khám tầm soát các biến chứng mãn tính của bệnh đái tháo đường - Ngay vào thời điểm mới chẩn đoán, hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường type 2 đã có một hoặc nhiều biến chứng mãn tính. Do đó, tất cả những bệnh nhân mới được phát hiện có bệnh đái tháo đường, cần được thăm khám toàn diện để phát hiện điều trị sớm các biến chứng. - Các biến chứng mãn tính do bệnh đái tháo đường gây ra, chủ yếu bao gồm: + Mắt: Bệnh võng mạc, phù hoàng điểm… có thể gây mù lòa. Phát hiện sớm: bằng cách soi đáy mắt sau khi nhỏ thuốc dãn đồng tử, đo thị lực, đo nhãn áp. + Thận: Bệnh cầu thận, gây tiểu đạm (tiểu ra albumin hoặc protein)… có thể gây suy thận mãn. Phát hiện sớm nhất bệnh cầu thận: tìm Microalbumin trong nước tiểu, tính tỉ số albumin/creatinin nước tiểu. + Thần kinh: Bệnh đa dây thần kinh hoặc đơn dây thần kinh…Hoặc các bệnh thần kinh tự chủ. Phát hiện sớm: Bằng cách khám cảm giác bàn chân bằng dụng cụ (rung âm thoa, monofilament) đo điện thần kinh cơ. + Tim mạch: Tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim hoặc nhồi máu cơ tim… Phát hiện sớm: bằng cách đánh giá thang điểm các yếu tố nguy cơ đo điện tim đồ (bình thường gắng sức) + siêu âm tim (bình thường hoặc gắng sức) + MSCT động mạch vành. + Mạch máu não: Cơn thoáng thiếu máu não, nhồi máu não hoặc tai biến mạch máu não… Phát hiện sớm: Siêu âm Doppler động mạch cảnh. + Loét chân: do nhiễm trùng hoại tử… có thể phải cưa chân. BS. TRƯƠNG DẠ UYÊN Chuyên Khoa Nội Tiết- BV Hoàn Mỹ Sài Gòn . Bệnh nhân đái tháo đường cần được khám và theo dõi những gì? Đái tháo đường là một trong 4 căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất VN sau. đoán, hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường type 2 đã có một hoặc nhiều biến chứng mãn tính. Do đó, tất cả những bệnh nhân mới được phát hiện có bệnh đái tháo đường, cần được thăm khám toàn diện. chứng ở chân, bệnh võng mạc, bệnh thận do đái tháo đường bài viết xin giới thiệu một số lưu ý khi khám, theo dõi điều trị cho Bệnh nhân đái tháo đường 1. Tư vấn về dinh dưỡng và vận động thể

Ngày đăng: 01/07/2014, 08:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan