HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG HCM

4 5.5K 30
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐOÀN CSQS H.PHÚ QUÝ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH CHI ĐOÀN HC-KT Ngũ Phụng, ngày 21 tháng 3 năm 2008 ĐỀ CƯƠNG DỰ THI " Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Người kể chuyện: Trung uý CN Văn Công Là Đảng viên sinh hoạt tại chi bộ, chi đoàn hậu cần- kỷ thuật Tựa đề câu chuyện: " Chú ngã có đau không" Xuất xứ câu chuyện: Theo lời kể của đồng chí Ngô Văn Núi, đăng trong cuốn "Một số lời dạy mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh" do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành. Đối tượng nghe kể chuyện: Cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang huyện Phần I: Lời dẫn chuyện. thưa các đồng chí ! Nói về Bác, có lẽ ai trong số chúng ta cũng đều hiểu rằng: Bác là linh hồn của dân tộc Việt Nam. Mỗi lời nói, mỗi việc làm của Bác đều là một tấm gương sáng để chúng ta soi rọi. Đối với tôi, một người sinh ra khi không còn có Bác,những điều hiểu biết về Bác chỉ là nghe kể lại hoặc đọc được qua sách báo, tài liệu. Nhưng từng đó thôi cũng đủ cho tôi càng thêm kính trọng Người. Ở Bác điều mà bất kỳ một người dân Việt Nam nào cũng cảm nhận đựơc ngay, đó là: Bác có một tình yêu thương bao la vô bờ bến. Bác đã giành tình cảm của mình cho dân, cho nước không màng một chút danh lợi cho bản thân mình. Tình thương của Bác đã đi vào thơ ca của nhân loại, như nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: " Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết thương mình cho tất cả Như dòng sông chảy nặng phù sa" Bác đã giành tình cảm của mình cho tất cả, Từ cụ già đến em thơ, từ anh lính trẻ đến chị lao công, từ bác nông dân đến anh công nhân vừa tan sở Rất nhiều, rất nhiều những câu chuyện kể về tình cảm của Bác giành cho dân, cho nước, cho bộ đội. Trong những câu chuyện ấy thì câu chuyện " Chú ngã có đau không" là một trong những câu chuyện đã để lại trong tôi bao điều suy nghĩ. Phần II: Nội dung câu chuyện: thưa các đồng chí Chuyện kể lại rằng: Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân nhưng ở Việt Bắc vẫn còn lạnh lắm. Gíó bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm thâm gây nên cái lạnh buốt xương. Bác vẫn làm việc rất khuya, Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách cách, lách cách, đều đều. Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ nhàng đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi vừa nghĩ, tôi bị trượt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Đang loay hoay tìm cách lên khỏi hố thì chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng người hỏi: Chú nào ngã đấy? Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách tôi , chòm râu Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh để nói một lời, thì giật mình nhìn thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không. Nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo tôi Bác vừa hỏi: Chú ngã có đau không ? Bác sờ khắp người tôi,nắn chân, nắn tay cho tôi, rồi Bác nói: Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống ! Ngồi xuống ! Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không ? Bác ơi ! Bác thương chúng cháu quá ! Tôi trả lời Bác: Thưa Bác ! Cháu không việc gì đâu ạ ! Nói rồi tôi cố gắng đứng dậy bước đi để Bác yên lòng. Bác cười hiền hậu rồi căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào. Tôi đứng nhìn theo Bác cho tới lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách cách, lách cách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm rừng Việt Bắc. Phần III: Rút ra bài học cảm xúc của bản thân về câu chuyện: Thưa các đồng chí Câu chuyện cách nay đã hơn 50 năm, nhưng tôi thấy như vừa xẫy ra ngay trước mắt. Mỗi cử chỉ, mỗi lời nói của Bác cứ lần lượt hiện về trong tôi. Tôi đã nghiệm ra một điều cho mình khi đọc được câu chuyện này, đó là: Đã là người thì phải có tình yêu thương, yêu thương con người, yêu thương vạn vật, tình yêu thương ấy phải xuất phát từ trong trái tim, trong tâm khảm của mỗi một con người. Thật cảm động kính phục biết bao trước Bác, một vị lảnh tụ của một đất nước lại có những cử chỉ gần gũi yêu thương như của một người cha đối với người con. Bên nỗi đau của anh lính gác, Bác đã không còn nghĩ tới bản thân mình, áo mỏng phong phanh, chân quên guốc vội vàng chạy lại bên anh lính gác, Bác luôn lo nỗi lo của người khác, đau với nỗi đau của người khác mà quên đi chính bản thân mình. Khi đọc được câu chuyện này tôi cứ nghĩ mãi, không biết có nơi nào trên thế giới này lại có một Chủ Tịch nước quên mình để lo cho dân, cho nước như Bác Hồ của chúng ta hay không? cũng từ câu chuyện này tôi còn được chỉ bảo một điều, đó là: "bất kỳ làm việc gì cũng phải cẩn thận". Lời Bác dặn dò tưởng như đơn giản, nhưng nó lại có một ý nghĩa rất sâu xa, lời dặn dò ấy đã trở thành một quy tắc sống còn có trong cuộc sống không những cho tôi, cho các bạn, mà cho tất cả chúng ta. Tôi đã hiểu ra rằng: chớ nên coi thường những việc tưởng như nhỏ bé tầm thường, nhưng nếu không cẩn trọng, không xem xét cho kỹ trước khi hành động thì rất có thể sẽ để lại hậu quả khó lường. Hôm nay đây, đất nước đã hoàn toàn độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, toàn dân tộc ta đã ngẩng cao đầu sánh vai với các cường quốc năm châu như điều Bác hằng mong muốn. Chỉ tiếc rằng Bác đã đi xa Tôi nghĩ rằng: nếu tôi, các bạn, tất cả chúng ta hãy học tập Bác một điều gì đi chăng nữa thì đó cũng là một thành công lớn, đó cũng chính là điều mà toàn Đảng, toàn dân ta đang trông chờ. Bằng suy nghĩ, bằng việc làm mỗi chúng ta hãy cố gắng hơn nữa để mãi mãi xứng đáng là con cháu Bác Hồ. Với tôi, là người Đảng viên, người chiến sỹ quân y, tôi sẽ cố gắng cố gắng hơn nữa học tập, tác phong, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.Phấn đấu trở thành người cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”, thực hiên lời dạy của Bác: “ nguời thầy thuốc giỏi đồng thời phải là như người mẹ hiền” Người làm đề cương Văn Công . tôi, là người Đảng viên, người chiến sỹ quân y, tôi sẽ cố gắng và cố gắng hơn nữa học tập, tác phong, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.Phấn đấu trở thành người cán bộ “vừa hồng. chúng ta hãy học tập Bác một điều gì đi chăng nữa thì đó cũng là một thành công lớn, và đó cũng chính là điều mà toàn Đảng, toàn dân ta đang trông chờ. Bằng suy nghĩ, bằng việc làm mỗi chúng. Chú ngã có đau không" Xuất xứ câu chuyện: Theo lời kể của đồng chí Ngô Văn Núi, đăng trong cuốn "Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh" do

Ngày đăng: 01/07/2014, 04:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan